menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 22/6: Giá dầu giảm, vàng tăng, cà phê dao động

15:25 22/06/2018

Vinanet - Phiên giao dịch 21/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 22/6 giờ VN), giá các hàng hóa chủ chốt tiếp tục biến động trái chiều.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8/2018 giảm 0,17 USD xuống 65,54 USD/thùng; dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,69 USD xuống 73,05 USD/thùng.
Mặc dù dự đoán các nước sản xuất dầu trong và ngoài OPEC sẽ đạt được một thỏa thuận gia tăng sản lượng khai thác để bình ổn giá dầu trong cuộc họp dự kiến bắt đầu từ hôm nay 22/6 tại thủ đô Vienna của Áo, nhưng các nước thành viên OPEC đang khó khăn trong việc tìm sự đồng thuận để tăng sản lượng. Trong khi Saudi Arabia cảnh báo tình trạng nguồn cung thiếu hụt và giá nhiên liệu tăng cao, còn Iran có thái độ phản đối đề xuất tăng cường khai thác dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng Iran, Bijan Zanganeh, cho rằng OPEC khó có thể đạt được một thỏa thuận trong cuộc họp ngày 22-23/6 bởi ông cho rằng OPEC cần thảo luận và quyết định vấn đề nâng sản lượng khai thác dầu mỏ bên trong tổ chức này rồi mới có thể tính đến việc hợp tác với Nga, nước xuất khẩu dầu mỏ quan trong ngoài OPEC. Điều này cũng cho thấy Iran đã không còn thái độ phản đối bất cứ động thái tăng sản lượng như trước đây, mà đã tỏ ý có thể ủng hộ phương án nâng một lượng nhỏ sản lượng dầu.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ecuador - một thành viên của OPEC- Carlos Perez cho biết ông kỳ vọng sản lượng khai thác của các nước thành viên trong và ngoài OPEC sẽ được tăng thêm 600.000 thùng/ngày. Harry Tchilinguirian, giám đốc chiến lược tại ngân hàng Pháp BNP Paribas trả lời Reuters rằng ông dự kiến OPEC và Nga đồng ý thỏa hiệp, sản lượng dầu sẽ tăng nhẹ.
OPEC và các nhà sản xuất chủ chốt khác gồm cả Nga bắt đầu hạn chế sản lượng đầu năm 2017 để hỗ trợ giá, nhưng thị trượng đang thắt chặt khiến các nước tiêu dùng kêu gọi thêm nguồn cung. Dầu Brent đã đạt mức cao nhất trong ba năm rưỡi trên 80 USD/thùng vào tháng trước nhưng đã giảm ổn định trong những tuần gần đây do Saudi Arabia, lãnh đảo của OPEC đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá tăng nếu sản lượng vẫn ổn định. Ông cho biết thị trường dầu mỏ hiện đã tái cân bằng và mục tiêu của ông là ngăn cản tình trạng thiếu dầu thô trong tương lai.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ trở lại nhờ hoạt động mua vào của Nga. Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.265,4 USD/ounce, sau khi có lúc rơi xuống mức thấp nhất kể từ 19/12/2017 là 1.206,84 USD/ounce; vàng giao tháng 8/2018 đóng phiên ở mức 1.270,50 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạc tăng 0,4% lên 16,33 USD/ounce, pallađi mất 1,5% xuống 950 USD/ounce và bạch kim giảm 0,1% xuống 866,10 USD/ounce.
Chuyên gia Dan Pavilonis, thuộc RJO Futures, nhận định giá vàng bắt đầu phục hồi, khi đồng USD suy yếu. Bên cạnh đó, giá vàng còn nhận được hỗ trợ từ hoạt động mua vào vàng của Nga. Theo chuyên gia Dan Pavilonis, một số nguồn tin tiết lộ trong hai tuần qua Nga đã tăng cường mua vào vàng và bán ra trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Lãi suất của Mỹ đi lên và triển vọng tiếp tục tăng trong cuối năm nay đã khiến đồng USD so với rổ các đồng tiền chính khác tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2017. Lãi suất tăng thường làm các nhà đầu tư rời bỏ vàng khi không còn mang lại lợi nhuận và thêm chi phí cất giữ.
George Gero, Phó Chủ tịch RBC Capital Markets, cho rằng Nga đang nỗ lực tăng giá đồng nội tệ, trước sự đi xuống của giá dầu. Thêm vào đó, Nga cũng là một nhà sản xuất vàng lớn và nước này đang tiến hành ổn định thị trường.
Tuy nhiên, giới quan sát cho biết lượng vàng do các quỹ giao dịch tại Mỹ nắm giữ đang sụt giảm kể từ tháng Tư. Nhà phân tích Julius Baer thuộc Carsten Menke đánh giá rằng các nhà đầu tư đang tập trung vào đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ hơn là mối đe dọa từ quan hệ thương mại căng thẳng với Liên minh châu Âu (EU), giữa bối cảnh chi tiêu tiêu dùng trong nước vẫn là động lực chính của nền kinh tế.
Các thương nhân cho biết việc phá vỡ mức hỗ trợ 1.265 USD, một mức thoái lui Fibonacci có nghĩa là giá tiếp tục giảm, nhưng các chỉ số cho thấy vàng đã bị bán quá nhiều và có khả năng điều chỉnh lại.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng ổn định quanh mức thấp nhất 3 tuần do các nhà đầu tư đề phòng tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể làm giảm nhu cầu kim loại tại Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới. Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,2% lên 6.786 USD/tấn. Nhà phân tích Caroline Bain tại công ty Capital Economics cho biết giá đồng có thể giảm tiếp.
Việc hủy bỏ 14.225 tấn đồng tại các kho của LME đã kéo lượng dự trữ sẵn sàng đưa ra thị trường giảm xuống còn 252.375 tấn. Tuy nhiên, con số này tăng khoảng 20.000 tấn so với đầu tháng, dấu hiệu cho thấy nguồn cung tốt. Tổ chức Nghiên cứu đồng Quốc tế cho biết các thị trường đồng đã tinh chế trên toàn cầu dư thừa 55.000 tấn trong tháng 3 và 87.000 tấn trong tháng 2. Trong khi đó, số liệu của Trung Quốc chỉ ra sản lượng đồng đã tinh chế tăng 15,5% trong tháng 5 so với một năm trước.
Giá đồng đã giảm gần 8% giá trị từ mức cao trên 4 năm vào đầu tháng 6. Lo sợ về một cuộc chiến thương mại toàn diện với Mỹ đã làm dấy lên những nghi ngại về nền kinh tế của Trung Quốc sau khi tăng trưởng trong tháng 5 yếu hơn dự kiến.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta giao tháng 9 tăng 6 USD tương đương 0,4% lên 1.701 USD/tấn; tuy nhiên arabica giao cùng kỳ hạn giảm 0,4 US cent tương đương 0,3% xuống 1.1625 USD/lb. Nguồn cung robusta bị thắt chặt bởi giá thấp nên người trồng cà phê Việt Nam không muón bán ra. Được biêt, hiện nông dân còn giữ lại khoảng 10% sa lượng của vụ 2017/18.
Giao dịch cà phê chậm lại ở Việt Nam, giá trong nước không đổi sau khi xuống mức thấp nhất 25 tháng hồi đầu tuần, trong khi các thương nhân tại Indonesia hầu như chưa hoạt động trở lại sau đợt nghỉ lễ kéo dài. Tại Tây Nguyên cà phê được chào bán ở mức 35.500 đồng/kg, ổn định so với tuần trước. Thời tiết tại Tây Nguyên vẫn thuận lợi với lượng mưa cho phép người trồng cà phê tiếp tục thay thế những cây cà phê già cỗi và không năng suất. Nông dân tại khu vực này có kế hoạch trồng thay thế hơn 18.000 ha cà phê trong năm nay, sử dụng giống mới cho chất lượng và sản lượng tốt hơn. Việt Nam đã xuất khẩu 81.974 tấn cà phê trong nửa đầu tháng 6 so với 82.469 tấn trong nửa đầu tháng 5. Cà phê xuất khẩu tới ngày 15/6 đạt tổng cộng 959.505 tấn, với kim ngạch 1,85 tỷ USD.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,02 US cent hay 0,2% lên 12,21 US cent/lb, trong khi đó đường trắng kỳ hạn tháng 8 chốt phiên giảm 30 US cent hay 0,1% xuống 343,8 USD/tấn. Các đại lý cho biết thời tiết khô hạn tiếp tục ở Brazil có thể gây thiệt hại cho cây mía mặc dù một số đã hạ thấp mức độ đe dọa. Nhà phân tích Tobin Gorey của ngân hàng Commonwealth, Australia cho biết.
Trong khi đó tại Ấn Độ, xuất khẩu đường gặp khó vì thị trường thế giới dư thừa. Mặc dù chính phủ Ấn Độ đưa ra hạn ngạch xuất khẩu đường là 2 triệu tấn, nhưng nhiều thương lái tỏ ra bi quan rằng các nhà máy chỉ có thể xuất khẩu được 1/4 hạn ngạch do thế giới đang dư thừa đường. Ấn Độ hiện là quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới. Việc nước này giảm xuất khẩu sẽ là nhân tố quan trọng giúp hỗ trợ giá đường thế giới vốn đang ở mức rất thấp. Năm nay, Ấn Độ sản xuất được 32 triệu tấn đường so với mức tiêu thụ chỉ 25 triệu tấn trong khi sản lượng được dự báo sẽ còn tăng hơn nữa.
Cao su giảm giá trong phiên vừa qua theo xu hướng giá dầu. Cao su kỳ hạn tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm xuống gần mức thấp nhất 20 tháng trong đầu phiên giao dịch do giá dầu đi xuống bởi dấu hiệu Iran có thể hỗ trợ OPEC tăng nhẹ sản lượng dầu. Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 1,8 yên xuống 174,2 yên/kg. Trong khi đó tại Thượng Hải, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tăng 45 NDT, đóng cửa tại 10.340 NDT/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,54

-0,17

-0,26%

Dầu Brent

USD/thùng

73,05

-1,69

-1,82%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.420,00

-490,00

-1,02%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,98

+0,00

+0,13%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

202,75

+1,52

+0,76%

Dầu đốt

US cent/gallon

209,08

+2,07

+1,00%

Dầu khí

USD/tấn

638,50

+3,00

+0,47%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

64.950,00

-430,00

-0,66%

Vàng New York

USD/ounce

1.270,00

-0,50

-0,04%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.480,00

-10,00

-0,22%

Bạc New York

USD/ounce

16,34

+0,01

+0,09%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,80

-0,50

-0,86%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

861,44

-2,21

-0,26%

Palladium giao ngay

USD/ounce

954,45

+1,20

+0,13%

Đồng New York

US cent/lb

304,60

+0,25

+0,08%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.786,00

+13,00

+0,19%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.179,00

+13,00

+0,60%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.918,00

-77,00

-2,57%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.500,00

-150,00

-0,73%

Ngô

US cent/bushel

366,50

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

505,00

-1,75

-0,35%

Lúa mạch

US cent/bushel

240,25

+1,00

+0,42%

Gạo thô

USD/cwt

10,33

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

901,50

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

332,90

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,80

+0,01

+0,03%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

508,40

-3,50

-0,68%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.513,00

-40,00

-1,57%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

116,25

-0,40

-0,34%

Đường thô

US cent/lb

12,21

+0,02

+0,16%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

158,35

-0,85

-0,53%

Bông

US cent/lb

84,22

-0,07

-0,08%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

547,00

+15,00

+2,82%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,90

-0,30

-0,17%

Ethanol CME

USD/gallon

1,44

+0,02

+1,13%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg