menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 28/06/2018: Giá dầu tăng, kim loại giảm khá mạnh

12:15 28/06/2018

Vinanet - Phiên 27/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 28/6 giờ VN), giá dầu tăng trong khi kim loại quý và kim loại công nghiệp hầu hết giảm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng sau khi số liệu chính thức cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2018 tăng 2,23 USD lên 72,76 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 1,31 USD lên 77,62 USD/thùng.
Lo ngại về nguồn cung gia tăng khi lượng dự trữ dầu thô giảm mạnh tại Mỹ, xuất khẩu không chắc chắn ở Libya, sản xuất gián đoạn ở Canada, Mỹ yêu cầu các nhà nhập khẩu ngừng mua dầu thô Iran từ tháng 11 trong khi các nhà dầu tư còn nghi ngờ về khả năng OPEC trong việc tăng sản lượng đủ nhanh để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt cung dầu trên toàn cầu.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 9,9 triệu thùng trong tuần vừa qua, ghi dấu mức giảm hàng tuần lớn nhất từ đầu năm đến nay. Dự trữ xăng tăng 1,2 triệu thùng trong tuần, theo EIA.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tuần trước chạm kỷ lục 3 triệu thùng/ngày, cao hơn hầu hết thành viên của Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tính cả các sản phẩm nhiên liệu như dầu diesel và xăng, xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm liên quan của Mỹ đạt 8,5 triệu thùng/ngày trong tuần trước, cao nhất từ trước đến nay. Mức xuất khẩu kỷ lục trước đó của Mỹ là 2,56 triệu thùng/ngày ghi nhận vào tháng 5.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ duy trì ở mức cao kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng này cao hơn tất cả các thành viên OPEC và chỉ thấp hơn Nga – quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới với sản lượng hơn 11 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ cao hơn hầu hết các thành viên OPEC. Theo ông John Kilduff – đối tác tại Again Capital, xuất khẩu dầu thô của Mỹ chỉ thấp hơn Saudi Arabia và Iraq trong khối OPEC. Ông Kilduff cho biết, Saudi Arabia xuất khẩu khoảng 7,5 triệu thùng/ngày và miền nam Iraq xuất khẩu 3,6 triệu thùng/ngày trong tháng 6. Iran xuất khẩu khoảng 2,4 triệu thùng/ngày và Mỹ đang tìm cách cắt giảm con số này thông qua các đòn trừng phạt Iran.
Xuất khẩu dầu thô hàng tuần của Mỹ biến động rất mạnh, nhưng nếu duy trì ở ngưỡng này, Mỹ sẽ chỉ xếp sau Canada – quốc gia đang xuất khẩu vào Mỹ 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, Mỹ khó có thể duy trì được ngưỡng xuất khẩu 3 triệu thùng/ngày. Các chuyên gia cho biết một phần dầu xuất khẩu đến từ các kho dự trữ vốn bất ngờ giảm mạnh trong tuần trước.
Tại Libya, chỉ huy lực lượng quân đội nước này là Khalifa Haftar đã chuyển giao quyền kiểm soát các cảng dầu cho Công ty Dầu lửa Quốc gia (NOC) có trụ sở ở phía Đông nước này. Đây là động thái mà Công ty Dầu lửa Quốc gia (NOC) có trụ sở ở thủ đô Tripoli và được quốc tế công nhận xem là bất hợp pháp.Tranh chấp này đặt ra bấp bênh xung quanh hoạt động xuất khẩu dầu của Libya, góp phần đẩy giá dầu tăng.
Hãng tin Bloomberg đưa tin Saudi Arabia dự định khai thác kỷ lục 10,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, vượt qua sản lượng kỷ lục cũ là 10,72 triệu thùng/ngày thiết lập vào tháng 11/2016. Nước này có kế hoạch bơm kỷ lục 11 triệu thùng/ngày trong tháng 7, tăng so với 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6, theo Reuters.
Theo Bloomberg, Saudi Arabia dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu thô lên mức kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng 7, đây là mức tăng đáng kể so với 10,03 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và cũng phá vỡ kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày ghi nhận vào tháng 11/2016. Saudi Arabia và các thành viên của Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) khác đang chịu sức ép nâng sản lượng từ Mỹ. Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích OPEC cố ý hạn chế sản lượng dầu.
“Có vẻ như lại là OPEC. Giá dầu đang quá cao một cách giả tạo! Không tốt và sẽ không được chấp nhận!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hồi giữa tháng 4. Tổng thống Mỹ một lần nữa công kích OPEC vào tháng 5 và sau cuộc họp của tổ chức này hồi tuần trước, nơi OPEC và các nước đối tác đã nhất trí nâng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry ngày 25/6 cho biết sản lượng tăng thực tế của OPEC và các nước đối tác thấp hơn con số 1 triệu thùng/ngày. “700 nghìn thùng/ngày là mức họ sẽ tăng, và chúng tôi cần khoảng 1 triệu thùng. Rõ ràng, chúng ta đang có một thị trường được nhấn mạnh từ quan điểm nguồn cung”, ông Perry cho biết.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cũng cho biết ông sẽ yêu cầu Nga tăng sản lượng tại Hội nghị Khí đốt Thế giới diễn ra tại Washington, với sự tham dự của người đồng cấp Nga Aleksandr Novak.
Nga được cho là giữ vững quan điểm về mức tăng sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày. Ông Novak nói với CNBC rằng mức tăng đó là đủ ở thời điểm hiện tại.
Tuần trước, OPEC và đồng minh gồm Nga đã nhất trí sẽ tăng sản lượng khai thác dầu thêm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày trong nửa sau của năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn sáu tháng qua, trước sức ép gia tăng từ tranh chấp thương mại và triển vọng nâng lãi suất tại Mỹ.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.248,04 USD/ounce sau khi có lúc rơi xuống 1.246,60 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2017. Trong khi giá vàng Mỹ giao tháng Tám giảm 5,1 USD (khoảng 0,4%) xuống đóng cửa ở mức 1.251 USD/ounce.
Các chuyên gia nhận định căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác của nước này đã đẩy đồng USD lên “thử thách” mức cao nhất trong một năm so với giỏ tiền tệ quốc tế. Sự tăng giá của đồng bạc xanh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, bình luận mới đây của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng làm tăng thêm sức ép đối với giá vàng. Theo Chủ tịch chi nhánh của Fed ở Boston, Eric Rosengren, Fed nên tiếp tục nâng lãi suất một cách từ từ để tránh gây rủi ro.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 15,98 USD/ounce sau khi trước đó rơi xuống 15,88 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12 năm ngoái. Giá bạch kim cũng giảm 0,7% xuống 850,40 USD/ounce sau khi rơi xuống 840,50 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2016.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thép cây kỳ hạn Trung Quốc chạm gần mức thấp 4 tuần trong phiên giao dịch do các thương gia lo ngại nhu cầu yếu, sản xuất tiếp tục tăng.
Giá thép cây kỳ hạn tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 0,4% xuống còn 3.672 NDT (556,61 USD/tấn), chạm gần mức thấp 3,663 NDT/tấn đạt trong phiên trước, mức thấp nhất kể từ ngày 31/5. Giá quặng sắt Đại Liên giảm 0,3% xuống 461 NDT/tấn do giá thép yếu. Giá than cốc kỳ hạn tháng 9 giảm 0,6% xuống 1,170,5 NDT/tấn.
Dự trữ sản phẩm thép có thể tiếp tục tăng lên trong tuần này do sản lượng cao và nhu cầu thấp hơn. Dự trữ tăng trong tuần trước sau khi giảm trong 14 tuần liên tiếp.
Các nhà máy thép ở Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất để kiếm lời nhờ nhu cầu mạnh trong nước.Lợi nhuận tại các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 5, tăng 21,1% lên 607,1 tỷ NDT, bất chấp dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng cường thương mại với Mỹ. Canada cũng đang chuẩn bị các biện pháp mới, có khả năng kết hợp giữa hạn ngạch và thuế quan, để ngăn chặn tình trạng ngập lụt nhập khẩu thép từ các nhà sản xuất muốn tránh thuế quan Mỹ.
Giá kẽm và các kim loại công nghiệp khác hồi phục do hoạt động mua mạnh từ người tiêu dùng, nhưng xu hướng vẫn còn mong manh do lo ngại liên tục về triển vọng xung đột thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Giá thiếc đã chạm mức thấp nhất trong gần sáu tháng do lo ngại về nguồn cung tăng. Giá thiếc giảm 1,2% xuống 19.855 USD/tấn sau khi chạm mức 19,720 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 28/12. Các thương nhân cho biết thị trường thiếc được cung cấp ứng tốt nguyên liệu từ Indonesia. Xuất khẩu thiếc tinh chế từ nước này tăng 79% trong tháng 5/2018.
Giá kẽm kỳ hạn 3 tháng tại LME chốt phiên tăng 1,3% lên 2.876 USD/tấn, tăng trở lại từ mức 2.815 USD hôm trước đó, mức thấp nhất trong hơn 10 tháng.Giá kẽm kỳ hạn ba tháng tăng hơn 49 USD/tấn đạt 59,50 USD hôm thứ Sáu, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Giá nhôm tại LME tăng 0,8% lên 2.176 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất trong 11 tuần là 2,135 USD hôm trước đó. Sản lượng nhôm sơ chế toàn cầu trong tháng 5 đã tăng lên 5,441 triệu tấn so với 5,30 triệu tấn trong tháng 4, theo số liệu của Viện Nhôm Quốc tế (IAI). Ước tính sản lượng nhôm của Trung Quốc trong tháng 5 tăng lên 3,09 triệu tấn so với 3,007 triệu tấn của tháng trước đó.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại LME đóng cửa giảm 0,3% xuống mức 6,692,5 USD/tấn, giảm lỗ sau phiên giảm xuống 6,667 USD / tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 4/4.
Giá nickel kỳ hạn 3 tháng tại LME tăng 0,6% lên 14.880 USD/tấn, tăng khỏi mức thấp 14,505 USD trước đó do các công ty khai mỏ Philippine tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm các dự án khai thác quy mô lớn mới sau khi nhà nước loại bỏ các hạn chế đối với các dự án nhỏ mới.
Trên thị trường nông sản, giá dầu cọ tăng lên mức cao kỷ lục 1 tuần bởi dự báo sản lượng giảm. Hợp đồng giao tháng 9 trên sàn Bursa Malaysia tăng 1,7% lên 2,315 ringgit (574,73 USD)/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ 7/5.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng trong phiên thứ hai liên tiếp vào ngày 27/06 do giá dầu tăng đẩy mạnh nhu cầu mua đầu cơ. Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giao tháng 11 chốt phiên giao dịch đạt 1,3 Yên, tương đương 0,8% đạt 173,8 Yên (1,58 USD)/kg. Giá cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giao tháng 9 tăng 50 NDT lên mức 10.490 NDT (1.588 USD)/tấn. Giá cao su trên sàn SICOM của Singapore giao tháng 7 chốt phiên đạt 135,5 cent Mỹ/kg, giảm 0,8 cent.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

72,76

+2,23

+3,26%

Dầu Brent

USD/thùng

77,62

+1,31

+1,85%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.500,00

+1.150,00

+2,33%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,99

+0,05

+1,77%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

213,07

+5,61

+2,70%

Dầu đốt

US cent/gallon

217,66

+4,76

+2,24%

Dầu khí

USD/tấn

666,75

+21,75

+3,37%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.300,00

+1.050,00

+1,56%

Vàng New York

USD/ounce

1.255,40

-4,50

-0,36%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.445,00

+12,00

+0,27%

Bạc New York

USD/ounce

16,25

-0,09

-0,53%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,10

+0,10

+0,18%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

855,51

-12,65

-1,46%

Palladium giao ngay

USD/ounce

949,36

-11,65

-1,21%

Đồng New York

US cent/lb

300,10

-1,45

-0,48%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.713,00

-42,00

-0,62%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.157,50

+2,50

+0,12%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.840,00

-18,00

-0,63%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.100,00

-25,00

-0,12%

Ngô

US cent/bushel

362,50

+1,25

+0,35%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

487,75

+4,75

+0,98%

Lúa mạch

US cent/bushel

239,00

+0,25

+0,10%

Gạo thô

USD/cwt

11,52

+0,35

+3,09%

Đậu tương

US cent/bushel

888,50

+1,00

+0,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

333,60

+0,80

+0,24%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,74

+0,15

+0,51%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

510,10

+2,10

+0,41%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.365,00

-107,00

-4,33%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

117,45

-0,25

-0,21%

Đường thô

US cent/lb

12,04

-0,41

-3,29%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

160,70

+1,40

+0,88%

Bông

US cent/lb

84,72

+0,21

+0,25%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

537,70

-8,10

-1,48%

Cao su TOCOM

JPY/kg

175,40

+1,60

+0,92%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

+0,01

+0,64%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg