Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do những bất ổn liên quan đến việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran. Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2018 tăng 0,35 USD (0,5%) lên 71,31 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 71,92 USD/thùng - cao nhất kể từ tháng 11/2014; dầu Brent giao tháng 7/2018 tăng 0,20 USD lên 78,43 USD/thùng, trong phiên có lúc tăng 1,24 USD lên 79,47 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Sự chênh lệch giữa 2 loại dầu Brent và WTI lên tới hơn 8 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015, do nguồn cung dầu thô Mỹ tăng trong khi rủi ro địa chính trị ảnh hưởng đến sản lượng dầu Brent.
Các chuyên gia nhận định những quan ngại về việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Iran - thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - sẽ là yếu tố hỗ trợ giá dầu trong thời gian tới. Giới kinh doanh e ngại điều này sẽ làm giảm nguồn cung dầu mỏ trên toàn cầu.
Trong năm 2017, giá dầu thế giới đã tăng hơn 70% do nhu cầu tăng mạnh, trong khi sản lượng của OPEC (dẫn đầu bởi Saudi Arabia) và các nước sản xuất khác bao gồm Nga bị hạn chế. Mỹ tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran về chương trình hạt nhân, gia tăng lo ngại rằng thị trường sẽ thiếu hụt vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, sự gia tăng giá dầu bị hạn chế sau khi báo cáo đầu tư và doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 4 thấp hơn so với dự kiến và doanh số bán nhà ở giảm, khiến triển vọng kinh tế của nước này suy giảm ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách điều chỉnh rủi ro nợ và giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ. Viện dầu mỏ Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô tăng gần 5 triệu thùng so với dự kiến của các nhà phân tích giảm 763.000 thùng.
Ngoài ra thị trường thoái lui do đồng USD tăng mạnh mẽ so với các đồng tiền khác lên mức cao nhất kể từ tháng 12. Khi đồng USD tăng, các nhà đầu tư có thể rút khỏi các hàng hóa định giá bằng đồng USD như dầu.
Mặc dù vậy, thị trường vẫn được hậu thuẫn từ OPEC và các nước sản xuất khác cắt giảm sản lượng và các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Số liệu OPEC vừa công bố ngày 14/5 cho thấy rằng, dự trữ dầu tại các quốc gia công nghiệp OECD trong tháng 3/2018 giảm xuống còn cao hơn 9 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, từ mứccao hơn 340 triệu thùng hồi tháng 1/2017. Trong khi đó, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ được dự kiến sẽ tăng khoảng 145.000 thùng/ngày, lên mức cao kỷ lục 7,18 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2018, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết.
Trong báo cáo đưa ra hôm đầu tuần, OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2018 lên 98,85 triệu thùng/ngày, tăng 1,65 triệu thùng/ngày so với năm ngoái.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khi đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi lên trước những kỳ vọng về việc nước này sẽ tăng lãi suất.
Giá vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.290,91 USD/ounce, trong phiên có lúc giá xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2017 là 1.289,4; vàng giao tháng 6/2018 cũng giảm 2,12% (27,9 USD) xuống khép phiên ở mức 1.290,3 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD - thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này tăng 0,7% lên 93,25 (điểm), trong khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng lên mức cao nhất 10 năm trên 3%, đẩy chi phí đi vay cao hơn ở một số nước khác. Lãi suất tăng cao sẽ thúc đẩy đồng USD và đẩy lợi tức trái phiếu tăng, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác và làm giảm sự hấp dẫn đối với tài sản phi lợi nhuận như vàng.
Chủ tịch chi nhánh San Francisco của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông John Williams nói ông ủng hộ tiến trình tăng thêm lãi suất trong năm nay của Fed do lạm phát vẫn chưa đạt mức mục tiêu 2% do Fed để ra. Trong khi đó, giới chuyên gia dự báo nhiều khả năng Fed sẽ quyết định nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng Sáu tới. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên nhưng lại làm giảm sự hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng.
Nhà phân tích Daniel Hynes của ngân hàng ANZ nhận định thị trường đang trong trạng thái chờ đợi Fed tiếp tục tăng lãi suất, và vàng sẽ tiếp tục phải chịu sức ép xuống giá.
Về những kim loại quý khác, giá bạc cũng giảm 1,5% xuống 16,26 USD/oucne, trong phiên có lúc chạm 16,18 USD/ounce, mức thấp nhất trong gần 2 tuần. Giá bạch kim giảm 1,2% xuống 893,99 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 892,24 USD/ounce, mức thấp nhất 1 tuần rưỡi. Giá palađi giảm 1% xuống 986 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 964 USD/ounce, mức thấp nhất 1 tuần.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá sắt và thép tại Trung Quốc đều tăng do tiêu thụ thép tại nước sử dụng hàng đầu thế giới tăng. Sản lượng ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 7%, cao hơn so với dự báo 6,3% và tăng từ mức thấp nhất 7 tháng ở mức 6% trong tháng 3/2018.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tại sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 485,5 NDT/tấn, do giá thép thoái lui từ mức cao đỉnh điểm, trong phiên có lúc đạt 494 NDT (78 USD)/tấn. Giá quặng sắt giao sang cảng Tần Hoàng Đảo tăng 2,2% lên 68,93 USD/tấn trong ngày thứ hai (14/5), mức cao nhất kể từ ngày 16/3, Metal Bulletin cho biết. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10 tại sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.681 NDT/tấn, trong phiên có lúc đạt 3.715 NDT/tấn, mức cao nhất gần 2 tuần. Dự trữ thép cây của các thương nhân Trung Quốc đạt 6,39 triệu tấn tính đến 11/5, giảm 35% so với mức cao nhất 5 năm hồi giữa tháng 3/2018.
Dự trữ sản phẩm thép xây dựng bởi các thương nhân Trung Quốc giảm hơn 1/3 từ mức cao nhất 5 năm hồi giữa tháng 3/2018. Trong khi nhu cầu tăng mạnh, sản lượng thép thô trung bình ngày tại các nhà máy thép Trung Quốc trong tháng 4/2018 đạt 2,56 triệu tấn, mức cao nhất kể từ ít nhất tháng 5/2014, số liệu chính phủ Trung Quốc cho biết. Sự gia tăng sản lượng thép sau khi dỡ bỏ các hạn chế sản xuất tại khu vực phía bắc Trung Quốc diễn ra từ 15/11 đến 15/3, là một phần trong chiến dịch chống ô nhiễm của Bắc Kinh. Trong khi một số thành phố khác gia hạn quy định hạn chế, nhiều nhà máy đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu xây dựng gia tăng sau mùa đông.
Giá đồng giảm do đồng USD tăng cao và tồn kho tăng, bất chấp lạc quan về số liệu sản lượng công nghiệp từ Trung Quốc đã hậu thuẫn giá. Giá đồng hợp đồng tham chiếu trên sàn London giảm 1,1% xuống còn 6.808 USD/tấn. Đồng USD tăng cao khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Dự trữ đồng tại kho ngoại quan LME đạt 291.350 tấn, tăng gần 10.000 tấn kể từ ngày 10/5. Dự trữ đồng tại kho ngoại quan Thượng Hải đạt gần 280.000 tấn, so với mức 250.000 tấn cuối tháng 4/2018. Giá nhôm tăng 0,4% lên 2.327 USD/tấn, giá kẽm tăng 0,2% lên 3.062 USD/tấn, giá chì giảm 1,6% xuống còn 2.348 USD/tấn, giá thiếc giảm 0,4% xuống còn 20.875 USD/tấn và giá nickel giảm 0,5% xuống còn 14.425 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 7 giảm 0,65 US cent tương đương 0,6% xuống 1,1695 USD/lb, per lb; robusta giao tháng 7 USD tương đương 0,8% xuống 1.728 USD/tấn. Thị trường vẫn hướng sự chú ý vào Brazil, mặc dù vụ mùa dự kiến sẽ thu hoạch muộn hơn bình thường. Trong khi đó, giá đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,26 cent tương đương 2,3% lên 11,52 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,3 USD tương đương 0,4% lên 322,4 USD/tấn. Thái Lan đã phân bổ thêm 300.000 tấn đường thô cho sản xuất ethanol trong năm nay, trong bối cảnh giá suy yếu và dư cung toàn cầu lớn.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm theo xu hướng tại Thượng Hải do một số nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra trong bối cảnh dự trữ cao su sản xuất lốp xe tăng cao. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn TOCOM kết thúc phiên giảm 4,2 JPY xuống còn 188,1 JPY/kg, chịu áp lực bởi giá cao su kỳ hạn Thượng Hải giảm. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 230 NDT xuống còn 11.440 NDT/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
71,31
|
+0,35
|
+0,5%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
78,43
|
+0,20
|
+0,31%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
50.070,00
|
+350,00
|
+0,70%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,83
|
-0,01
|
-0,32%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
220,07
|
-0,41
|
-0,19%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
224,15
|
-0,75
|
-0,33%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
683,00
|
-4,75
|
-0,69%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
67.400,00
|
+310,00
|
+0,46%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.290,70
|
-0,40
|
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.575,00
|
-48,00
|
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,26
|
-0,01
|
-0,06%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
57,80
|
-0,50
|
-0,86%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
898,20
|
+1,16
|
+0,13%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
980,96
|
-1,33
|
-0,14%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
305,20
|
-0,40
|
-0,13%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.808,00
|
-77,00
|
-1,12%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.327,00
|
+8,00
|
+0,34%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.062,00
|
+7,00
|
+0,23%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.875,00
|
-75,00
|
-0,36%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
402,75
|
+0,50
|
+0,12%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
494,00
|
+0,50
|
+0,10%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
241,75
|
+1,50
|
+0,62%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,51
|
+0,03
|
+0,20%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.013,25
|
-5,50
|
-0,54%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
380,60
|
-1,70
|
-0,44%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,05
|
-0,07
|
-0,22%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
532,90
|
-0,60
|
-0,11%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.674,00
|
-105,00
|
-3,78%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
116,95
|
-0,65
|
-0,55%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,52
|
+0,26
|
+2,31%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
169,90
|
-1,45
|
-0,85%
|
Bông
|
US cent/lb
|
83,80
|
+0,04
|
+0,05%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
619,00
|
+6,30
|
+1,03%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
188,30
|
+0,20
|
+0,11%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,50
|
+0,01
|
+0,60%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet