Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh nhất hơn 10 năm
Thị trường dầu thô khởi sắc trong quý 3. Những ngày cuối tháng 9 giá tăng khá mạnh. Chỉ trong 14 phiên giao dịch cuối cùng của quý, giá dầu WTI và dầu Brent đã lần lượt tăng 9% và 7%, trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu dầu thô hồi phục do các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã hoạt động trở lại sau cơn bão Harvey.
Giá dầu Brent trên sàn giao dịch London liên tiếp tăng trong quý 3 và kết thúc quý ở mức 57,54 USD/thùng, tăng khoảng 20% so với giữa năm 2017, là quý tăng giá mạnh nhất kể từ 2004.
Trong 5 tuần liên tiếp (từ 28/8 đến 30/9), giá dầu Brent liên tiếp tăng – chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6/2016.
Trong khi đó dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng đều trong tháng 7 và tháng 9 nên mặc dù giảm trong tháng 8 nhưng tính chung cả quý 3 vẫn tăng mạnh khoảng 12% kết thúc quý ở mức 51,67 USD/thùng, tăng mạnh nhất kể từ 2007. Dầu WTI cũng khép lại quý 3 với chuỗi tuần tăng dài nhất kể từ tháng 1/2017. Đây là quý tăng giá đầu tiên của dầu WTI kể từ đầu năm.
Xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang châu Á trong giai đoạn tháng 1-8/2017 đã tăng khoảng 10 lần so với mức cùng kỳ năm 2016 lên khoảng 261.000 thùng dầu/ngày, theo ước tính từ Thomson Reuters Oil Research & Forecasts. Con số này dù đã tăng mạnh song được đánh giá vẫn còn khá nhỏ trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu được dự đoán tăng nhanh trong những năm tới.
Theo giới quan sát, nhiều khả năng xuất khẩu dầu khí đá phiến của Mỹ sẽ tăng mạnh trong những năm tới giữa bối cảnh sản lượng tăng nhanh.
Phó Chủ tịch mảng cung cấp và giao dịch dầu tại Chevron Ryan Krogmeier phát biểu tại một hội nghị dầu mỏ tại Singapore ngày 25/9 dự đoán sản lượng dầu ở Permian Basin, một trong những nơi có mỏ dầu lớn nhất của Mỹ, sẽ tăng từ mức hiện tại 2,4 triệu thùng dầu/ngày lên 2,9 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2018.
Phần nhiều trong lượng này sẽ được xuất khẩu do các nhà máy lọc dầu Mỹ chạy dọc vịnh Mexico không còn khả năng xử lý thêm dầu nhẹ.
Các nhà đầu tư hiện cho rằng tại Mỹ vẫn đang diễn ra tình trạng dư dầu giữa bối cảnh thị trường dầu Brent đang bắt đầu thắt chặt khi các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nỗ lực làm giảm lượng dầu dự trữ toàn cầu.
Những yếu tố tác động tới thị trường dầu thô trong quý 3
• Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2017 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và nhiều nước sản xuất dầu khác;
• Triển vọng tái cân bằng cung cầu trên thị trường. Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzouq trong một phát biểu cho rằng thị trường dầu đã cải thiện đáng kể từ cuộc họp hồi tháng Bảy của các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt;
• Thị trường kỳ vọng nhu cầu dầu thô hồi phục do các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã hoạt động trở lại sau cơn bão Harvey. Bão Harvey khi khiến công suất lọc dầu của Mỹ giảm gần 25%;
• Tình hình bất ổn địa chính trị tại Iraq (lo ngại về tình hình sản xuất dầu tại khu vực người Kurq). Chính phủ Iran đã ban hành lệnh cấm mọi hoạt động vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ với khu vực người Kurd ở miền Bắc Iraq nhằm phản đối cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề độc lập vừa diễn ra tại đây. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tuyên bố hủy các giao dịch dầu mỏ với chính quyền tự trị người Kurd (KRG) và chỉ phối hợp với chính quyền Baghdad trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq;
• Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, lượng dầu dự trữ của nước này đã giảm 1,8 triệu thùng trong tuần thứ 3 của tháng 9, ngược lại với dự đoán tăng 3,4 triệu thùng trước đó, mặc dù lượng xăng dự trữ lại bất ngờ tăng lên, còn lượng dự trữ các chế phẩm chưng cất lại giảm ít hơn dự đoán.
Giá nhiên liệu bay giao ngay tại thị trường châu Á tăng vọt khoảng 10% trong tháng 9 lên khoảng 70 USD/thùng, do những yếu tố như nhu cầu của Trung Quốc ngày càng tăng và giá dầu thô cao. Nhu cầu mạnh lên tại Trung Quốc bắt nguồn từ việc thêm nhiều người tham gia các chuyến bay nội địa do thu nhập tăng và mở thêm các sân bay khu vực.
Dự báo. Nguy cơ giá giảm trở lại là rất có thể, bởi hoạt động thăm dò dầu đá phiến ở Mỹ có dấu hiệu hồi phục. Dữ liệu của Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 6 giàn lên 750 giàn trong tuần cuối tháng 9, ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
Enrico Chiorando, chuyên gia phân tích tại Love Energy, nhận định: “Một cuộc giằng co đang phát triển trở lại, lần này là giữa mối đe dọa nguồn cung ở miền bắc Iraq và đà tăng của sản lượng tại Mỹ. Sản lượng dầu từ đá phiến đang leo dốc và sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá dầu, sau khi dầu Brent ghi nhận 5 tuần tăng giá liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6/2016”.
Khí gas: Giá tăng mạnh tại châu Á
Giá khí gas hóa lỏng (LNG) giao ngay trên thị trường châu Á tăng hơn 10% chỉ riêng trogn tuần cuối tháng 9 lên 8,4 USD/mmBtu.
Nhu cầu của Trung Quốc mạnh ngoài dự kiến đã đẩy giá khí gas giao ngay tăng 55% từ mức thấp nhất của năm 2017, nhưng môt số nguồn tin thương mại cho biết PetroChina và CNOOC đã mua gần đủ dùng cho tới quý 1 nên khả năng giá tăng thêm nữa trong những tháng tới ít xảy ra.
Kim loại quý: Giá vàng tăng nhẹ
Giá vàng có 2 xu hướng giá rõ rệt trong quý 3: Tăng vào nửa đầu quý nhưng giảm đều vào nửa sau. Sau khi tăng trong tháng 7 và gần suốt tháng 8 trước tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, giá vàng giao ngay giảm khoảng 3% trong tháng 9, mức giảm theo tháng mạnh nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên, trong quý 3/2017, giá kim loại quý này vẫn tăng 3,3%, với vàng giao ngay kết thúc quý 3 ở 1.293.61 USD/ounce; trong khi vàng giao tháng 12/2017 kết thúc ở 1.284,80 USD/ounce.
Một số yếu tố tác động tới thị trường vàng quý 3
• Nhưng nguy cơ về địa chính trị thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản được xem là kênh trú ẩn an toàn như vàng. Các chuyên gia nhận định những căng thẳng gia tăng giữa Triều Tiên và Mỹ, cũng như những lo ngại về kết quả cuộc bầu cử ở Đức. Quan hệ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ tạo ra một sự dịch chuyển tài sản, khi giới đầu tư sẽ tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, bạc, và trái phiếu Chính phủ Mỹ. Bên cạnh đó, kết quả cuộc bầu cử ở Đức cũng làm dấy lên những lo ngại về một lập trường cứng rắn hơn của Berlin đối khu vực sử dụng đồng tiền chung euro.
• Đồn đoán ngày càng gia tăng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay. Trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá vàng giảm khoảng 1% sau khi Chủ Fed Janet Yellen trong một phát biểu mới đây nhận định cơ quan này cần tiếp tục lộ trình nâng dần lãi suất, cho dù lạm phát tại Mỹ yếu. Trong tháng8, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân tại Mỹ tăng 1,3% so với cùng năm trước, sau khi tăng 1,4% trong tháng Bảy.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng quý thứ 5 liên tiếp
Giá đồng đã tăng hơn 14% trong quý 3, là quý thứ 5 lien tiếp tăng, kết thúc tháng 9 ở mức 6.545 USD/tấn tại London và 51.840 NDT/tấn tại Thượng Hải do dự báo nhu cầu mạnh từ nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới là Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tháng 9 đã tăng tháng thứ 14 liên tiếp do sự bùng nổ trong hoạt động xây dựng.
Giá quặng sắt và thép kỳ hạn tất cả đều tăng trong quý 3 mặc dù giảm trong tháng 9 do thị trường lo ngại hạn chế đối với các nhà máy thép.
Giá quặng sắt tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc tháng 9 ở 451,5 NDT (tương đương 67,63 USD)/tấn, tính chung cả tháng 9 giá giảm 19%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2016, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nhu cầu, khi chính phủ kiểm tra đã kiềm chế sản lượng thép và dự trữ dồi dào. Tuy nhiên tính chung trong quý 3 giá vẫn tăng nhẹ 1,1%.
Giá thanh cốt thép Tại Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc tháng 9 ở 3.610 NDT/tấn, cũng giảm so với 1 tháng trước đó nhưng vẫn thiết lập quý tăng khoảng 13%, mức tăng mạnh nhất kể từ quý I/2017. Thị trường lo ngại nguồn cung gia tăng và nhu cầu từ Trung Quốc suy giảm, do nước này hạn chế hoạt động các nhà máy quặng sắt và thép.
Các nhà điều hành Trung Quốc đã đóng cửa các nhà máy thép không tuân thủ quy định môi trường, như là một phần nỗ lực của chính phủ, nhằm chống ô nhiễm không khí, trước mùa đông và do nước này chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 10.
Thành phố Xuzhou thuộc tỉnh Giang Tô tuyên bố hạn chế 30% sản lượng thép trong mùa đông sưởi ấm.
Xuzhou không thuộc 1 trong 28 thành phố khu vực phía bắc Trung Quốc yêu cầu thực hiện cắt giảm trong mùa đông bởi Bộ bảo vệ môi trường. Thành phố này cũng sẽ kéo dài thời gian sản xuất than cốc lên 36 giờ hoặc hơn, động thái này làm giảm lượng khói bụi.
Với mặt hàng than, giá liên tục giảm trong tháng 9, than luyện cốc xuống còn 1.129,5 NDT/tấn cuối tháng, giảm 23% kể từ ngày 12/9.
Nông sản: Giá cà phê arabica và đường tăng
Cà phê arabica tăng 3,2% trong quý 3 lên 1,2805 USD/lb trong khi robusta giảm 8,4% xuống 1.968 USD/tấn – mức giảm nhiều nhất trong vòng 2 năm. Thời tiết tốt lên ở Brazil là yếu tố chính gây áp lực lên thị trường cà phê.
Tại Việt Nam, thị trường cà phê biến động giảm trong tháng 9 theo xu hướng của thị trường thế giới, với giá cà phê xuống còn 42.500 – 43.300 đồng/kg, mức giá thấp nhất trong quý 3. So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.400 – 1.500 đồng/kg.
Nhìn chung trong 9 tháng qua, giá cà phê trong nước trong xu hướng giảm là chủ đạo. So với thời điểm cuối năm 2016, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã giảm 1.500 – 1.900 đồng/kg. Giao dịch cà phê tại thị trường nội địa tiếp tục trầm lắng do mức giá chưa đạt kỳ vọng và nguồn cung không còn nhiều.
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, xuất khẩu cà phê trong tháng 9 ước đạt 86.000 tấn với giá trị đạt 201 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2017 giảm 20,7% xuống 1,11 triệu tấn, nhưng giá trị xuất khẩu tăng 1% lên 2,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,7% và 13,5%. Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm tăng mạnh là Bỉ (22,1%), Ấn Độ (16,1%) và Italy (15,1%).
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm tăng 28,5% lên 2.281,4 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2016.
Với mặt hàng đường, giá đường thô quý 3 tăng 2,8% lên 14,1 US cent/lb, trong khi đường trắng kết thúc quý ở 362,20 USD/tấn, giảm quý thứ 4 liên tiếp.
Liên minh châu Âu (EU) kết thúc việc hạn chế sản xuất củ cải đường vào ngày 30/9, động thái được dự đoán là sẽ đẩy sản lượng đường tăng mạnh.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
30/6
|
Giá 31/8
|
29/9
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
46,04
|
47,23
|
51,67
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
48,77
|
52,38
|
56,79
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
34.240,00
|
35.250,00
|
38.240,00
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,04
|
3,04
|
3,01
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
151,37
|
177,35
|
159,10
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
148,31
|
174,40
|
181,00
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
436,00
|
510,00
|
533,75
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
48.880,00
|
49.260,00
|
52.790,00
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1,257.30
|
1.324,90
|
1.284,80
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4,471.00
|
4.653,00
|
4.622,00
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,63
|
17,61
|
16,68
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
60,10
|
61,70
|
60,00
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
925,87
|
996,30
|
912,05
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
844,18
|
937,74
|
937,00
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
271,10
|
310,25
|
295,50
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.937,00
|
6.791,50
|
6.481,00
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.919,00
|
2.095,00
|
2.102,00
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.758,00
|
3.110,00
|
3.162,00
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.975,00
|
20.350,00
|
20.675,00
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
381,00
|
345,25
|
355,25
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
526,00
|
430,50
|
448,25
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
282,75
|
245,75
|
251,25
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,82
|
12,71
|
12,00
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
954,75
|
934,00
|
968,25
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
311,20
|
297,20
|
315,80
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,34
|
34,76
|
32,82
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
498,00
|
497,50
|
492,40
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
1.940,00
|
1.924,00
|
2.043,00
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
125,70
|
128,20
|
128,05
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,81
|
13,91
|
14,10
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
132,55
|
130,05
|
148,35
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,59
|
70,76
|
68,45
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
356,10
|
366,30
|
402,20
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
202,00
|
219,00
|
205,20
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,52
|
1,43
|
1,49
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet