Thụy Điển và các quốc gia này nhấn mạnh rằng các sản phẩm như đồ dùng trẻ em, đồ chơi, mỹ phẩm, đồ nội thất, và quần áo hiện vẫn được phép chứa các hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là thai nhi và trẻ em. Do đó, đề xuất về các quy định mới liên quan đến kiểm soát hoá chất mà Uỷ ban dự định đưa ra vào đầu năm 2023 phải có lệnh cấm rộng rãi đối với các chất này để đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ nhất.
Các nước này cũng đề xuất trao cho các quốc gia thành viên quyền mở rộng để thực hiện các biện pháp ở cấp độ EU nhằm chống lại các chất độc hại.
Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Thụy Điển Annika Strandhall cho biết “Người tiêu dùng có đặt kỳ vọng hợp lý về việc không phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày. Đây không phải là trách nhiệm mà mỗi người tiêu dùng phải gánh chịu. Đã đến lúc Luật Hóa chất của EU phải đáp ứng các kỳ vòng đó.”
Với sự thúc đẩy của Thụy Điển và các quốc gia thành viên khác, dự kiến thời hạn loại bỏ các chất nguy hiểm trong một số sản phẩm tiêu dùng sẽ được đưa vào quy định mới liên quan đến kiểm soát hóa chất dự kiến được thông qua trong đầu năm tới.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu vào các nước Bắc Âu nói riêng, và EU nói chung lưu ý để có sự điều chỉnh hợp lý.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia