menu search
Đóng menu
Đóng

Vấn nạn hàng giả vẫn đang đe dọa người tiêu dùng

10:57 01/12/2016

Chính vì vậy, lĩnh vực chống hàng giả, hàng nhái là trong một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia tại Lễ Kỷ niệm "Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái" diễn ra sáng 30/11/2016 tại Hà Nội do Hiệp Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam phối hợp cùng Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức.

Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và lâu dài trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thu hút đầu tư, khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hoá thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Với vai trò và ý nghĩa đó, hiện nay công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trực tiếp đặt dưới sự chỉ đạo của ban chỉ đạo 389 quốc gia do Phó Thủ tưởng Chính phủ phụ trách. Ngày 09/6/2015 Chính phủ đã có Nghị Quyết 41/NQ-CP "Về việc đẩy mạnh công tách đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới".

Thứ tưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Buổi lễ

Thực hiện các nghị quyết nêu trên, trong thời gian qua các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đồng thời có nhiều giải pháp quản lý ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng lậu hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Riêng lực lượng QLTT trung bình mỗi năm kiểm tra, xử lý hàng chục ngàn vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kém chất lượng góp phần hạn chế vấn nạn này. Những kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo sát sao của BCĐ 389 Quốc gia và các lực lượng thực thi, trong đó có lực lượng QLTT cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, Hiệp hội, cơ quan truyền thông và người tiêu dùng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ tưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã biểu dương những thành tích của các doanh nghiệp, các lực lượng thực thi trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát việc b uôn bá, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng cũng như trong quá trình xây dựng, bảo vệ thương hiệu của mình. 

Thứ trưởng chia sẻ, những kết quả nêu trên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ và người tiêu dùng. Hiện nay thị trường nói chung và doanh nghiệp, người tiêu dùng nói riêng vẫn phải đối mặt với những nguy cơ từ vấn nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, đặc biệt là đối với các mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm, sức khoẻ, môi sinh môi trường, nuôi trồng trong nông nghiệp. 

Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành các mục tiêu về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tại Nghị quyết 35 của Chính phủ, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị các cơ quan chức năng thực thi cần đổi mới và thúc đẩy mạnh mẽ công tác thực thi phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tập trung, bố trí tối đa nguồn lực cho công tác này, trong đó cần tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng điểm như phân bón, thực phẩm chức năng, tân dược, mỹ phẩm nhằm tạo những chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới.

 

Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi với các Hiệp hội, các Doanh nghiệp, các Cơ quan truyền thông và người tiểu dùng để công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả. Thứ trưởng nhấn mạnh, các doanh nghiệp, Hiệp hội cần nhận thức vai trò cốt lõi của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội trong công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợiu người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp, hiệp hội cần tích cực hơn nữa trong công tác phối hợp với các cơ quan thực thi nhất là việc giám sát thị trường, quản lý tốt hệ thống phân phối, chủ động thu nhập cung cấp thông tin và hỗ trợ các cơ quan thực thi trong công tác phát hiện và xử lý vi phạm. Công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan thực thi và doanh nghiệp thì các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng cần đồng hành tham gia tích cực hơn, kiên quyết hơn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn để góp hiệu quả bài trừ vấn nạn này trong thời gian tới. 

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia cho biết, thời gian qua thực hiện chủ đạo của Chính phủ, các cơ quan, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Từ hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện, tăng cường công tác khiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương có hiều hoạt động như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu; hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân tham gia công tác chống giàng giả, hàng nhái với nhiều hình thức khác nhau; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả, cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; tham gia góp ý, kiến nghị xây dựng cơ chế chính sách…

Thứ tưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh biểu dương những thành tích của các đơn vị trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái 

Phó thủ tướng nhấn mạnh,  những kết quả đạt được là sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và các lực lượng thực thi cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan thì những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của người dân, do đó các lực lượng chức năng, doanh nghiệp và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh công tác này.

Phó Thủ tướng cho biết, sắp tới, trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định song phương, đa phương, dự báo nạn hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền tiếp tục diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, mang nhiều yếu tố nước ngoài. Chính phủ hiện đang tập trung theo hướng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Lĩnh vực chống hàng giả, hàng nhái là trong một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai công tác này trong thời gian tới cần quán triệt đầy đủ các quan điểm nêu trên. Phó Thủ tướng yêu cầu phải có hành động thiết thực, nói đi đôi với làm, duy trì liêm chính, không chấp nhận bất kỳ hành vi nào tiếp tay, bảo kê cho các vi phạm, vì doanh nghiệp và người dân để phục vụ.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia phát biểu tại Buổi lễ

Để công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bảo vệ thương hiệu đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt hơn chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Phó Thủ tướng đề nghị, các cơ quan chức năng, nhất là các Bộ như tài chính, Công Thương, Công an, Khoa học và Công nghệ phải tiếp tục chủ động, thường xuyên rà soát chính sách, pháp luật liên quan, kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở để khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo khung pháp lý đầy đủ, vững chắc để thuận lợi cho thực thi công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các cơ quan thực thi cần thực hiện các quy định của pháp luật, chú trọng nâng cao phẩm chất và năng lực, kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng để công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trên cả nước; nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật phân bón kém chất lượng... đã ảnh hưởng đến chất lượng của vật nuôi cây trồng và nền nông nghiệp nước ta. Do vậy các lực lượng chức năng đặc biệt là lực lượng Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc nhập khẩu các mặt hàng này không để những mặt hàng kém chất lượng, có lượng tồn dư chất độc hại được nhập khẩu bằng đường chính ngạch, tiêu ngạch cũng như buôn lậu vào Việt Nam.

Trong thị trường nội địa. Lực lượng Quản lý thị trường, Công an và Thanh tra nông nghiệp và Phát triển nông thông tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không để những mặt hàng kém chất lượng này lưu thông trên thị trường. Lực lượng Công an tập trung phá những đường dây, ổ nhóm buôn lậu, làm hàng giả đặc biệt đối với những mặt hàng, nhóm hàng ảnh hưởng xâu đến nền kinh tế đất nước.

"Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tránh các biểu hiện do dự, tranh né trong thực hiện công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu với đây là quyền lợi của doanh nghiệp, những do dự né tránh công tác này sẽ tạo thuận lợi cho hàng giảng, hàng nhái phát triển ảnh hưởng đế lợi ích của doanh nghiệp, sau đó sẽ tác động xấu đến môi trường kinh doanh; ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và toàn xã hội" Phó Thủ tướng cho biết.

10 tháng năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra trên 145.000 vụ; phát hiện, xử lý gần 88.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 523 tỷ đồng. Trong đó, riêng lĩnh vực an toàn thực phẩm: kiểm tra, xử lý 13.893 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 29,6 tỷ đồng, trị giá tang vật thu giữ 20,4 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm bị thu giữ là: 3.418 chai, 11.207 lít rượu; 37.368 lon bia; 59.058 chai, lon nước giải khát; 10.330 kg, 373.873 hộp, gói bánh kẹo; 14.711 hộp, 15 thùng sữa; 250 kg, 291 chai dầu thực vật; 2.507 gói, 1.153 kg sản phẩm chế biến bột và tinh bột; 39.785 kg rau, củ, nông sản; 205.886 kg hoa quả; 17.663 kg, 2.604 con gia cầm và thịt gia cầm; 43.300 quả trứng gia cầm; 21.971 kg, 1.279 con gia súc và thịt gia súc; 215.781 kg phụ phẩm gia súc; 56.609 kg thủy, hải sản; 11.550 kg mì chính; 303.245 kg đường và 343.788 kg, 144.015 hộp, gói thực phẩm các loại.

Còn mặt hàng phân bón, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 4.891 vụ; phát hiện, xử lý 1.522 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 61,42 tỷ đồng, tịch thu 20 tấn phân đạm nhập lậu, tiêu hủy 12,5 tấn phân bón NPK giả công hiệu sử dụng, 2,43 tấn phân bón quá hạn sử dụng các loại, 7 tấn phân bón NPK giả chất lượng, 25,75 tấn phân bón NPK giả mạo nhãn hiệu, 496 kg phân bón vô cơ và phân bón lá, 1.600 bao bì giả mạo nhãn hiệu, 02 máy khâu bao bì, buộc tái chế 78,58 tấn phân bón kém chất lượng, 15,7 tấn phân bón các loại. Chuyển cơ quan điều tra 01 vụ hàng hóa giả mạo mã vạch của nước ngoài.

Nguồn: Phương Thảo/Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương