Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm bởi lo ngại nguồn cung dư thừa.
Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 4,24 USD (7,1%) xuống 55,69 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giảm 4,65 USD (6,6%) xuống 65,47 USD/thùng, mức giảm nhiều nhất tính theo ngày kể từ tháng Bảy.
Dầu WTI đã chạm mức thấp nhất của một năm, trong khi dầu Brent nới rộng mức giảm của phiên 12/11/2018 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sức ép lên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cắt giảm nguồn cung để đẩy giá dầu lên. Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đã giảm hơn 20% giá trị kể từ mức “đỉnh” của bốn năm ghi nhận được hồi đầu tháng 10/2018.
Các nhà giao dịch cho biết sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, qua đó làm dấy lên những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, cũng góp phần vào sự mất giá của "vàng đen".
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết nhu cầu dầu thế giới trong năm 2019 sẽ tăng khoảng 1,29 triệu thùng/ngày, ít hơn 70.000 thùng so với dự đoán của tháng trước đó. Tuy nhiên, sản lượng tăng khoảng 127.000 thùng/ngày lên 32,9 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih ngày 12/11 cho hay OPEC đã nhất trí rằng cần phải cắt giảm nguồn cung khoảng 1 triệu thùng/ngày vào năm tới so với mức của tháng 10/2018 để ngăn chặn tình trạng dư cung.
Tuy vậy, ngay cả khi Saudi Arabia cam kết giảm sản lượng, sản lượng dầu của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục mới 11,6 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, phía Nga đánh đi tín hiệu trái chiều về vấn đề này khi Giám đốc điều hành Lukoil Vagit Alekperov ngày 12/11 nói rằng ông không thấy việc cắt giảm sản lượng là cần thiết.
Giá dầu đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, với giá dầu thô giao sau giảm gần 20% hoặc hơn kể từ khi chạm đỉnh vào đầu tháng 10/2018.
Sự sụt giảm của giá dầu cho thấy thị trường một lần nữa điều chỉnh sai hướng. Phát biểu tại hội nghị các bộ trưởng JMMC tại Abu Dhabi hôm 11/11/2018, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falid cho biết: "Tất cả chúng tôi đều cho rằng sự phản ứng thái quá của thị trường về tuyên bố trừng phạt bị điều khiển bởi sự lo ngại thay vì lượng dự trữ thực tế".
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng hồi phục lên trên ngưỡng 1.200 USD/ ounce do đồng USD yếu đi sau khi mạnh lên chủ yếu nhờ triển vọng lãi suất Mỹ và diễn biến các cuộc đàm phán về Brexit.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tiến 0,1% lên 1.201,15 USD/ ounce, sau khi chạm mức thấp nhất từ phiên 11/10 là 1.195,9 USD/ounce; vàng giao sau giảm 0,17% xuống 1.201,4 USD/ounce.
Phil Streible, nhà chiến lược hàng hóa cấp cao tại RJO Futures tại Chicago, cho biết đồng USD yếu đi đang hỗ trợ vàng và nhiều người đang sẵn sàng mua kim loại quý này ở mức giá dưới 1.200 USD/ounce. Chỉ số đồng USD, công cụ đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ các đồng tiền chủ chốt, hạ 0,4%.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,3% lên 14 USD/ ounce; giá palađi tăng lên 1.112,2 USD/ounce trong khi giá bạch kim hạ 0,3% xuống 837,8 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trong phiên qua do lo lắng về tăng trưởng tại nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc dịu đi sau một báo cáo rằng nhà thương thuyết thương mại của nước này có thể đến Mỹ trước một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của hai nước. Hợp đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London kết thúc phiên tăng 0,4% lên 6.073 USD/tấn.
Dan Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Oxford Economics cho biết hoảng sợ về tăng trưởng và tranh chấp thương mại của Trung Quốc là quá mức. Nhà thương thuyết thương mại hàng đầu của Trung Quốc Liu He có thể đến Washington để chuẩn bị cho cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina cuối tháng này.
Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu đồng toàn cầu, ước tính khoảng 24 triệu tấn trong năm nay. Đồng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện, xây dựng và được giới đầu tư nhìn nhận như một thước đo sức khỏe nền kinh tế.
Nhập khẩu đồng của Trung Quốc giảm 18,7% trong tháng 10/2018 so với một tháng trước xuống 423.000 tấn, trong khi nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm nay tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, lên 4,41 triệu tấn.
Giá thép Trung Quốc giao dịch gần mức thấp nhất trong nhiều tháng, bị áp lực giảm bởi những lo ngại về nhu cầu yếu hơn tại thị trường nguyên liệu xây dựng hàng đầu thế giới.
Nhấn mạnh áp lực giảm với nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm và việc trả đũa thuế quan với Mỹ, đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm giá trong ngày 12/11 sau khi có tuần tồi tệ nhất trong 4 tháng.
Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa ổn định tại 3.868 CNY (556 USD)/tấn.
Thép cuộn cán nóng cũng thay đổi ít tại 3.611 CNY/tấn, sau khi chạm 3,561 CNY/tấn trong phiên trước, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2018.
Nhà sản xuất thép Trung Quốc Baoshan cho biết họ sẽ giảm giá trong nước khoảng 200 CNY/tấn đối với các sản phẩm thép chính giao tháng 12/2018.
Hoạt động xây dựng tại Trung Quốc thường chậm lại trong mùa đông, hạn chế nhu cầu thép. Trong mùa đông này Trung Quốc cho phép các thành phố và các tỉnh thiếp lập hạn chế sản lượng riêng nhằm giải quyết tình trạng khói bụi.
Trong khi đó tại Mỹ, tính đến tháng 10, tổng khối lượng nhập khẩu thép vào thị trường này giảm 11,4% so với cùng kì năm ngoái xuống 29,1 triệu tấn, theo Hiệp hội Sắt và Thép Mỹ (AISI). Hiệp hội, ủng hộ ngành thép Mỹ, báo cáo lũy kế đến tháng 10, nhập khẩu thép thành phẩm, không yêu cầu thêm bất kì sự gia công nào, vào Mỹ đã giảm 13,3% so với năm ngoái xuống 22,1 triệu tấn.
Hồ sơ nhập khẩu được thông quan trong tháng 10 tổng cộng đạt 2,97 triệu tấn, tăng 5,3% so với tháng 9 và 31,6% so với lượng nhập khẩu cuối cùng trong tháng 9, theo ước tính sơ bộ của Cơ quan Thống kê Mỹ. Nhập khẩu chiếm 21% thị phần Mỹ trong tháng 10 và 23% trong năm nay.
Trong tháng 10, nhập khẩu thép từ Hàn Quốc và Đức lần lượt giảm 7% và 2% xuống 177.000 tấn và 114.000 tấn. Trong khi đó, nhập khẩu thép từ Nhật Bản tăng 23% lên 111.000 tấn; từ Việt Nam tăng 29% lên 97.000 tân và tăng 57% lên 91.000 tấn từ Hà Lan. Nhà cung cấp lớn nhất trong năm nay của Mỹ là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.
Nhập khẩu từ ba quốc gia đều giảm, phần lớn là kết quả của Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại với thuế quan 25% đánh lên toàn bộ thép có nguồn gốc nước ngoài.
Tính tới thời điểm này, nhập khẩu thép cán nóng tăng 22% và 19% đối với thép tấm, theo AISI. Tháng 10, nhập khẩu thanh cốt thép tăng 59%; đường ống tăng 54%; thanh cán nóng tăng 52%; ống thép tăng 32%; sắt tây 29%; sợi thép 20%.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica cuối phiên giảm 1,25 US cent tương đương 1,10% xuống 1,1275 USD/lb, sau khi có lúc chỉ 1,1120 USD, thấp nhất kể từ 5/10/2018. Robusta giao tháng 1/2019 tăng 2 USD tương đương 0,1% lên 1.656 USD/tấn.
Thị trường cà phê arabica tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá đồng real Brazil so với USD, và hoạt động mua của các nhà đầu cơ.
USDA đã nâng dự báo về sản lượng cà phê Brazil khi thấy thời tiết đang thuận lợi.
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2018 chốt phiên giảm 0,33 US cent hay 2,6% xuống 12,61 US cent/lb, sau khi đầu phiên giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần tại 12,57 US cent. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2018 đóng cửa giảm 4,4 USD hay 1,3% xuống 341,5 USD/tấn.
Giá đường bị áp lực bởi đồng real của Brazil giảm giá, đồng tiền này ở mức thấp nhất so với đồng USD trong hơn 1 tháng, khuyến khích các nhà sản xuất bán ra. Giá dầu và xăng giảm mạnh cũng gây sức ép lên đường, gây lo ngại rằng nhu cầu ethanol có thể bị giảm. Nhu cầu mua đầu cơ là yếu. Bộ Nông nghiệp Pháp đã cắt giảm ước tính của họ về vụ cải đường năm 2018 xuống 39,2 triệu tấn từ 40,4 triệu tấn trong tháng trước.
Tại Ấn Độ, chật vật với lượng dự trữ dư thừa, tính tới thời điểm hiện tại, các nhà máy đường, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, đã kí hợp đồng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn sang các quốc gia như Trung Đông và Sri Lanka, theo một quan chức chính phủ Ấn Độ. Trong số đó, khối lượng đường thô xuất khẩu gồm 6 triệu tấn và còn lại 2 triệu tấn là đường trắng.
Trong tháng 10, các nhà máy đường Ấn Độ đã ký thỏa thuận xuất khẩu đường thô lần dầu tiên trong 3 năm vì sự phục hồi của giá đường khi lên cao nhất trong 7 tháng tại New York, cùng với trợ cấp của chính phủ khiến xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn.
Để giải quyết lượng đường dự trữ dư thừa, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các nhà máy đường nội địa bắt buộc phải xuất khẩu 5 triệu tấn đường trong năm tài chính 2018 - 2019 (bắt đầu từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019). Bên cạnh đó, chính phủ còn bù đắp cho các doanh nghiệp chi phí vận chuyển nội bộ, cước phí, bốc dỡ và những phí khác.
Chính phủ Ấn Độ đang đưa ra mức trợ cấp vận tải là 1.000 rupee/tấn đối với các nhà máy đường nằm cách cảng trong 100 km; 2.500 rupee/tấn đối với nhà máy cách cảng trên 100 km; và 3.000 rupee/tấn đối với những mà máy tại các bang khác.
Ấn Độ sản xuất kỉ lục 32,5 triệu tấn đường trong năm tài chính 2017 - 2018 và sản lượng được dự báo đạt mức tương đương hoặc thấp hơn một chút trong năm tài chính hiện tại. Nhu cầu tiêu thụ nội địa hàng năm đạt khoảng 26 triệu tấn. Quốc gia này cũng có lượng đường tồn kho đầu kì là 10 triệu tấn đối với năm tài chính hiện tại, bắt đầu từ tháng trước.
Hồi tháng 6, để cứu trợ ngành đường đang thiếu tiền, chính phủ Ấn Độ đã công bố một gói tài chính trị giá 85 triệu rupee cho ngành, với mục đích chính là thúc đẩy công suất ethanol.
Giá ngô Mỹ giao sau giảm hơn 1% trong phiên qua, chốt phiên giảm 4-3/4 US cent xuống 3,66-1/2 USD/bushel sau khi giảm xuống 3,65-1/2 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 2/11.
Hợp đồng lúa mì kỳ hạn tháng 12/2018 trên sàn giao dịch Chicago giảm 12 US cent xuống 5,07-3/4 USD/bushel và đậu tương kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 5 US cent xuống 8,78-1/4 USD/bushel.
Ngô lấy manh mối từ dầu thô Mỹ, đã ở mức thấp nhất 11 tháng do lo lắng về nhu cầu toàn cầu suy yếu, dư cung và việc bán tháo các tài sản khác gồm chứng khoán. Đôi khi ngô theo xu hướng dầu mỏ do vai trò của nó như nguyên liệu chính để sản xuất ethanol ở Mỹ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chốt sản lượng ở mức 14,626 tỉ bushel, dựa trên sản lượng trung bình 178,9 bushel trên mỗi mẫu Anh. Trong tháng 10, USDA đã dự báo thu hoạch ngô ở mức 14,778 tỉ bushel và năng suất đạt 180,8 bushel trên một mẫu Anh.
Dự trữ ngô trong nước đạt 1,736 tỉ bushel, giảm so với dự báo tháng 10 của chính phủ là 1,813 tỉ bushel. Các nhà phân tích, trước đó dự báo mức dự trữ trung bình là 1,773 tỉ bushel.
Hợp đồng ngô giao sau, vốn tăng nhẹ trước khi báo cáo được công bố, đã giảm 1,5%.
USDA cũng tăng gần hai lần ước tính nguồn cung ngô thế giới lên 307,51 triệu tấn, sau khi Trung Quốc có sự điều chỉnh lớn về dữ liệu sản xuất của mình trong 10 năm qua.
Cơ quan của Mỹ ước tính dự trữ đậu tương trên toàn cầu vào cuối năm trong mùa vụ 2018 - 2019 đạt 112,08 triệu tấn và kho dự trữ lúa mì toàn cầu vào cuối năm đạt 266,71 triệu tấn.
Đậu tương kỳ hạn giảm nhưng được hỗ trợ sau khi Bộ Thương mại Mỹ khẳng định doanh số bán của tư nhân là 276.732 tấn. Ngoài ra, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ hoan nghênh việc nối lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc, nước mua đậu tương hàng đầu thế giới.
Theo USDA, sản lượng đậu tương của nước này sẽ thấp hơn dự báo nhưng lượng dự trữ dự kiến sẽ tăng mạnh khi cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu. USDA cũng đã giảm triển vọng sản lượng ngô nội địa trong báo cáo cung - cầu hàng tháng của mình, với sản lượng từ vụ thu hoạch đang diễn ra thấp hơn kì vọng.
USDA dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ trong năm 2018 - 2019 đạt 4,6 tỉ bushel, giảm so với ước tính trước đó là 4.690 tỷ bushel. Cơ quan này cũng hạ ước tính sản lượng đậu tương trung bình xuống còn 52,1 bushel trên một mẫu Anh so với mức 53,1 bushel trên một mẫu Anh đưa ra hồi tháng trước.
Các chuyên gia phân tích đã dự báo một vụ mùa đậu tương đạt 4,676 tỉ bushel và năng suất 52,9 bushel trên một mẫu Anh, dựa trên ước tính trung bình của các chuyên gia phân tích trong một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters. USDA đã nâng dự báo dự trữ đậu tương của năm của mùa vụ 2018 - 2019, vốn được dự báo đạt mức cao chưa từng thấy, lên tới 955 triệu bushel, vượt mức ước tính trung bình 898 triệu bushel. Trong khi đó, USDA giảm triển vọng xuất khẩu cho năm tài chính hiện tại xuống còn 1,900 tỉ bushel từ mức 2,06 tỉ bushel.
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ vượt ngưỡng 1 tỉ bushel cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc không chấm dứt”, ông Reilly nói.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đóng cửa tăng, sau khi xuống mức thấp nhất 26 tháng trong đầu phiên giao dịch do đồng JPY suy yếu so với đồng USD.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 4/2018 kết thúc phiên tăng 0,8 JPY lên 159 JPY (1,4 kg)/kg, trong đầu phiên hợp đồng này đã giảm xuống 156,6 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 15/9/2016.
Sự sụt giảm của đồng JPY so với USD đã hỗ trợ cao su TOCOM cũng như các hàng hóa được niêm yết khác trên sàn TOCOM. Đồng USD tăng 0,1% so với đồng JPY. Đồng JPY suy yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng JPY phải chăng hơn khi mua bằng các đồng tiền khác. Tuy nhiên, tâm lý tổng thể của thị trường là yếu trong bối cảnh lo ngại rằng sự sụt giảm giá chứng khoán toàn cầu có thể làm giảm chi tiêu tiêu dùng.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
55, 69
|
-4,24
|
-7,1%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
65,47
|
-4,65
|
-6,6%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
46.100,00
|
-2.350,00
|
-4,85%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
4,07
|
-0,04
|
-0,88%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
154,82
|
+0,55
|
+0,36%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
207,35
|
+1,10
|
+0,53%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
633,00
|
-6,00
|
-0,94%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
62.700,00
|
-2.270,00
|
-3,49%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.203,10
|
+1,70
|
+0,14%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.389,00
|
-6,00
|
-0,14%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
13,99
|
+0,01
|
+0,09%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
51,50
|
-0,10
|
-0,19%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
840,07
|
+0,70
|
+0,08%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.114,58
|
+1,29
|
+0,12%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
268,45
|
-0,25
|
-0,09%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.073,00
|
+24,00
|
+0,40%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.935,50
|
-6,50
|
-0,33%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.489,00
|
-7,50
|
-0,30%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.270,00
|
+5,00
|
+0,03%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
366,50
|
0,00
|
0,00%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
507,25
|
-0,50
|
-0,10%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
284,75
|
+0,25
|
+0,09%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,90
|
+0,25
|
+2,35%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
879,25
|
+1,00
|
+0,11%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
304,10
|
+0,20
|
+0,07%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,51
|
-0,04
|
-0,15%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
480,90
|
+0,10
|
+0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.255,00
|
+7,00
|
+0,31%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
112,75
|
-1,25
|
-1,10%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,61
|
-0,33
|
-2,55%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
134,15
|
-1,30
|
-0,96%
|
Bông
|
US cent/lb
|
77,66
|
-0,59
|
-0,75%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
341,30
|
-11,70
|
-3,31%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
157,90
|
-1,40
|
-0,88%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,24
|
-0,02
|
-1,67%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet