Trên thị trường năng lượng, giá dầu vừa lập đỉnh mới, có lúc vượt 80 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014. Nguồn cung dầu từ Venezuela giảm mạnh cùng lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ khiến xuất khẩu từ Iran gián đoạn và dự trữ dầu toàn cầu suy giảm đã đẩy giá dầu tăng gần 20% trong năm 2018.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 6/2018 không thay đổi so với phiên trước, ở mức 71,49 USD/thùng. Tuy nhiên, dầu Brent biển Bắc có lúc lập kỷ lục 80,5 USD/thùng (lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014 vượt ngưỡng 80 USD/thùng), trước khi giảm nhẹ để kết thúc phiên ở mức 79,28 USD/thùng (-2 US cent).
Những lo ngại về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đang "hỗ trợ" thị trường dầu mỏ do lo ngại có thể làm giảm nguồn cung ứng dầu thô toàn cầu. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh các yếu tố khác như căng thẳng địa chính trị, lượng dầu dự trữ sụt giảm và nhu cầu năng lượng tăng cao sẽ tiếp tục đẩy giá dầu thế giới đi lên.
Doanh số bán dầu của Iran có thể giảm 300.000-500.000 thùng/ngày trong 6 tuần tới cũng như sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran trong tháng này và việc bổ sung các biện pháp trừng phạt có thể hạn chế xuất khẩu dầu thô từ nước sản xuất lớn thứ 3 của OPEC. Sản lượng dầu thô Mỹ tăng 27% trong 2 năm qua lên mức cao kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày, gần mức 11 triệu bpd của nhà sản xuất hàng đầu – Nga.
Dự trữ dầu thô và nhiên liệu toàn cầu giảm mạnh trong mấy tháng gần đây do nhu cầu tăng mạnh và OPEC cắt giảm sản lượng. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước sản xuất không thuộc OPEC đã hạn chế sản lượng kể từ đầu năm 2017, tháng 6 tới sẽ họp tiếp để thảo luận có duy trì thỏa thuận kiềm chế sản xuất hay không.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tương đối ổn định do lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng và đồng USD mạnh lên do những quan ngại về nguy cơ chính trị tại Italy.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay vững ở 1.290,51 USD/ounce, trước đó có lúc giá xuống 1.285,41 USD/ounce, mức thấp nhất trong bốn tháng rưỡi; vàng giao tháng 6 giảm 0,2% (2,1 USD) xuống 1.289,40 USD/ounce.
Chuyên gia Chris Gaffney, thuộc Everbank, nhận định sự biến động của đồng USD và chính sách lãi suất là những yếu tố tác động mạnh đến thị trường vàng. Theo chuyên gia này, vàng xuống giá là do đồng USD mạnh lên. Thêm nữa, tình hình chính trị hiếu chắc chắn tại bán đảo Triều Tiên cũng hỗ trợ giá kim loại quý này.
Đồng bạc xanh tăng và việc lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mức cao nhất 7 năm đã khiến giá vàng giảm hơn 2% từ đầu tuần tới nay. Đồng USD đã tăng gần 4% trong quý này trước những đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay để kiềm chề lạm phát, vào thời điểm khi mà các ngân hàng trung ương khác vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã bất ngờ hủy cuộc hội đàm cấp cao với Seoul dự kiến diễn ra ngày 16/5 tại làng đình chiến Panmunjom. Lý do được Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên, ông Ri Son Gwon đưa ra là Triều Tiên lên án cuộc tập trận thường niên "Thần Sấm" của Mỹ và Hàn Quốc.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,6% lên 16,44 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 0,4% lên 890,8 USD/ounce lúc đóng cửa nhưng trong phiên có lúc chạm 879 USD/ounce, mức thấp nhất 5 tháng. Giá palađi giảm 0,6% xuống 977,47 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá sắt thép tiếp tục giảm sau dự báo nhu cầu của Trung Quốc trong những tháng tới sẽ giảm khi nước này chuyển hướng tập trung từ ngành công nghiệp nặng sang dịch vụ. Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống còn 483 NDT (75,89 USD)/tấn. Dự kiến chỉ khoảng 1/2 công suất sản xuất thép của Trung Quốc sẽ tuân thủ tiêu chuẩn khí thải cực thấp vào năm 2020. Các nhà máy thép sẽ cần phải lắp đặt thiết bị môi trường đắt tiền và sử dụng nguyên liệu cấp cao hơn để đạt được mục tiêu.
Giá nhôm cũng giảm do dự trữ tăng cho thấy nguồn cung có thể bù đắp sự thiếu hụt nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rusal không được dỡ bỏ. Giá nhôm hợp đồng tham chiếu tại LME đóng cửa giảm 1% xuống còn 2.293 USD/tấn. Tuy nhiên, giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại LME tăng 0,8% lên 6.879 USD/tấn. Sản lượng đồng tinh chế của Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 12,3% so với cùng tháng năm ngoái, lên 778.000 tấn; giá nickel tăng 0,8% lên 14.595 USD/tấn, kim loại này đã tăng 15% trong năm nay. Thâm hụt thị trường nickel toàn cầu tăng lên 15.700 tấn trong tháng 3/2018, so với sự điều chỉnh thâm hụt 6.600 tấn tháng trước đó. Giá kẽm tăng 0,7% lên 3.096 USD/tấn, giá chì tăng 1,4% lên 2.374 USD/tấn và giá thiếc giảm 0,4% xuống còn 20.650 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 0,6 cent tương đương 0,51% lên 1,179 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 13 USD tương đương 0,75% lên 1.750 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 1.757 USD/tấn, mức cao nhất 1 tuần.
Giá đường thô giảm từ mức cao nhất gần 2 tuần do các nhà sản xuất đẩy mạnh bán ra, hợp đồng giao tháng 7 giảm 0,05 cent tương đương 0,43% xuống 11,56 cent/lb, trong phiên có lúc đạt 11,75cent/lb, mức cao nhất kể từ 4/5. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 4,2 USD tương đương 1,3% lên 326,7 USD/tấn.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM- tham chiếu cho thị trường Đông Nam Á, hợp đồng tham chiếu tăng phiên thứ 2 liên tiếp theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn TOCOM kết thúc phiên tăng 1,4 JPY lên 189,9 JPY/kg. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tăng 50 NDT lên 11.445 NDT/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên sàn SICOM giảm 0,1 Uscent xuống còn 140 Uscent/kg.
Giá lúa mì tăng phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ở khắp các nước sản xuất trọng điểm trên thế giới. Giá lúa mì đỏ, cứng vụ đông kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago tăng 3-1/4 cent lên 4,97-1/2 USD/bushel.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
71,49
|
0
|
0
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
79,28
|
-0,02
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
51.410,00
|
+370,00
|
+0,72%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,85
|
-0,01
|
-0,38%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
224,90
|
+0,59
|
+0,26%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
228,55
|
+0,47
|
+0,21%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
698,50
|
-5,75
|
-0,82%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
68.570,00
|
+220,00
|
+0,32%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.288,40
|
-1,00
|
-0,08%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.587,00
|
+14,00
|
+0,31%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,44
|
-0,04
|
-0,25%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,40
|
+0,40
|
+0,69%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
890,63
|
-0,57
|
-0,06%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
981,48
|
+1,28
|
+0,13%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
308,35
|
-0,55
|
-0,18%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.879,00
|
+53,00
|
+0,78%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.293,00
|
-22,50
|
-0,97%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.096,00
|
+21,50
|
+0,70%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.650,00
|
-75,00
|
-0,36%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
396,00
|
+0,75
|
+0,19%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
499,75
|
+2,25
|
+0,45%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
241,00
|
-0,25
|
-0,10%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,50
|
-0,05
|
-0,40%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.002,50
|
+7,50
|
+0,75%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
376,60
|
+1,50
|
+0,40%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,08
|
+0,14
|
+0,45%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
532,60
|
0,00
|
0,00%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.639,00
|
-91,00
|
-3,33%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
117,90
|
+0,60
|
+0,51%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,56
|
-0,05
|
-0,43%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
169,95
|
-0,10
|
-0,06%
|
Bông
|
US cent/lb
|
85,18
|
+0,15
|
+0,18%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
639,00
|
+10,00
|
+1,59%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
194,60
|
+4,70
|
+2,47%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,47
|
-0,01
|
-0,74%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg