Theo đó, Đề án đặt ra mục tiêu là đẩy mạnh việc ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa.
Có hai nhiệm vụ chủ yếu: Thứ nhất, đẩy mạnh việc theo dõi tình hình xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại lớn nhằm cảnh báo nguy cơ xảy ra các vụ kiện phòng vệ thương mại, lẩn trách biện pháp phòng vệ thương mại, giúp doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng tới xuất khẩu bền vững.
Thứ hai, thực hiện cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua giám sát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu (kể cả tạm nhập tái xuất, trung chuyển, quá cảnh) các mặt hàng đang bị các đối tác kinh tế quan trọng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để đưa ra khuyến nghị kịp thời…
Để làm được điều này, Đề án đã nêu một số biện pháp: Tăng cường hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ; Theo dõi tình hình xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại lớn nhằm cảnh báo nguy cơ xảy ra các vụ kiện phòng vệ thương mại giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa và ứng phó; Thông qua giám sát hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng đang bị đối tác kinh tế quan trọng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra và đưa ra khuyến nghị kịp thời; Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài điều tra; Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá lớn vào một thị trường cụ thể; Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 04/7/2019.
Xem chi tiết Quyết định 824/QĐ-TTg
tại đây.