menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất,nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng so với cùng kỳ

11:05 16/01/2013

Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 11 tháng năm 2012 đạt 371,2 triệu USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên Việt Nam cũng phải nhập tới 272 triệu USD mặt hàng này , tăng 70,4% so với 11 tháng năm 2011.
  
  
(VINANET) -Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 11 tháng năm 2012 đạt 371,2 triệu USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên Việt Nam cũng phải nhập tới 272 triệu USD mặt hàng này , tăng 70,4% so với 11 tháng năm 2011.

Về thị trường xuất khẩu, Cămpuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… là những thị trường chính nhập khẩu mặt hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam trong thời gian này trong đó Cămpuchia đạt kim ngạch cao nhất, đạt 76,8 triệu USD, tăng 25,41% so với cùng kỳ tính riêng tháng 11, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Cămpuchia đạt 7,1 triệu USD, tăng 23,72% so với tháng 11/2011.

Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau thị trường Cămpuchia với kim ngạch đạt 27,4 triệu USD, giảm 0,19% so với cùng kỳ năm trước và giảm 8,37% so với tháng 11/2011 tương đương với 3,08 triệu USD.

Bên cạnh những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác nữa như Thái Lan, Ba Lan, Đài Loan, Philippin, Tiểu vương quốc ARập… với kim ngạch đạt lần lượt 16,2 triệu USD, 13,9 triệu USD, 12,4 triệu USD, 12,35 triệu USD và 12,34 triệu USD…

Ngoài các thị trường lân cận như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, sản phẩm Việt Nam còn thâm nhập vào nhiều thị trường lớn, chinh phục người tiêu dùng khó tính ở các nước như Ba Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Thống kê thị trường xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 11 tháng 2012

ĐVT: USD
Thị trường
KNXK T11/2012
KNXK 11T/2012
KNXK T11/2011
KNXK 11T/2011
% +/- KN so T11/2011
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng KN
40.857.013
371.237.723
36.432.632
336.550.620
12,14
10,31
Cămpuchia
7.103.359
76.881.234
5.741.409
61.302.552
23,72
25,41
Trung Quốc
3.086.539
27.437.179
3.368.546
27.489.438
-8,37
-0,19
Hoa Kỳ
3.412.031
26.462.721
2.441.897
23.666.822
39,73
11,81
Nhật Bản
2.800.135
26.166.096
3.442.444
26.198.601
-18,66
-0,12
Hàn Quốc
3.695.443
22.563.669
2.279.734
21.260.712
62,10
6,13
Thái Lan
842.265
16.275.676
2.227.952
13.944.786
-62,20
16,72
Ba Lan
2.115.631
13.955.209
1.625.121
12.326.096
30,18
13,22
Đài Loan
1.219.220
12.467.888
1.304.782
12.785.585
-6,56
-2,48
Philippin
1.642.069
12.353.386
1.147.323
10.590.624
43,12
16,64
Tiểu vương quốc A rập thống nhất
811.472
12.344.859
175.752
15.662.241
361,71
-21,18
Pháp
1.421.179
11.030.077
1.023.713
9.883.408
38,83
11,60
Anh
1.841.239
10.871.901
674.944
7.520.435
172,80
44,56
Nga
1.299.798
9.564.400
714.322
8.868.692
81,96
7,84
Malaixia
652.725
7.815.506
936.177
7.368.095
-30,28
6,07
Đức
702.994
7.798.920
1.523.697
8.470.364
-53,86
-7,93
Xingapo
654.412
5.966.521
516.237
4.443.693
26,77
34,27
Oxtraylia
657.326
5.918.245
634.187
5.722.772
3,65
3,42
Canada
526.654
5.047.427
719.451
4.588.144
-26,80
10,01
Séc
423.469
4.767.947
288.520
3.863.945
46,77
23,40
Hà Lan
512.449
4.685.969
153.375
3.679.180
234,12
27,36
Hong Kong
419.440
2.648.304
1.810.641
10.890.299
-76,83
-75,68
Nhập khẩu

Số liệu từ TCHQ cho thấy, 11 tháng năm 2012, Việt Nam đã phải nhập khẩu 272 triệu USD bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, tăng 65,92% so với cùng kỳ, nhưng nhập khẩu mặt hàng này trong tháng 11 lại giảm 14,39% so với tháng 11/2011, đạt kim ngạch 25 triệu USD và giảm 27,9% so với tháng liền kề trước đó.

Thị trường chính Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này là Xingapo, Indonesia, Hà Lan, Thái lan, Philippin, Malaixia, Trung Quốc… Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Xingapo chiếm 34,4% tỷ trọng, đạt 93,8 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 1502,37%. Tính riêng tháng 11/2012, nhập khẩu từ thị trường này tăng 643,4% so với tháng 11/2011, tương đương với kim ngạch 4,5 triệu USD.

Kế đến là thị trường Indonesia với kim ngạch đạt trong tháng lá 8,6 triệu USD, tăng 4,26% so với tháng 11/2011, nâng kim ngạch 11 tháng năm 2012 lên 43,3 triệu USD, tăng 12,91% so với cùng kỳ năm 2011…

Thống kê thị trường nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 11 tháng 2012

ĐVT: USD
Thị trường
KNNK T11/2012
KNNK 11T/2012
KNNK T11/2011
KNNK 11T/2011
% +/- Kn so T11/2011
% +/- KN so cùng kỳ năm trước
Tổng KN
25.034.559
272.010.066
29.242.904
163.941.098
-14,39
65,92
Xingapo
4.557.045
93.801.756
613.004
5.853.949
643,40
1,502,37

Indonesia

8.688.662
43.357.486
8.333.762
38.401.452
4,26
12,91
Hà Lan
240.911
39.437.859
4.456.292
4.859.233
-94,59
711,61
Thái Lan
2.977.402
25.160.760
3.226.990
24.934.436
-7,73
0,91
Philippin
466.773
21.487.035
5.061.545
37.414.343
-90,78
-42,57
Malaixia
3.258.715
18.104.742
3.614.637
19.596.018
-9,85
-7,61
Trung Quốc
1.135.593
9.327.833
904.366
7.091.601
25,57
31,53
Hàn Quốc
788.592
4.487.830
945.113
9.289.845
-16,56
-51,69
Đức
416.647
2.896.626
300.674
1.916.463
38,57
51,14
Hoa Kỳ
176.283
1.796.532
274.945
1.695.716
-35,88
5,95
Tây Ban Nha
70.204
823.098
89.368
333.965
-21,44
146,46

Thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn song các DN nội chiếm thị phần lớn nhưng sản phẩm lại chưa đa dạng nên còn gặp khó khăn khi cạnh tranh với bánh kẹo ngoại. Do vậy, các DN nội nên tìm cơ hội tốt để liên kết với công ty nước ngoài nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tiếp thu công nghệ mới và mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn.

Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao và ít nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, doanh số bán lẻ sản phẩm bánh kẹo tính theo USD tại Việt Nam tăng trưởng khoảng 114,7%.

Sự gia tăng của bánh kẹo ngoại nhập với chất lượng khá cao, mẫu mã bao bì đẹp tràn ngập trên thị trường đã đặt ra yêu cầu cải tiến công nghệ, kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường của các DN nội. Đặc biệt, với sự hiểu biết về tâm lý tiêu dùng trong nước, các DN nội đã nghiên cứu và tạo ra những hương vị mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Một kết quả đáng mừng là hiện nay, các nhà máy trong nước đang chiếm từ 75-80% thị phần, còn các công ty nước ngoài dù đẩy mạnh thâm nhập thị trường nhưng chỉ mới nắm giữ khoảng 20-25% thị phần. Những năm gần đây, trong các giỏ quà tết trên thị trường, những thương hiệu Việt như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Phạm Nguyên đã bắt đầu chiếm lĩnh.

Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hóa, các sản phẩm bánh kẹo của Việt Nam đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới. Hiện nhiều sản phẩm của Việt Nam không chỉ có tiếng tại thị trường trong nước mà đã vươn ra thế giới, tổng giá trị xuất khẩu của các sản phẩm bánh kẹo và ngũ cốc trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 192 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Không thể phủ nhận rằng, trước sức ép cạnh tranh lẫn khẳng định thương hiệu, các DN nội đã có những cố gắng rất lớn phát triển số lượng lẫn các dòng sản phẩm mới lạ để lôi kéo người tiêu dùng.

Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng có phần hạn chế chi tiêu, nhưng các DN vẫn quyết gia tăng sản lượng từ 10-20% để phục vụ thị trường tết. Ngoài ra, các DN còn cam kết sẽ hạn chế tối đa việc tăng giá.

Tuy nhiên, máy móc công nghệ của DN nội lại chưa theo kịp thị trường thế giới. Biện pháp tốt nhất để giảm bớt áp lực là DN trong nước có thể tính đến việc liên doanh, liên kết với DN ngoại để tiếp thu công nghệ mới, hay mỗi đơn vị thực hiện một khâu để đưa hàng ra thị trường.

Khi đó, các DN nội vừa học hỏi vừa cùng phát triển, loại bỏ tình trạng cạnh tranh theo kiểu làm nhái hoặc tạo ra rào cản ngăn sự phát triển của các đối thủ. Hiện vẫn còn tình trạng nhiều nhà nhập khẩu trong nước công bố nhập bánh kẹo cao cấp từ châu Âu, nhưng thực chất là hàng sản xuất từ châu Á và được đóng gói tại Việt Nam.

Nếu DN bánh kẹo nội trở thành nhà phân phối chính thức cho những thương hiệu nổi tiếng thế giới, người tiêu dùng chắc chắn sẽ được bảo vệ nhiều hơn.

 

Nguồn:Vinanet