Trong dịp chuỗi sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sỹ. Đoàn đã tham dự Diễn đàn kinh tế (Business Forum) chủ đề: “Cơ hội và triển vọng thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Thụy Sỹ tại Khách sạn Bellevue Palace Tp. Bern vào chiều ngày 10/10 với khoảng 140 đại biểu đã tham dự.
Sau diễn văn khai mạc tại Diễn đàn kinh tế của bà Tòng Thị Phóng và lời đáp từ của Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ - ông Alexandre Fasel, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã có bài phát biểu về “Tổng quan về tình hình và triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sỹ̃”. Cũng tại Diễn đàn, Thứ trưởngCông Thương cũng đã tiếp và trao đổi kinh nghiệmc thúc đẩy hợp tác kinh tế, XTTM, đầu tư với nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn đang kinh doanh, đầu tư tại Việt nam như Philip Morris, Néstle, LafargeHolcim . Đại diện lãnh đạo HABECO, VIATABA, BIDV, Bánh kẹo Hữu nghị của Việt Nam, và các DN Thụy Sỹ như A Chau Trading, Tajima, Pfiffner FFG … cũng đã trao đổi và tìm hiểu các đối tác tiềm năng tại phần kết nối B2B cùng với gần 100 đại diện của 80 doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan quản lý kinh tế tại Diễn đàn. Có nhiều công ty kinh doanh hàng Việt Nam và Châu Á lớn tại Thụy Sỹ đã đến dự sự kiện này.
Một số hình ảnh: Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chủ tọa phần trình bày, thảo luận và kết nối B2B của Diễn đàn kinh tế
Đại diện Ủy ban Nhà nước về kinh tế Thụy Sĩ (SECO) ông Markus Schlagenhof, Đại sứ, đại diện của Chính phủ Liên bang về các hiệp định thương mại, thành viên Ban Lãnh đạo của Ủy ban Nhà nước về kinh tế (SECO) đã có bài phát biểu qua trọng về “Thế mạnh bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế và sự cần thiết đạt được FTA giữa Việt Nam với nhóm các nước thành viên EFTA-”(Khối EFTA bao gồm các nước Thụy Sỹ, Na-uy, Ai-xơ-len, Lichteinsten).
Thương vụ ĐSQViệt Nam Thụy Sỹ là thành viên Ban tổ chức, đã phối hợp chặt chẽ trong việc mời các lãnh đạo Bộ, ngành, Hiệp Hội và các doanh nghiệp Thụy Sỹ, Châu Á tham dự tích cực sự kiện này, tổ chức 1 gian hàng giới thiệu về sản phẩm thương hiệu Việt tại phòng B2B cùng triển lãm tranh và ẩm thực Việt Nam của các đơn vị của Bộ Ngoại Giao (Vụ KT Tổng hợp, Vụ UNESCO)...
Nền kinh tế Thụy Sỹ đã đã phục hồi đà tăng trưởng trong các tháng đầu năm 2016. Chính sách đối với quan hệ thương mại nước ngoài của Thụy Sỹ trong lĩnh vực thương mại -dịch vụ dựa định hướng trên ba trụ cột chính gồm (i) Quan hệ đa phương, (ii) Khu vực châu Âu, (iii) Phát triển đa phương hoặc song phương với các nước thứ ba
Trong Năm 2015, vốn FDI từ Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam là 2.045,13 Mill USD với 111 dự án, xếp thứ 18 trong các nhà đầu tư FDI của 110 nền kinh tế vào Việt Nam.
Tổng kinh ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đang tăng ổn định (năm 2014: 1.379,6 Mill, năm 2015: 1.473,1 Mill; 2016: 1.409,0 Mill (trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Việt Nam đạt gần 1,063 Mill. . CHF, xuất khẩu 346 Mill CHF) –Nguồn Hải quan Thụy Sỹ
Thụy Sỹ hiện đang có 28 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 38 đối tác bên ngoài EU. Đàm pháp của khối EFTA và Việt Nam đã đến vòng thứ 13.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ/Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương