menu search
Đóng menu
Đóng

Tham gia EVFTA: Doanh nghiệp Việt cần phải làm gì?

14:41 28/10/2013
Tăng trưởng xanh và kinh doanh bền vững là chương quan trọng trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Tăng trưởng xanh và kinh doanh bền vững là chương quan trọng trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Theo ông Gabor Fluit - Chủ tịch Tiểu ban thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam – EuroCham, khi tham gia FTA, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Ví dụ nếu như một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU, việc đầu tiên và quan trọng nhất là họ cần chứng minh được rằng, cách quản lý quy trình sản xuất của họ đáp ứng đủ các quy định về chất lượng mà EU đặt ra.

Chỉ khi các sản phẩm được sản xuất theo quy trình đúng quy định, người tiêu dùng châu Âu mới có đủ cơ sở tin tưởng đó là sản phẩm tốt. Bởi vậy, các doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu thực hiện kiểm tra (track and trace) quy trình và hoạt động.

doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho chiến lược và mục tiêu dài hạn, kế hoạch dài hạn và lợi nhuận dài hạn, quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, quá trình track & trace…      

Một quy định quan trọng khác cũng nằm trong khuôn khổ này là quy định về việc sử dụng lao động, để tránh việc doanh nghiệp thiếu các tiêu chuẩn về lao động và tránh tình trạng có những nhân viên chống lại mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Với những quy định trên sẽ có tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt nam khi hiệp định FTA Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực. Ông Gabor Fluit cho rằng có cả những khó khăn và những cơ hội. Tất nhiên những khó khăn sẽ xuất hiện ngay từ lúc này. Ví dụ như nếu các bạn nhìn vào ngành nông nghiệp, một số công ty hoặc nhà cung cấp các mặt hàng nông sản sẽ phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng nhất định như tôi nói. Và do vậy, trong giai đoạn đầu, họ cần phải tăng cường đầu tư thời gian và tài chính thực hiện những quy định này.

Khi doanh nghiệp đã đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo này thì đồng nghĩa với việc hàng hóa được bán tại chính thị trường nội địa của Việt Nam cũng sẽ được nâng cao chất lượng. Có nghĩa là, những quy định sẽ giúp các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam vươn lên một cấp độ cao hơn về chất lượng. Có thể những quy định ngặt nghèo này có một phần nhằm mục đích bảo vệ thị trường nội địa của châu Âu. Tuy nhiên thực tế là các doanh nghiệp châu Âu của chúng tôi cũng bị bắt buộc phải đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này. Họ cũng từng phải đầu tư lớn để đạt được mức độ như hiện nay.

Nếu các nhà xuất khẩu nước ngoài được chấp thuận bước vào thị trường EU với ưu đãi thuế suất gần như bằng 0 và không bị bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như trên, các doanh nghiệp châu Âu chắc chắn sẽ lên tiếng rằng điều đó là cạnh tranh không công bằng.

Về tính phát triển bền vững hiện tại của nhà sản xuất Việt Nam, theo ông, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam chia làm 2 nhóm: Một nhóm là các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn, lợi nhuận ngắn hạn. Đối với nhóm doanh nghiệp này sẽ rất khó để có thể xuất khẩu sang thị trường EU trong dài hạn và họ sẽ rất khó gặt hái được những quyền lợi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đem lại. Còn nhóm chú trọng đầu tư công nghệ và phát triển bền vững dài hạn, thì họ sẽ nhanh chóng tiếp cận, hưởng lợi từ Hiệp định để vươn ra thị trường thế giới.

Ông cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho chiến lược và mục tiêu dài hạn, kế hoạch dài hạn và lợi nhuận dài hạn, quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, quá trình track & trace… Họ sẽ có thêm nhiều cơ hội vươn ra thị trường châu Âu và quốc tế.

(Nguồn: Thời báo Tài chính online)

Nguồn:Vinanet