(Vinanet) Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, nhu cầu đa dạng là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư và xuất khẩu. Thái Lan và Việt Nam có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương đối giống nhau nên việc xuất khẩu vào Thái Lan đối với các doanh nghiệp Việt Nam không hề là việc đơn giản. Theo số liệu sơ bộ của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan năm 2013 đạt khoảng 3,1 tỷ USD và nhập khẩu lại 6,31 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái gồm: điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử, phụ tùng vận tải, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, các sản phẩm hóa chất…và nhập khẩu khẩu chủ yếu: chất dẻo nguyên liệu, các loại linh kiện máy móc, hàng điện gia dụng, xe máy, phụ tùng xe máy, thức ăn gia súc…
Năm 2013 xuất khẩu hàng hóa sang Thái lan tăng 9,59% về kim ngạch so với năm 2012, đạt 3,1 tỷ USD; riêng tháng 12/2013 xuất khẩu sang thị trường này đạt 268,64 triệu USD, tăng 18,36% so với tháng trước đó.
Nhóm hàng điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, với 692,38 triệu USD, chiếm 22,31% trong tổng kim ngạch, tăng 75,3% so với năm ngoái; tiếp đến là mặt hàng dầu thô 333,7 triệu USD, chiếm 10,75%, sụt giảm 27,81%; phương tiện vận tải 299,65 triệu USD, chiếm 9,65%, tăng 32,62%; máy móc thiết bị phụ tùng 239,44 triệu USD, chiếm 7,71%, tăng nhẹ 0,52%; sắt thép 221,8 triệu USD, chiếm 7,15%, tăng 24,94%.
Trong năm 2013, có một số nhóm hàng xuất khẩu sang Thái Lan đạt mức tăng trưởng mạnh về kim ngạch so với năm ngoái gồm có: Điện thoại các loại và linh kiện (+75,3%); túi xách, ví, vali, mũ ô dù (+70,12%); hạt tiêu (+67,11%); sản phẩm từ sắt thép (+55,14%); rau quả (+53,58%). Ngược lại, một số nhóm hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh về kim ngạch, đó là: Cà phê, hoá chất, quặng - khoáng sản và thủy tinh với mức giảm tương ứng 65,61%, 67,5%, 49,71 và 42,69% so với năm 2012.
Thống kê Hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan năm 2013. ĐVT: USD
Mặt hàng
|
T12/2013
|
Năm 2013
|
T12/2013 so với T11/2013(%)
|
Năm 2013 so với năm 2012(%)
|
Tổng kim ngạch
|
268.638.745
|
3.103.719.185
|
+18,36
|
+9,59
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
39.778.826
|
692.382.833
|
-1,40
|
+75,30
|
Dầu thô
|
75.299.820
|
333.695.834
|
+229,26
|
-27,81
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
19.053.212
|
299.646.038
|
+3,00
|
+32,62
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
18.058.111
|
239.442.322
|
-0,91
|
+0,52
|
Sắt thép
|
12.434.828
|
221.802.939
|
-8,98
|
+24,94
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
10.600.760
|
154.148.936
|
-0,23
|
-22,35
|
Hàng thuỷ sản
|
11.404.171
|
143.613.401
|
-7,05
|
+8,09
|
Xơ sợi dệt các loại
|
5.400.975
|
68.498.688
|
-16,66
|
-13,39
|
Sản phẩm hoá chất
|
5.415.641
|
52.765.218
|
+19,09
|
+22,46
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
2.009.637
|
47.320.737
|
-20,69
|
+42,87
|
Hàng dệt may
|
2.961.430
|
45.785.482
|
-17,65
|
-1,09
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
2.914.777
|
41.730.201
|
-10,16
|
-25,09
|
Hạt điều
|
3.825.817
|
41.164.604
|
-0,77
|
+15,24
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
3.285.367
|
39.756.334
|
+0,56
|
-19,93
|
Sản phẩm Gốm sứ
|
4.110.072
|
39.440.966
|
-14,10
|
+7,27
|
Xăng dầu các loại
|
3.453.268
|
38.803.809
|
-14,87
|
+24,50
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
3.073.809
|
37.963.825
|
-3,26
|
+55,14
|
Hàng rau quả
|
2.582.494
|
31.282.363
|
-20,67
|
+53,58
|
Giày dép
|
2.958.289
|
25.875.718
|
+26,69
|
+45,40
|
Cà phê
|
398.438
|
20.339.983
|
-49,59
|
-65,61
|
Dây điện và cáp điện
|
1.456.572
|
19.154.656
|
+9,77
|
+11,26
|
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
|
1.566.846
|
18.841.720
|
*
|
*
|
Than đá
|
1.835.200
|
16.160.671
|
-60,64
|
-24,50
|
Hạt tiêu
|
693.086
|
14.924.964
|
+12,52
|
+67,11
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
912.224
|
14.192.925
|
-27,33
|
-17,31
|
Phân bón các loại
|
437.500
|
13.640.925
|
*
|
*
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
1.117.985
|
12.105.396
|
-19,70
|
+53,08
|
Giấy và sản phẩm từ giấy
|
636.745
|
11.688.922
|
-57,96
|
-20,90
|
sản phẩm từ cao su
|
703.674
|
8.995.513
|
-25,03
|
+43,27
|
Túi xách, ví, vali, mũ ô dù
|
873.713
|
6.675.127
|
+35,78
|
+70,12
|
Hoá chất
|
185.377
|
6.276.723
|
-35,58
|
-67,50
|
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh
|
158.635
|
3.928.338
|
+74,49
|
-42,69
|
Quặng và khoáng sản khác
|
1.079.277
|
2.921.646
|
+118,34
|
-49,71
|
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
|
160.399
|
1.698.483
|
+13,39
|
-2,72
|
Dù Thái Lan là nước xuất khẩu mạnh về các mặt hàng nông thủy sản, nhưng các sản phẩm nông thủy sản đã qua chế biến của Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng tại thị trường Thái Lan. Các mặt hàng có nhiều tiềm năng gồm có: trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc, thủy hải sản đông lạnh, nước ép trái cây, các loại bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp,
- Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của Thái Lan lớn, tuy nhiên thuế nhập khẩu vào nước này đánh trên các mặt hàng thực phẩm cũng rất cao ngay cả trên những mặt hàng hiếm hoặc không được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng mức thuế ưu đãi trong Asean khi xuất khẩu sang Thái Lan.
- Khi thâm nhập vào thị trường Thái Lan cần chú trọng vào thị trường Bangkok vì đây không những là thị trường tập trung nhất của Thái Lan mà còn là điểm thu hút rất đông khách du lịch.
- Thu nhập ở mức trung bình và coi trọng truyền thống, người Thái Lan thường ăn ở nhà nên các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh, chủ yếu qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ. Mặt hàng cần được bao gói cẩn thận, bảo quản phù hợp với khí hậu nhiệt đới, cung cấp rõ thông tin hướng dẫn cho người sử dụng.
- Người Thái nhạy cảm với giá nên cần tham khảo giá của các đối thủ cho từng mặt hàng cụ thể.
- Khi giao tiếp với doanh nhân người Thái Lan cần chuẩn bị kỹ danh thiếp, giới thiệu rõ vị trí của mình trong công ty, người Thái coi trọng những người có địa vị cao.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan
Nguồn:Vinanet