menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 25/10/2018: Giá biến động thất thường

14:24 25/10/2018

Vinanet - Phiên 24/10/2018 trên thị trường quốc tế (kết thúc vào rạng sáng 25/10/2018 giờ VN), giá dầu thô biến động thất thường trong khi cà phê và vàng giảm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô biến động trái chiều, trước báo cáo về dự trữ nhiên liệu tại Mỹ và triển vọng gia tăng nguồn cung từ Saudi Arabia.
Kết thúc phiên, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 39 US cent (0,6%) lên 66,82 USD/thùng nhưng dầu Brent giảm 27 US cent (0,4%) xuống 76,17 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay dự trữ xăng của nước này trong tuần trước đã giảm 4,8 triệu thùng xuống 229,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2017, còn dự trữ các sản phẩm chưng cất, trong đó có dầu diesel, giảm 2,3 triệu thùng. Giá xăng kỳ hạn của Mỹ đã tăng 0,9% lên 1,853 USD/gallon ( 1 gallon = 3,78 lít). Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 6,3 triệu thùng, cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng 3,7 triệu thùng do cuộc khảo sát của hãng Reuters đưa ra trước đó.
Theo các chuyên gia, giá dầu Brent chịu tác động từ triển vọng nguồn cung toàn cầu, khi kế hoạch gia tăng sản lượng của Saudi Arabia có thể giảm sức hấp dẫn của mặt hàng này. Saudi Arabia khẳng định có đủ năng lực gia tăng cung cấp một cách nhanh chóng để bù đắp toàn bộ số dầu mất đi do Iran
Bên cạnh đó, các nhà giao dịch vẫn duy trì lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên toàn cầu. việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2019. Hơn nữa, sự yếu đi của thị trường chứng khóa cũng làm giảm nhu cầu mua vào các tài sản như dầu mỏ.
Giá than cốc tại Trung Quốc vừa trải qua phiên tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần bởi lo ngại nguồn cung khan hiếm khi các tỉnh phía Đông Bắc nước này thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Trên sàn Đại Liên, than cốc tăng 2,6% lên 2.435 CNY (350,96 USD0/tấn, cao nhất kể từ 12/10/2018. Tuần này, một số nhà sản xuất ở vùng Đông Bắc đã nâng giá hàng thực thêm 50 – 100 CNY/tấn, kéo giá hợp đồng kỳ hạn tăng theo. Than luyện cốc cũng tăng 1,1% lên 1.395 CNY/tấn sau khi xảy ra một vụ tai nạn ở tỉnh Sơn Đông làm chết 3 người và khiến cho 41 mỏ phải tạm thời ngừng khai thác.
Trên thị trường kim loại quý, giá giảm khi các nhà đầu tư bán ra để chốt lời khi cổ phiếu sụt giá đẩy giá kim loại quý này lên mức cao nhất của ba tháng trong phiên trước đó, trong bối cảnh USD mạnh lên làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.228,75 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2018 giảm 5,7 USD (0,46%) xuống đóng phiên ở mức 1.231,10 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD, thước đo đánh giá đồng bạc xanh với rổ tiền tệ chính, đã tăng 0,52% lên 96,45 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 17/8. Giá vàng thường đi ngược chiều với đồng USD do đồng tiền này sẽ khiến vàng kém hấp dẫn đối với những người mua nắm giữ đồng tiền khác.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm do sức ép từ báo cáo lợi nhuận không mấy khả quan, lo ngại về vấn đề ngân sách của Italia và tăng trưởng kinh tế thế giới có dấu hiệu hụt hơi, đã thúc đẩy các nhà đầu tư sử dụng vàng như là kênh đầu tư an toàn giữa lúc căng thẳng kinh tế và bất ổn chính trị gia tăng trên thế giới.
Những kim loại quý khác cũng giảm trong phiên vừa qua. Palađi đã giảm 1,2% xuống 1.126,60 USD/ounce sau khi đạt mức cao kỷ lục 1.150,50 USD/ounce trong phiên trước đó do nguồn cung thắt chặt; bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 14,68 USD/ounce, còn giá bạch kim giao ngay giảm 0,4% xuống 826,99 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá cũng đồng loạt giảm do USD mạnh lên còn chứng khoán toàn cầu tiếp tục mất điểm khiến nhà đầu tư giảm sự quan tâm tới những tài sản có độ rủi ro cao.
Trên sàn London – tham chiếu cho thị trường toàn cầu, giá đồng giao sau 3 tháng giảm 0,3% xuống 6.179 USD/tấn, nhôm cùng kỳ hạn giảm 0,2% xuống 1.998 USD/tấn, chì giảm 0,6% xuống 2.005 USD/tấn, nickel giảm 1,2% xuống 12.225 USD/tấn và thiếc giảm 0,1% xuống 19.275 USD/tấn.
Riêng mặt hàng kẽm, mặc dù cũng giảm vào cuối phiên giao dịch nhưng đã trải qua một phiên biến động mạnh. Mặc dù kết thúc ở mức giảm 0,2% xuống 2.663 USD/tấn, nhưng đầu phiên, kim loại dùng trong ngành mạ thép này đã vọt lên mức cao nhất 3 tuần. Thị trường kẽm luôn tích cực kể từ sau khi giá xuống mức thấp nhất 22 tháng hồi tháng 8 vừa qua. Từ tháng 8/2018 tới nay, kẽm đã tăng giá 16,5%, và hiện mức chênh lệch giá giữa hợp đồng giao ngay với hợp đồng giao sau 3 tháng vẫn ở mức 47 USSD, tức là sát mức cao nhất 1 năm đạt tới vào ngày 22/10/2018 (63 USD), dấu hiệu cho thấy nguồn cung ngắn hạn vẫn đang khan hiếm. Lượng kẽm lưu kho của sàn London đã giảm từ 240.000 tấn hồi tháng 8 xuống dưới 100.000 tấn hiện nay, sát mức thấp nhất 10 năm.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 0,85 US cent tương đương 0,7% xuống 1,2025 USD/tấn, robusta giao tháng 1/2019 giảm 2 USD tương đương 0,1% xuống 1.717 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê Uganda trong tháng vừa qua giảm 14,2% so với tháng 9/2017.
Giá cao su tại Tokyo giảm trong phiên vừa qua do lo ngại nhu cầu chậm lại ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc. Hợp đồng giao tháng 3/2019 trên sàn Tokyo giảm 0,3 JPY tương đương 0,2% xuống 166,8 JPY (1,48 USD)/kg. Hợp đồng giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải cũng giảm 80 CNY xuống 11.945 CNY (1.721 USD)/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc xuống chỉ 11.835 CNY, thấp nhất kể từ 7/9/2018.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý 3/2018 chỉ đạt 6,5%. Mặc dù chính phủ nước này đã bổ sung các biện pháp kích thích kinh tế, hướng vào hỗ trợ các công ty tư nhân, nhưng giới đầu tư vẫn lo ngại về hiệu quả của các biện pháp này.
Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Thái Lan tháng 9/2018 giảm trong khi tại Indonesia sản lượng giảm khiến nguồn cung khan hiếm có thể giúp giá cao su hồi phục vào tháng tới.
Giá đường thô đã lập mức cao nhất 9 tháng rưỡi do sản lượng giảm ở Brazil. Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 3 năm sau kết thúc phiên tăng 0,2 US cent tương đương 1,5% lên 14,01 US cent/lb, trước đó có lúc đạt 14,24 US cent, cao nhất kể từ tháng 1/2018. Hàng loạt các yếu tố về nguồn cung đang hậu thuẫn giá đường.
Sản lượng đường Brazil nửa đầu tháng 10/2018 giảm 43% do thiếu mưa và các nhà máy tiếp tục ưu tiên sản xuất ethanol hơn là đường.
Xuất khẩu đường của Thái dự báo giảm mạnh 40 – 50% trong năm 2019, vì đa số mía đã được cam kết sử dụng cho ngành hóa sinh. Chính phủ Thái Lan đã quảng bá kế hoạch phát triển hóa sinh kể từ tháng 7/2018 để hỗ trợ ngành mía đường và đưa Thái Lan trở thành trung tâm của ngành tại ASEAN.
Ngành hóa sinh là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chính phủ Thái Lan, với giá trị đầu tư dự kiến đạt 130 tỉ baht vào năm 2027. Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan, Uttama Savanayana cho biết quốc gia này phấn đấu trở thành trung tâm hóa sinh của khu vực vào năm 2027, với mặt hàng được tập trung nghiên cứu là bao bì sinh học và hóa sinh.
“Kế hoạch phát triển hóa sinh được đặt tại Khon Kaen, Nakhon Sawan và Kamphaeng Phep vì những vùng đó có nguyên liệu thô, gồm cây sắn và mía”, ông Savanayana nói. Các công ty như Thai Beverage, Global Green Chemicals, Mitr Phol Group, Purac Thailand, Corbion Group và Kaset Thai International Sugar Corporation đều đang quan tâm tới kế hoạch hóa sinh này.
Cuba, quốc gia từng đứng vị trí hàng đầu thế giới về sản xuất đường, lần đầu tiên trong lịch sử phải nhập khẩu mặt hàng này với khối lượng lớn từ Pháp. Theo số liệu của Cơ quan Xuất khẩu Nông sản và Thủy hải sản FranceAgriMer (Pháp), trong giai đoạn 2001-2017, Cuba đã nhập khẩu 3 tấn đường từ Pháp. Tuy vậy, chỉ trong ba tháng của mùa Hè 2018 (từ tháng 6-8/2018), con số trên đã tăng lên mức 40.000 tấn. Theo FranceAgriMer, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Cuba nhập khẩu khối lượng đường lớn từ Pháp.
Đầu thập niên 1990, Cuba sản xuất khoảng 8 triệu tấn đường/năm và một thập niên sau đó, sản lượng chỉ còn chưa tới 2 triệu tấn/năm. Khi đó, đường chiếm xấp xỉ 75% kim ngạch xuất khẩu của Cuba. Năm 2015, con số này chỉ là 13% khi xuất khẩu các sản phẩm khác như nickel và thuốc lá của Cuba gia tăng. Niên vụ đường 2017-2018 của Cuba đã gặp thiệt hại lớn do cơn bão Irma, sau một mùa mưa dài ngày. Tổ chức tư vấn nông nghiệp FO Licht (Vương quốc Anh) dự đoán sản lượng đường của Cuba sẽ cải thiện trong niên vụ tới và có thể đạt 1,5 triệu tấn.
Giá hàng hóa thế giới 

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

66,82

+0,39

+0,6%

Dầu Brent

USD/thùng

76,17

-0,27

-0,35%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

51.120,00

-680,00

-1,31%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,18

+0,01

+0,44%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

180,47

-1,76

-0,97%

Dầu đốt

US cent/gallon

224,21

-1,00

-0,44%

Dầu khí

USD/tấn

693,75

-3,50

-0,50%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

67.100,00

-660,00

-0,97%

Vàng New York

USD/ounce

1.236,80

+5,70

+0,46%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.432,00

-8,00

-0,18%

Bạc New York

USD/ounce

14,71

+0,03

+0,20%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,50

+1,00

+1,90%

Bạch kim

USD/ounce

830,27

+0,11

+0,01%

Palađi

USD/ounce

1.127,90

-0,64

-0,06%

Đồng New York

US cent/lb

274,85

-0,90

-0,33%

Đồng LME

USD/tấn

6.179,00

-17,00

-0,27%

Nhôm LME

USD/tấn

1.997,00

-4,00

-0,20%

Kẽm LME

USD/tấn

2.663,00

-6,00

-0,22%

Thiếc LME

USD/tấn

19.275,00

-25,00

-0,13%

Ngô

US cent/bushel

368,25

-2,00

-0,54%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

499,50

-9,50

-1,87%

Lúa mạch

US cent/bushel

291,75

-5,25

-1,77%

Gạo thô

USD/cwt

11,06

+0,03

+0,27%

Đậu tương

US cent/bushel

863,50

-7,50

-0,86%

Khô đậu tương

USD/tấn

306,10

-4,60

-1,48%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,61

-0,15

-0,52%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

491,00

-5,30

-1,07%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.137,00

-50,00

-2,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

120,25

-0,85

-0,70%

Đường thô

US cent/lb

14,01

+0,20

+1,45%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

140,05

+2,55

+1,85%

Bông

US cent/lb

77,07

-1,92

-2,43%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

303,00

-11,30

-3,60%

Cao su TOCOM

JPY/kg

167,20

+0,40

+0,24%

Ethanol CME

USD/gallon

1,29

+0,01

+0,47%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg        

 

Nguồn:Vinanet