menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị bỏ công bố hợp chuẩn, hợp quy hàng nhập khẩu SXXK

09:19 23/09/2016

Ngày 21-9, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP)- Bộ Y tế bỏ quy định công bố hợp chuẩn-hợp quy đối với hàng nhập khẩu để SXXK.

Theo VASEP từ năm 2014 đến nay, qua phản ánh của các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội VASEP đã tổng hợp và báo cáo-kiến nghị tháo gỡ về những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong quản lý hàng hóa XNK liên quan đến các lĩnh vực quản lý ATTP và ghi nhãn hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, bao gồm: vướng mắc trong thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp ATTP và quy định về ghi nhãn đối với hàng hóa/nguyên liệu (phụ gia, gia vị, chất hỗ trợ chế biến, bao bì…) thuộc loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu để sản xuất tiếp, không lưu thông tiêu thụ trong nước.

Các nội dung vướng mắc trên cũng đã được Chính phủ đưa vào phần trách nhiệm triển khai của Bộ Y tế tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28-4-2016 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.

Trong đó, thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP đối với hàng nhập khẩu để SXXK (bao gồm cả nguyên liệu chế biến, phụ gia thực phẩm, gia vị, bao bì…) để SXXK, không tiêu thụ trong nuớc vẫn phải công bố hợp chuẩn, hợp quy.  Thực tế, thủ tục này làm tốn kém rất nhiều thời gian, gây phát sinh chi phí luu kho, luu bãi, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Bởi vì, hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP phải thực hiện tại Cục ATTP tại Hà Nội chứ không duợc phép làm tại các Chi cục ATTP thuộc Sở Y Tế tại địa phương.

Theo quy định và theo huớng dẫn hiện hành thì hồ sơ công bố phải tuân thủ Nghị định 38/2012/NÐ-CP về việc công bố phù hợp ATTP. Nhưng nếu làm theo quy định này thì đây là hàng nhập để gia công, sản xuất xuất khẩu chứ không phải để tiêu thụ trong nuớc nên không làm hồ sơ đuợc. Thực tế hàng nhập để SXXK và gia công chỉ làm bảng kê khai chi tiết về chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, cảm quan.

Về hồ sơ làm giấy phép, theo quy định phải có kết quả kiểm nghiệm bản gốc về chỉ tiêu cảm quan, vi sinh, hóa lý của lô hàng từ khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không biết chính xác chỉ tiêu kiểm cho phù hợp và đầy đủ vì không có hướng dẫn, nếu chỉ tiêu kiểm không đủ hồ sơ bị trả về và doanh nghiệp lại yêu cầu khách kiểm bổ sung rồi gửi bản gốc về Việt Nam để nộp hồ sơ lại…

Các thủ tục này gây mất rất nhiều thời gian và chi phí. Ðể hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP doanh nghiệp phải mất thời gian (thường là khoảng 1 tháng) với nhiều loại giấy tờ kèm theo và phát sinh các chi phí lưu kho, lưu bãi, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp do kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, giao hàng không đúng tiến độ yêu cầu của khách hàng.

Với thực tế, các doanh nghiệp kiến nghị Cục ATTP và Bộ Y tế xem xét sớm sửa đổi quy định này tại Nghị định 38/2012 và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng: hàng nhập khẩu cho SXXK, gia công hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất  (bao gồm cả nguyên liệu chế biến,phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, gia vị, bao bì) thì không phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

Bên cạnh đó, quy định về hồ sơ công bố phù hợp quy định ATTP để bán sản phẩm ra thị truờng nội địa cũng rất phức tạp, thời gian kéo dài cả tháng. Doanh nghiệp kiến nghị giảm thời gian cấp giấy xác nhận công bố trong vòng 3 ngày làm việc, vì Sở Y tế chỉ kiểm tra  hồ sơ để cấp 1 giấy xác nhận không mất nhiều thời gian.

Việc ghi nhãn và dán nhãn phụ trên bao bì nguyên liệu nhập khẩu để SXXK (bao gồm cả nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, gia vị) cũng là vấn đề cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản.

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã bị Ðoàn kiểm tra Quản lý thị truờng xử phạt với lý do nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (dể chế biến xuất khẩu) lưu tại kho chỉ có nhãn tiếng Anh, không có nhãn phụ tiếng Việt.

Tuy nhiên, đa số DN thủy sản nhập nguyên liệu thủy sản để SXXK hoặc nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng XK (không lưu thông hay tiêu thụ trong nuớc), nên không thể có được nhãn phụ tiếng Việt theo quy định. Yêu cầu ghi nhãn phụ tiếng Việt chỉ áp dụng cho sản phẩm được đưa ra lưu thông ở thị truờng trong nuớc còn hàng hóa dùng để chế biến hàng XK, không lưu thông trong nước (bao gồm cả nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, gia vị) thì không phải ghi nhãn phụ tiếng Việt.

Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp kiến nghị, Cục ATTP và Bộ Y tế có ý kiến góp ý cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị dịnh 89/2006/NÐ-CP của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa, nhằm giải quyết bất cập và đảm bảo thực phẩm nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, gia vị) để sản xuất XK, gia công XK và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu (tức không tiêu thụ trong nuớc) không phải thực hiện ghi nhãn phụ cũng như không bắt buộc hàng nguyên liệu phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nhu tại Ðiều 11 của Nghị định 89/2006 hiện hành.

Nguồn: baohaiquan.vn