Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm mạnh sau khi Libya nối lại hoạt động tại các cảng và căng thẳng Mỹ - Trung leo thang nguy cơ ảnh hưởng tới nhu cầu dầu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8/2018 giảm 3,73 USD xuống 70,38 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 9/2018 cũng giảm 5,46 USD xuống còn 73,40 USD/thùng.
Trung Quốc là khách hàng mua dầu thô hàng đầu của Mỹ. Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ đánh thuế dầu mỏ của Mỹ nếu căng thẳng giữa 2 nước gia tăng.
Trong khi đó, Tổng Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) mở lại hoạt động tại bốn cảng dầu của nước này. Sản lượng dầu mỏ của Libya đã giảm xuống 527.000 thùng/ngày từ mức cao kỷ lục 1,28 triệu thùng/ngày hồi tháng 2 sau khi nhiều cảng bị đống cửa từ cuối tháng 6.
Dầu thô giảm giá một phần cũng bởi USD tăng sau khi Mỹ công bố lạm phát tại nước này tăng mạnh (yếu tố cơ sở để Cục Dự trữ liên bang nâng lãi suất thêm 2 lần từ nay tới cuối năm).
Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây thông báo Washington có thể xem xét đề xuất của một số nước về việc cho miễn trừ khỏi việc không được nhập khẩu dầu mỏ Iran. Trước đây, Washington đã tuyên bố tất cả các nước phải dừng nhập khẩu dầu Iran kể từ ngày 4/11 nếu không Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế về tài chính.
Xuất khẩu dầu thô Iran sang các khách hàng chủ chốt ở châu Á trong 6 tháng đầu năm 2018
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu mỏ của Mỹ trong tuần vừa qua đã giảm 12,6 triệu thùng xuống còn 405,2 triệu thùng, ghi dấu mức sụt giảm hàng tuần lớn nhất trong gần hai năm.
EIA dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình hơn 12 triệu thùng/ngày vào cuối năm tới, lần đầu tiên vượt ngưỡng này trong lịch sử, bởi công nghệ khai thác dầu đá phiến cải thiện. Sản lượng tăng 5,6% trong năm ngoái và dự kiến tăng 15,4% trong năm nay. Nếu các dự báo trở thành hiện thực, Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, vượt Nga.
Ngay sau khi báo cáo của EIA phát hành, Linda Capuano, nhà điều hành EIA cho biết trong một tuyên bố “tăng trưởng sản lượng tại Mỹ, Brazil, Canada và Nga sẽ chiếm phần lớn tổng tăng trưởng nguồn cung toàn cầu trong năm 2019”.
Cơ quan này đã nâng dự báo năm 2019 thêm 40.000 thùng/ngày lên 11,8 triệu thùng/ngày và tăng dự báo của họ đối với quý 4/2019 thêm 50.000 thùng/ngày thành 12,02 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm nay dự kiến đạt trung bình 10,79 triệu thùng/ngày, không đổi so với dự báo trong tháng trước. EIA dự kiến sản lượng trung bình 10,91 triệu thùng/ngày trong quý 3 và 11,29 triệu thùng/ngày trong quý 4.
Tổng nhu cầu dầu của Mỹ dự kiến là 20,35 triệu thùng/ngày trong năm nay, ít hơn 60.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Đồng thời cơ quan này cũng tăng triển vọng nhu cầu năm 2019 thêm 10.000 thùng/ngày thành 20,68 triệu thùng/ngày.
Nếu dự báo của EIA là đúng, tiêu thụ xăng năm 2019 sẽ là cao nhất trong lịch sử, vượt kỷ lục trước đó thiết lập vào năm 2017.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do USD tăng mạnh. Vàng giao ngay có lúc giảm xuống mức thấp nhất 8 ngày là 1.242,55 USD/ounce, nhưng cuối phiên hồi phục nhẹ và kết thúc tăng 0,9% lên 1.243,57 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 8 giảm 11 USD tương đương 0,9% xuống 1.244,40 USD/ounce.
Đồng USD đã vọt lên mức cao kỷ lục 11 tháng so với đồng nhân dân tệ và cũng tăng so với đô la Australia. Thông báo từ Mỹ về việc lạm phát tại nước này tăng cao hơn dự đoán càng góp phần khiến USD tăng mạnh. Đồng bạc xanh mạnh thường khiến vàng, thường được định giá bằng đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền tệ khác. Việc Mỹ thông báo áp thuế bổ sung lên hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc khiến giới đầu tư có xu hướng chuyển hướng sang các tài sản an toàn như USD.
Theo Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR), chính quyền nước này sẽ áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu bổ sung trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc sớm nhất là từ tháng 9 tới.
Thông tin đó đã đẩy đồng USD lên mức cao của 11 tháng so với đồng NDT và AUD, song tỷ giá giữa đồng euro và USD không thay đổi. Đồng bạc xanh mạnh thường khiến vàng, thường được định giá bằng đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền tệ khác.
Chuyên gia phân tích kỹ thuật Wang Tao thuộc hãng tin Reuters nhận định giá vàng giao ngay có thể phá ngưỡng 1.247 USD/ounce và giảm xuống mốc tiếp theo là 1.237 USD/ounce do đã hoàn toàn phục hồi từ mức thấp của phiên 3/7 là 1.237,32 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,4% xuống 15,82 USD/ounce, giá palađi giảm 0,2% xuống 939,50 USD/ounce sau khi có lúc chạm mức thấp nhất 2 tuần là 931,40 USD/ounce.
Bạch kim giảm 1,4% xuống 830,60 USD/ounce vào lúc cuối phiên, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/7. Tập đoàn CPM dự báo 2018 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thị trường bạch kim dư cung, do nhu cầu từ lĩnh vực ô tô sụt giảm. Tuy nhiên, nguồn cung cũng giảm có thể sẽ vẫn hỗ trợ giá mặt hàng này. Cụ thể, nhu cầu bạch kim năm 2018 có thể sẽ giảm xuống chỉ 3,2 triệu ounce, từ mức 3,3 triệu ounce năm 2017. Mặc dù vậy, dư thừa bạch kim năm nay sẽ giảm xuống chỉ 407.000 ounce, từ mức 429.000 ounce năm 2017. Tổng cung trên toàn cầu năm 2018 sẽ khoảng 7,3 triệu ounce. Nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực chế tạo-chế tác sẽ ở mức 7 triệu ounce (thấp hơn 0,7% so với 7,05 triệu ounce năm 2017); trong đó nhu cầu chế tác đồ trang sức dự báo giảm khoảng 1% xuống 2,2 triệu ounce trong năm 2018, là năm thứ 6 liên tiếp giảm.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá hầu hết giảm mạnh ngoại trừ sắt thép. Kim loại cơ bản là nhóm giảm giá mạnh nhất trong số các loại hàng hóa, trong đó đồng, kẽm và chì giảm xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 1 năm do các nhà đầu tư bán tháo vì dự đoán xung đột thương mại Mỹ - Trung có thể khiến cho giá sẽ còn giảm nữa.
Đối với hợp đồng giao sau 3 tháng trên sàn London (tham chiếu cho thị trường kim loại toàn cầu), giá đồng có lúc giảm 4% xuống 6.081 USD/tấn (thấp nhất kể từ tháng 7/2017) trước khi hồi phục nhẹ vào cuối phiên nhưng kết thúc vẫn mất 2,9% còn 6.145 USD/tấn; chì giảm 4,9% xuống 2.200 USD/tấn (thấp nhất kể từ tháng 6/2017); kẽm giảm 4,8% xuống 2.503 USD/tấn (thấp nhất kể từ tháng 6/2017) trước khi hồi phục nhẹ lên 3.563 USD/tấn (giảm 2,6%); nhôm giảm 1,4% xuống 2.060 USD/tấn trong khi thiếc giảm 2% xuống 19.375 USD/tấn và nickel giảm 1,9% xuống 13.880 USD/tấn sau khi có lúc chạm mức thấp nhất 2 tháng là 13.570 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá cũng giảm mạnh, với kẽm giảm 6% xuống 20.620 NDT/tấn.
Giá thép tại Trung Quốc tiếp tục tăng trong phiên giao dịch vừa qua sau khi thành phố sản xuất thép lớn nhất nước này – Tangshan – thông báo sẽ cắt giảm mạnh sản lượng trong mùa Hè, gây lo ngại nguồn cung sẽ khan hiếm. Thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.879 NDT (582,79 USD)/tấn. Thép tăng kéo quặng sắt tăng theo, với hợp đồng giao tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 463,5 NDT/tấn.
Tangshan có 64 nhà sản xuất thép, đã yêu cầu các nhà máy thép và các nhà sản xuất than cắt giảm sản lượng thêm nữa trong khoảng thời gian 20/7-31/8 để giảm khói bụi.
Trên thị trường nông sản, giá đồng loạt sụt giảm. Đậu tương kỳ hạn của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 10 năm sau khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc gia tăng gây lo ngại về triển vọng nhu cầu nhập khẩu dài hạn của nước nhâp khẩu hạt có dầu lớn nhất thế giới này.
Đậu tương giao tháng 8 trên sàn Chicago giảm 22-3/4 US cent tương đương 2,7% xuống 38,33 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có lúc xuống chỉ 8,31-3/4 USD; đậu tương vụ mới hợp đồng kỳ hạn tháng 11 giảm 23-3/4 US cent xuống 8,48-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Thời tiết tốt ở các khu vực trồng trọt của Mỹ cũng góp phần làm giảm giá.
Giá đường thô giao tháng 10 giảm 0,12 US cent tương đương 1,1% xuống 11,29 US cent/lb, trong khi đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 80 US cent tương đương 0,2% xuống 331,30 USD/tấn. Các nhà máy ở khu vực trung nam Brazil đã ép 45.306 tấn mía trong nửa cuối tháng 6 vừa qua. Tỷ lệ mía dùng trong sản xuất ethanol nhiều hơn so với đường và cao hơn mức dự kiến (đạt 62,3%).
Giá cà phê arabica giao tháng 9 giảm 2,75 US cent tương đương 2,4% xuống 1,1205 USD/lb, nhưng vẫn cao hơn mức thấp nhất 4,5 năm (1,0690 USD) của tuần trước; robusta cùng kỳ hạn giảm 33 USD tương đương 1,9% xuống 1.672 USD/tấn. Giá cà phê đang hồi phục dần sau khi giảm sâu vào tuần qua. Nguồn cung robusta đang tăng lên, nhất là từ Việt Nam, song giá thấp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa hạ dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu năm 2017/18 xuống 158,56 triệu bao (1 bao = 60 kg) từ mức 159,66 triệu bao dự báo trước đây. Theo ICO, thị trường thế giới sẽ thiếu hụt 1,36 triệu bao, nhiều hơn mức thiếu hụt 254.000 bao dự báo cách đây một tháng. Sản lượng robusta dự báo sẽ ở mức 61,40 triệu bao (giarmso với 62,24 triệu bao dự báo trước đây), còn arabica sẽ ở mức 97,16 triệu bao (so với 97,43 triệu bao). Tiêu thụ cà phê thế giới niên vụ 2017/18 sẽ đạt 159,92 triệu bao.
Giá cao su tại Tokyo giảm do hoạt động bán tháo diễn ra trên hầu khắp các thị trường hàng hóa sau khi Mỹ dọa tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Cao su giao tháng 12 trên sàn Tokyo giảm 1,2 yen xuống 172 JPY (1,55 USD)kg; cao su giao tháng 9 tại Thượng Hải cũng giảm 75 NDT xuống 10.315 NDT (1.549 USD)tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
70,38
|
-3,73
|
-5%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
73,40
|
-5,46
|
-6,92%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
49.100,00
|
-1.870,00
|
-3,67%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,82
|
0,00
|
-0,18%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
206,90
|
+0,76
|
+0,37%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
211,24
|
+1,16
|
+0,55%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
664,75
|
-13,25
|
-1,95%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
67.270,00
|
-1.740,00
|
-2,52%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.242,90
|
-1,50
|
-0,12%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.464,00
|
+5,00
|
+0,11%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,83
|
+0,01
|
+0,05%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
57,10
|
+0,20
|
+0,35%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
828,30
|
+0,31
|
+0,04%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
940,07
|
+0,54
|
+0,06%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
274,65
|
+0,30
|
+0,11%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.145,00
|
-187,50
|
-2,96%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.060,00
|
-30,00
|
-1,44%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.563,00
|
-67,00
|
-2,55%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.375,00
|
-400,00
|
-2,02%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
353,25
|
-7,50
|
-2,08%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
471,75
|
-20,25
|
-4,12%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
239,75
|
+0,75
|
+0,31%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,89
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
848,25
|
-23,25
|
-2,67%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
327,70
|
-2,60
|
-0,79%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,82
|
-0,60
|
-2,04%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
494,00
|
-8,50
|
-1,69%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.480,00
|
-21,00
|
-0,84%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
112,05
|
-2,75
|
-2,40%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,29
|
-0,12
|
-1,05%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
166,95
|
+0,10
|
+0,06%
|
Bông
|
US cent/lb
|
84,54
|
-1,84
|
-2,13%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
521,80
|
-10,50
|
-1,97%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
171,60
|
-0,40
|
-0,23%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,40
|
-0,03
|
-1,89%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet