menu search
Đóng menu
Đóng

Vài nét về thương mại thủy sản giữa Việt Nam và Ấn Độ

11:05 23/12/2013
Những năm qua, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Hiện nay, cả 2 nước đều được đánh giá là những thị trường lớn và nhu cầu đa dạng. Cùng với việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong thời gian qua, các DN của hai bên có nhiều cơ hội giao lưu, kết nối thương mại và đầu tư tại thị trường của nhau, kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm. Nếu như năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ mới chỉ đạt 179 triệu USD thì đến năm 2012 tăng 1.778 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2013 ước gần đạt 2.046 triệu USD.
Những năm qua, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Hiện nay, cả 2 nước đều được đánh giá là những thị trường lớn và nhu cầu đa dạng. Cùng với việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong thời gian qua, các DN của hai bên có nhiều cơ hội giao lưu, kết nối thương mại và đầu tư tại thị trường của nhau, kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm. Nếu như năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ mới chỉ đạt 179 triệu USD thì đến năm 2012 tăng 1.778 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2013 ước gần đạt 2.046 triệu USD.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch NK hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 2,32 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ngô là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm 2013, với lượng nhập 1.001.529 tấn ngô, trị giá 300.032.117 USD, tăng 0,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam, chiếm 61,7% tổng trị giá NK của cả nước.

Mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn thứ hai từ thị trường Ấn Độ là thức ăn gia súc và nguyên liệu, trị giá 290.054.836 USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ ấn Độ là (cám gạo, khô hạt dầu cải, khô dầu lạc, qua cảng Cát Lái và Cảng Vict-Hồ Chí Minh).

Mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn thứ ba nhập khẩu từ Ấn Độ là sắt thép các loại, trị giá 224.679.918 USD, tăng 230,2% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu là nhập thép cán nóng không gỉ dạng cuộn qua cảng cát Lái-Hồ Chí Minh; thép cán nóng dạng cuộn không hợp kim chưa tráng phủ qua cảng Tân cảng- Vũng Tàu).

Trong 10 tháng đầu năm 2013, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh từ thị trường Ấn Độ là: mặt hàng bông tăng 80%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 62,4%; hàng thủy sản tăng tới 116%.

Mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2013

(Nguồn số liệu: Tổng cục hải quan)

Mặt hàng
ĐVT
10 Tháng/2013
Lượng
Trị giá (USD)
Tổng
 
 
2.325.105.376
Ngô
Tấn
1.001.529
300.032.117
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
USD
 
290.054.836
Sắt thép các loại
Tấn
337.093
224.679.918
Dược phẩm
USD
 
208.008.379
Bông các loại
Tấn
90.917
168.374.490

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

USD
 
163.132.103
Hàng thủy sản
USD
 
96.923.499
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
61.543
96.204.649

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

USD
 
72.354.310
Xơ, sợi dệt các loại
Tấn
21.746
69.991.994
Kim loại thường khác
Tấn
21.108
59.558.660
Vải các loại
USD
 
47.716.086
Sản phẩm hóa chất
USD
 
38.723.726
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
USD
 
37.767.211
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
USD
 
33.986.250
Nguyên phụ liệu thuốc lá
USD
 
33.939.159
Quặng và khoáng sản khác
Tấn
133.899
23.910.344
Lúa mì
Tấn
75.585
23.660.738
Giấy các loại
Tấn
11.067
22.623.668
Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
965
19.256.774
Sản phẩm từ sắt thép
USD
 
16.558.120
Linh kiện, phụ tùng ôtô
USD
 
15.143.970

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

USD
 
9.077.615
Sp từ chất dẻo
USD
 
8.994.936
Phân bón các loại
Tấn
2.261
6.442.209
Hóa chất
USD
 
5.406.153
Hàng rau quả
USD
 
5.177.665
Dầu mỡ động thực vật
USD
 
4.758.627
Sp từ cao su
USD
 
3.395.819

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

USD
 
2.553.410
Sp từ giấy
USD
 
578.553
Sữa và sản phẩm sữa
USD
 
142.848

Trước đây Việt Nam XK sang Ấn Độ chủ yếu là các mặt hàng thô, nhưng kể từ khi ký Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ, hàng hóa XK từ Việt Nam bắt đầu đa dạng với nhiều chủng loại hơn, thay vì chỉ những mặt hàng nông sản như trước đây.

Trong nhóm hàng nông sản thủy sản, mặt hàng thủy sản là mặt hàng có kim ngạch XK và tăng trưởng thấp nhất. Mặt hàng này cũng mới chỉ được XK sang Ấn Độ từ năm 2010. Đến năm 2012, kim ngạch XK của hàng thủy sản đạt gần 15 triệu USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên bước sang năm 2013, XK thủy sản của Việt Nam sang Ấn Độ đang có xu hướng sụt giảm. Tổng kim  ngạch XK 10 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 10 triệu USD, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, cá tra là mặt hàng duy nhất Việt Nam XK sang Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm nay.

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ theo nhóm hàng

Đơn vị: triệu USD
 
Mặt hàng
2008
2009
2010
2011
2012
Nhóm hàng công nghiệp
Điện thoại các loại và linh kiện
-
46,63
255,77
369,41
469,05
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
-
39,60
61,12
245,24
238,61
Cao su
5,56
9,68
75,58
109,15
212,13
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
28,98
44,39
67,12
96
159,59
Sắt thép các loại
60,32
7,74
71,34
112,74
42,45
Hóa chất
2,23
8,35
27,31
31,26
57,40
Xơ, sợi dệt các loại
2,63
16,72
24,03
28,13
35,73
Nhóm hàng nông sản, thủy sản
Cà phê
9,74
22,51
24,03
45,69
57,52
Hạt tiêu
8,92
15,03
18,5
36,3
38,40
Hạt điều
1,03
2,89
18,09
12,46
16,97
Hàng thủy sản
-
-
4,67
12,12
15,14
Nhóm hàng khoáng sản
Than đá
51,11
17,48
78,67
39,09
40,21
Quặng và khoáng sản khác
37,15
18,67
22,32
25,24
1,21
 

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ

Năm
KL (tấn)
GT (USD)

Tăng/giảm KL so với cùng kỳ(%)

Tăng/giảm GT so với cùng kỳ(%)

2007
6
11.000
-87,5
-91,0
2008
36
234.002
+563,3
+2.027,3
2009
286
753.661
+682,9
+222,1
2010
1.531
4.615.272
+435,9
+512,4
2011
 
12.128.054
 
+162,8
2012
 
14.933.785
 
+23,1
T1-10/2013
 
10.030.995
 
-16,4

                  Nguồn: VASEP

Nguyên nhân khiến các DN Việt Nam khó XK sang thị trường này là do Ấn Độ là quốc gia XK thủy sản lớn trên thế giới. Và hiện tại Việt Nam cũng đang tăng cường NK một số mặt hàng thủy sản từ Ấn Độ. Theo số liệu thống kế của Tổng cục hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch NK thủy sản của Việt Nam từ Ấn Độ đạt hơn 12,2 triệu USD, tăng 116% so với cùng kỳ năm trước. Và Việt Nam hiện đang là nước NK tôm lớn thứ 3 của Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm nay.

Hiện tại, cả Ấn Độ và Việt Nam đều được đánh giá là những thị trường thủy sản lớn và nhu cầu đa dạng. Hai nước đều được xem là những thị trường tiềm năng trên thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây. 

Với nguồn cung tôm chân trắng dồi dào, Ấn Độ trở thành nguồn cung cấp tôm nguyện liệu cho một số nước XK tôm như Trung Quốc, ViệtNam đang bị thiếu nguyên liệu chế biến do dịch bệnh.

 Thống kê XK tôm của Ấn Độ cho thấy Việt Nam từ vị trí thứ 8 về NK tôm Ấn Độ năm 2012, đến năm 2013 đã trở thành thị trường NK tôm lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản. Giá trị XK tôm của Ấn Độ sang Việt Nam tăng 166,8%, từ 20,8 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 55,4 triệu USD trong cùng kỳ năm 2013.

Ấn Độ NK một lượng lớn cá tra từ Việt Nam để tiêu thụ tại các cửa hàng thủy sản nội địa. Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng trên tàu điện ngầm lớn như Mumbai và Delhi đều bán sản phẩm cá tra. Một số lượng lớn các siêu thị tại những thành phố lớn cũng đang bán cá tra cắt lát đóng gói. 

(Theo Vasep)

Nguồn:Vasep