(VINANET) - Trong khi nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đang gặp khó khăn thì xuất khẩu đang là một giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp ngành thép.
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong cả giai đoạn 2011-2013 gặp nhiều khó khăn do mất cân đối cung - cầu. Việc xây dựng nhiều nhà máy thép đã dẫn tới tình trạng thừa nguồn cung.
Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy, xuất khẩu là cách duy nhất gỡ khó cho doanh nghiệp thép. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2013 cả nước đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 1,8 tỷ USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 9,6% về trị giá so với năm 2012, tính riêng tháng 12/2013 xuất khẩu mặt hàng này lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,4% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với tháng 11/2013. Tiếp với tốc độ xuất khẩu giảm, sang tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sắt thép giảm cả về lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2013, giảm 8,4% về lượng và giảm 2,3% về trị giá tương đương với 186,7 nghìn tấn và 142,4 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, thì xuất khẩu mặt hàng này lại tăng, tăng 14,3% về lượng và tăng 9,6% về trị giá.
Về thị trường xuất khẩu, tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang 24 quốc gia trên thế giới như Cămpuchia, Oxtraylia, Philippin, Indonesia, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… trong số những thị trường chủ yếu thì Cămpuchia là thị trường có lượng xuất khẩu cao nhất, chiếm 30,2% thị phần với 56,5 nghìn tấn, trị giá 37,3 triệu USD, tuy nhiên so với tháng 1/2013 lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 19,15% và giảm 16,73%. Những doanh nghiệp thép “chiếm lĩnh” khá tốt thị trường Cawmpuchia là Thép miền Nam, Pomina, Thép Tây Đô, Sunsteel… bởi giá thép của các DN này cạnh tranh được với giá thép cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc…
Đứng thứ hai là thị trường Oxtraylia với lượng xuất 31,7 nghìn tấn, trị giá 17,3 triệu USD, tăng 3719,71% về lượng và tăng 2.086,25% về trị giá – đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng về cả lượng và kim ngạch mạnh nhất.
Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tuy chỉ đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng, nhưng đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn thứ hai sau Oxtraylia, tăng 2.866,89% về lượng và tăng 709,49% về trị giá, tương đương với 4,4 nghìn tấn, trị giá 3,2 triệu USD.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu thép đến các thị trường trong khu vực là lựa chọn đúng đắn của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi hiện Việt Nam đã có nhiều Hiệp định Thương mại tự do với khu vực ASEAN, giúp thuế xuất khẩu sản phẩm sắt thép giảm xuống chỉ còn 0%, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thép sang các thị trường này.
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thép Việt Nam cho biết, xuất khẩu là một trong những giải pháp gỡ khó cho ngành thép trong hoàn cảnh dư thừa nguồn cung như hiện nay. Do đó, trong năm 2014, Tổng Công ty Thép Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức lại hệ thống sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu thép.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu sắt thép tháng đầu năm 2014
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
|
Xuất khẩu tháng 1/2014
|
Xuất khẩu tháng 1/2013
|
% so sánh
|
|
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng KN
|
186.771
|
142.400.301
|
231.017
|
171.002.320
|
-19,15
|
-16,73
|
Cămpuchia
|
56.557
|
37.392.909
|
59.612
|
41.207.098
|
-5,12
|
-9,26
|
Oxtraylia
|
31.780
|
17.351.878
|
832
|
793.682
|
3.719,71
|
2.086,25
|
Philippin
|
31.780
|
17.351.878
|
71.590
|
40.333.286
|
-55,61
|
-56,98
|
Indonesia
|
26.748
|
22.788.058
|
32.172
|
25.768.422
|
-16,86
|
-11,57
|
Malaixia
|
16.404
|
12.865.518
|
14.570
|
10.863.926
|
12,59
|
18,42
|
Thái Lan
|
10.702
|
10.203.398
|
18.516
|
17.618.827
|
-42,20
|
-42,09
|
Lào
|
7.986
|
6.219.384
|
15.508
|
12.869.277
|
-48,50
|
-51,67
|
Hàn Quốc
|
6.725
|
6.288.120
|
647
|
1.704.872
|
939,41
|
268,83
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
4.480
|
3.209.984
|
151
|
396.546
|
2.866,89
|
709,49
|
Mianma
|
1.928
|
1.451.331
|
399
|
407.933
|
383,21
|
255,78
|
Italia
|
1.577
|
3.381.427
|
991
|
1.524.002
|
59,13
|
121,88
|
Hoa Kỳ
|
1.424
|
1.715.434
|
1.002
|
1.166.044
|
42,12
|
47,12
|
Băngladet
|
1.416
|
1.203.265
|
702
|
688.316
|
101,71
|
74,81
|
Tiểu vương quốc A rập thống nhất
|
935
|
792.566
|
2.418
|
2.100.908
|
-61,33
|
-62,28
|
Ấn Độ
|
884
|
996.892
|
1.378
|
1.618.191
|
-35,85
|
-38,39
|
Đài Loan
|
833
|
1.552.559
|
574
|
1.053.324
|
45,12
|
47,40
|
Trung Quốc
|
708
|
609.414
|
422
|
517.879
|
67,77
|
17,67
|
Singapore
|
496
|
565.235
|
3.588
|
3.378.970
|
-86,18
|
-83,27
|
Nhật Bản
|
475
|
519.876
|
979
|
1.098.032
|
-51,48
|
-52,65
|
Ai Cập
|
403
|
510.070
|
67
|
81.178
|
501,49
|
528,34
|
Hồng Kông
|
316
|
275.038
|
74
|
108.027
|
327,03
|
154,60
|
Nga
|
234
|
567.872
|
333
|
460.639
|
-29,73
|
23,28
|
Tây Ban Nha
|
38
|
40.950
|
73
|
97.928
|
-47,95
|
-58,18
|
Anh
|
29
|
40.361
|
|
|
*
|
*
|
Với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi được ký kết thì đây là một cơ hội để các doanh nghiệp ngành thép.
Theo ông Phạm Chí Cường - Nguyên Chủ tịch VSA, khi tham gia vào TPP thì ngành thép hoàn toàn có lợi, tiêu thụ sản phẩm làm ra nhiều hơn và nhập khẩu được sản phẩm tốt hơn. Bởi sản phẩm thép của ta hiện đang ở phân khúc trung bình. Khi tham gia vào TPP, được giảm thuế, thép Việt sẽ có cơ hội gia tăng lượng bán ra tại các nước có nhu cầu thép ở phân khúc này. Bên cạnh đó, nhiều nước trong TPP lại có công nghệ làm thép cao cấp tốt hơn Việt Nam, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước mua được sản phẩm thép tốt với giá tốt.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua, những doanh nghiệp đi đầu trong việc xuất khẩu chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực sản xuất ra những sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh như Tổng Công ty Thép Việt Nam, Pomina, Tôn Hoa Sen, SeAH... Có nhiều doanh nghiệp hiện đã đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng các công nghệ hiện đại để giảm giá thành, sản xuất ra các sản phẩm thép có chất lượng, có sức cạnh tranh.
Nguồn:Vinanet/Báo Nhân dân điện tử
Nguồn:Vinanet