Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm bởi dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ nới lỏng quyết định cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận được thực thi từ đầu năm 2017.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 1,13 USD (1,57%), xuống 70,71 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giảm 1,01 USD (1,27%), xuống 78,79 USD/thùng.
Nguồn tin từ ngành dầu mỏ cho hay, OPEC có thể tính tới việc nâng sản lượng dầu trong tháng Sáu tới để bù đắp cho nguồn cung từ Venezuela và Iran bị sụt giảm. Cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị kéo dài tại Venezuela đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất dầu mỏ của quốc gia Nam Mỹ này, trong khi việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng khiến sản lượng dầu của Iran có nguy cơ bị thắt chặt.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được nới lỏng nếu các nước trong và ngoài OPEC tham gia thỏa thuận này nhận thấy thị trường dầu mỏ đã lấy lại được sự cân bằng trong tháng Sáu tới. Sản lượng dầu mỏ của Venezuela hiện đã giảm xuống còn khoảng 1,4 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng còn chịu tác động tiêu cực khi Tổng thống Mỹ Donald
Trump quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng vượt 1.300 USD/ounce, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Giá vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.305,18 USD/ounce, trong phhiên có lúc giá đạt 1.306,56 USD/ounce, mức cao nhất trong 9 phiên qua; vàng giao tháng Sáu tăng 14,8 USD (1,2%) lên đóng cửa ở mức 1.304,40 USD/ounce.
Việc Tổng thống Mỹ quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn như vàng. Chiến lược gia Phil Streible, thuộc RJO Futures, nhận định giá vàng đã lấy được đà tăng trước diễn biến mới liên quan đến Triều Tiên. Thống kê cho thấy trước khi Tổng thống Mỹ D.Trump đưa ra quyết định trên, giá vàng giao ngay đã giảm 5% so với mức cao nhất trong gần ba tháng (1.365,23 USD/ounce) hôm 11/4. Các chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank, Frankfurt cho biết: "Cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên cho thấy các điểm nóng địa chính trị đã giảm bớt, điều này sẽ tác động lớn lên giá vàng trong thời gian tới". Do vậy, khi tình hình này nóng trở lại, giá vàng sẽ được dịp hồi phục lại các mốc cũ đã mất.
Bên cạnh đó, giá vàng còn nhận được hỗ trợ sau khi Mỹ khởi động cuộc điều tra đối với các mẫu xe nhập khẩu và dấy lên đồn đoán về mức thuế mới tương tự như thuế đánh vào nhôm, thép nhập khẩu. Ngoài ra, sự yếu đi của đồng bạc xanh cũng góp phần vào đà tăng của giá vàng phiên này. Các nhà giao dịch cho biết đồng USD đã rơi xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần so với đồng yen.
Trong số các kim loại quý khác, bạc tăng 1,5% đạt 16,67 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1% lên 907,74 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 14/5 là 914,30 USD, giá palladium giảm 0,1% xuống 976 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá chì tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng do nguồn cung giảm, dự trữ tại LME giảm trong tuần này. Giá chì tăng mạnh nhất trong số các kim loại công nghiệp trong tuần này, tăng hơn 7% kể từ lúc đóng cửa cuối tuần trước.
Giá chì kỳ hạn 3 tháng tại LME chốt phiên ở mức 2.505 USD/tấn, tăng 1,2%. Đầu phiên có lúc giá chạm mức cao nhất kể từ 28/2 là 2.509 USD/tấn. Dự trữ chì sụt giảm xuống mức thấp mới trong 5 năm qua đã hỗ trợ tăng giá, nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết, mặc dù các yếu tố khác đang hạn chế tăng giá trong tuần này. Mức thiếu hụt trên thị trường chì đã vượt quá các dự kiến đưa ra trong quý đầu tiên, ông nói thêm.
Trong khi đó, giá đồng vững sau khi giảm mạnh trong phiên giao dịch trước đó. Giá đồng ổn định ở mức 6.865 USD/tấn sau khi giảm 1,6% hôm trước đó trong bối cảnh các thị trường chứng khoán tăng nhẹ và lo ngại về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Giá nhôm ổn định ở mức 2.270 USD/tấn trong khi giá nickel giảm 0,4% còn 14.590 USD/tấn; giá thiếc giảm 1,6% còn 20.300 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giao tháng 7 tăng 0,03 US cent tương đương 0,2% lên 12,38 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm 12,62 US cent, cao nhất kể từ 26/3. Đường trắng giao tháng 8 giá tăng 2 USD tương đương 0,6% lên 351,40 USD/tấn, trong phiên có lúc giá chạm 365,30 USD/tấn, cao nhất kể từ 27/3.
Cà phê arabica tăng 1,2 US cent tương đương 1% lên 1,2055 USD/lb, trong khi robusta tăng 4 USD tương đương 0,2% lên 1.755 USD/tấn.
Mức cộng giá cà phê của Indonesia so với thị trường London giảm do kỳ vọng nguồn cung tăng trước vụ thu hoạch năm nay, trong khi điều kiện thời tiết tốt ở Việt Nam đang hỗ trợ người trồng cà phê song giao dịch vẫn chậm lại do nguồn cung thắt chặt. Mức cộng cà phê loại 4, 80 hạt lỗi của Indonesia so với giá kỳ hạn tháng 7 tại London là 20- 30 USD/tấn so với mức 40 USD - 50 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá hạt cà phê tại Lampung, khu vực sản xuất cà phê robusta chính của Indonesia, giảm mạnh do nguồn cung dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi một số khu vực ở phía nam tỉnh Sumatra đã bước vào mùa thu hoạch.
Mức trừ lùi giá cà phê 5% đen, vỡ loại 2 robusta của Việt Nam so với London kỳ hạn tháng 7 giảm còn 80 USD/tấn, so với 110 USD/tấn trong tuần trước. Tại Việt Nam, giá cà phê hạt được các thương nhân ở Tây Nguyên chào bán, đã tăng lên 35.500 - 37.500 đồng (1,56- 1,65 USD)/kg so với mức 35.400-36.800 đồng/kg trong tuần trước đó. Điều kiện thời tiết ở Tây Nguyên thuận lợi cho mùa vụ tới, lượng mưa vừa phải tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để có dự báo về sản lượng niên vụ 2018-19, ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, cho biết.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
70,71
|
-1,13
|
-1,57%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
78,79
|
-1,01
|
-1,72%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
50.400,00
|
-370,00
|
-0,73%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,93
|
-0,01
|
-0,31%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
223,49
|
+0,11
|
+0,05%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
226,74
|
+0,07
|
+0,03%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
696,50
|
-2,25
|
-0,32%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
67.720,00
|
-480,00
|
-0,70%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.307,50
|
+2,30
|
+0,18%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.585,00
|
+35,00
|
+0,77%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,66
|
-0,03
|
-0,19%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,50
|
+0,80
|
+1,39%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
911,47
|
+1,01
|
+0,11%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
977,55
|
+1,25
|
+0,13%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
309,30
|
-0,30
|
-0,10%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.880,00
|
+13,00
|
+0,19%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.281,00
|
+11,00
|
+0,48%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.034,00
|
+5,00
|
+0,17%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.425,00
|
-200,00
|
-0,97%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
404,50
|
+0,25
|
+0,06%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
530,75
|
+0,50
|
+0,09%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
244,50
|
+0,50
|
+0,20%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,56
|
0,00
|
-0,04%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.038,75
|
+3,00
|
+0,29%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
377,20
|
-0,10
|
-0,03%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,69
|
-0,02
|
-0,06%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
539,10
|
+0,10
|
+0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.603,00
|
-15,00
|
-0,57%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
120,55
|
+1,20
|
+1,01%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,38
|
+0,03
|
+0,24%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
168,40
|
-0,60
|
-0,36%
|
Bông
|
US cent/lb
|
85,53
|
-0,02
|
-0,02%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
589,30
|
+10,00
|
+1,73%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
193,30
|
-0,50
|
-0,26%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,52
|
0,00
|
-0,26%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet