menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 28/8/2018: Giá dầu, vàng và cà phê cùng tăng

15:35 28/08/2018

Vinanet - Phiên 27/8/2018 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 28/8/2018 giờ VN), giá nhiều mặt hàng chủ chốt tăng, trong đó có dầu và vàng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau thông tin Mỹ và Mexico đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 39 US cent (0,5%) lên 76,21 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 15 US cent (0,2%) lên 68,87 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu WTI đã tăng 3,4%, còn Brent tăng 5,6%.
Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 27/8, Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ đã đạt một "thỏa thuận thật sự tốt" với Mexico, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán với Canada sẽ sớm được tiến hành. Theo ông, Mỹ có thể tiến hành một thỏa thuận riêng với Canada hoặc đưa vào cùng thỏa thuận với Mexico. Ông Trump cảnh báo sẽ áp thuế đối với ôtô của Canada nếu không đạt một thỏa thuận với nước này. Chuyên gia Phil Flynn tại công ty tư vấn đầu tư Price Futures Group cho biết thỏa thuận giữa Mexico và Mỹ đã tạo đà cho giá dầu đi lên, do việc các rào cản trong thương mại được xóa bỏ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng cũng như gia tăng nhu cầu tiêu thụ dầu.
Ngày 27/8, giới chức Mỹ và Mexico thông báo đã đạt được thoả thuận về NAFTA và đổi tên thành Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico. Theo giới chuyên gia, có vẻ như áp lực của Mỹ đã phát huy tác dụng với Mexico khi nước này đồng ý tư nhân hoá ngành năng lượng của nước họ. Ngoài ra, Mexico cũng từ bỏ ý định duy trì các quy định cũ trong Chương 11 về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thỏa thuận sơ bộ giữa Mỹ và Mexico vẫn chưa thể chỉnh sửa lại NAFTA. Văn kiện này vẫn chưa bao gồm Canada, một bên tham gia NAFTA song không tham gia các vòng đàm phán trong những tuần gần đây tại Mỹ.
Công ty Genscape thông báo tồn trữ tại trung tâm giao nhận dầu WTI Cushing, Oklahoma đã tăng khoảng 764.800 thùng trong khoảng thời gian 21-24/8/2018.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng lên trên 1.200 USD/ounce tdo USD yếu đi và nhờ thỏa thuận Mỹ - Mexico giúp làm dịu căng thẳng thương mại.
Giá vàng giao ngay đạt 1.212,38 USD/ounce, mức cao nhất trong hai tuần, trong khi vàng giao tháng 12/2018 tăng 2,7 USD (0,2%) lên 1.216 USD/ounce.
Đồng USD giảm so với giỏ 6 đồng tiền chủ chốt, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác. CNY của Trung Quốc tăng so với USD khiến cho vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước này. Nhà phân tích trưởng của ctivTrade, Carlo Alberto De Casa, nhận định, nếu giá duy trì trên 1.200 USD/ounce thì có nhiều cơ hội sẽ tăng hơn nữa, lên khoảng 1.230 – 1.235 USD/ounce.
Walter Pehowich, nhà quản lý tại Dillon Gage Metals, nhận định thỏa thuận giữa Mỹ và Mexico về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi đã hỗ trợ giá của nhóm kim loại quý. Giá bạc giao ngay phiên vừa qua tăng 0,4% lên 14,86 USD/ounce sau khi có thời điểm vọt lên 14,92 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 15/8. Giá bạch kim cũng tăng 1,3% lên 800,90 USD/ounce sau khi có thời điểm tăng lên 805.30 USD/ounce, mức cao nhất trong hai tuần.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, sàn giao dịch London đóng cửa nghỉ lễ trong ngày 27/8/2018. Còn tại Trung Quốc, giá kim loại cơ bản tại Thượng Hải tăng trong phiên vừa qua, trong đó kẽm tăng phiên thứ 6 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục 2 tuần (có lúc tăng 2,3% lên 21.400 CNY (3.113,18 USD)/tấn trước khi kết thúc phiên tăng 1,8% so với phiên trước) do tồn trữ tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ. Tồn trữ kẽm tại các kho ngoại quan trên sàn Thượng Hải giảm 11,7% xuống 30.800 tấn trong tuần qua, trong khi đó tồn trữ trên sàn London cũng giảm ngày thứ 8 liên tiếp.
Tuy nhiên, so với đầu năm, giá kẽm tại Thượng Hải hiện vẫn thấp hơn 15% do lo ngại nguồn cung dư thừa trên toàn cầu và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu kim loại công nghiệp.
Giá đồng tại Thượng Hải cũng tăng phiên thứ 2 liên tiếp, thêm 0,7% lên 48.790 CNY/tấn, trong khi giá chì tăng 1,8% lên mức cao nhất kể từ 30/7/2018.
Giá thép trên thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm khi thị trường chờ xem mức độ tác động của việc hạn chế sản xuất thép trong thời gian qua, trong bối cảnh “mùa” cắt giảm công suất sản xuất sắp kết thúc. Thép cây trên sàn Thượng Hải kết thúc phiên vừa qua giảm 2,1% xuống 4.204 CNY (611,58 USD)/tấn.
Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất thép trên toàn Trung Quốc tuần vừa qua là 66,44%, nhưng có thể tăng lên khoảng 70% nếu thành phố Đường Sơn (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) khôi phục sản xuất – dự kiến bắt đầu từ tháng 9/2018. Tuy nhiên, thời hạn cắt giảm công suất ở thành phố này có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến bởi chất lượng môi trường tại đó vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.
Trong 2 tuần qua, giá thép tăng một phần bởi dự báo việc hạn chế sản xuất tại thành phố Đường Sơn (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) có thể sẽ bị kéo dài thêm nữa. Chính quyền địa phương này hiện vẫn chưa có thông báo chính thức nào về vấn đề này.
Sản lượng thép thô thế giới tháng 7/2018 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 155 triệu tấn, trong đó sản lượng của Trung Quốc tăng lên 81,2 triệu tấn (+8,2% so với tháng 7/2017).
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 tăng 1,05 US cent hay 1% lên 1,0575 USD/lb. Đồng real Brazil đã hổi phục khỏi mức thấp nhất 2,5 năm so với USD nên người trồng cà phê giảm bán ra.
Đường thô giao tháng 10/2018 cũng tăng 0,28 US cent tương đương 2,7% lên 10,51 US cent/lb.
Lúa mì giao tháng 12/2018 tại Chicago giảm 14 US cent xuống 5,22-1/2 USD/bushel vào cuối phiên, trước đó có lúc chỉ 5,21-3/4 USD, thấp nhất kể từ 20/7/2018. Giá lúa mì Mỹ đã giảm liên tiếp 7 phiên do nhu cầu mua lúa mì Mỹ giảm thấp mặc dù nguồn cung trên toàn cầu bị thắt chặt. Đồng rouble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016 so với USD do những biện pháp trừng phạt mới từ phía Mỹ.
Giá lúa mì xuất khẩu của Nga giảm trong tuần vừa qua theo xu hướng trên sàn Chicago và bởi đồng rouble yếu đi. Trong vòng 1 tuần qua, giá lúa mì Biển Đen của Nga (12,5% protein) giảm 5 USD xuống 225 USD/tấn (FOB). Tuy nhiên, lúa mì loại 3 bán trên thị trường nội địa Nga tăng 150 rouble lên 10.550 rouble (157,5 USD)/tấn.
Giá đậu tương và ngô tại Chicago giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần bởi dự báo sản lượng của Mỹ bội thu và lo ngại dịch cúm lợn ở Trung Quốc ảnh hưởng tới nhu cầu ngũ cốc. Đậu tương giao tháng 11/2018 giảm 7 US cent xuống 8,48-1/4 USD/bushel vào lúc đóng cửa, trước đó có thời điểm chỉ 8,38-1/4 USD, thấp nhất kể từ 16/7/2018; ngô giao tháng 12/2018 có lúc cũng chỉ 3,57-1/2 USD/bushel, thấp nhất kể từ giữa tháng 7/2018 và kết thúc giảm 1-1/4 US cent so với phiên trước, xuống 3,61-1/2 USD.
Giá đậu tương và khô đậu tương tại Trung Quốc đều giảm do quan ngại dịch cúm lợn Châu Phi tại Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu thức ăn chăn nuôi, trong bối cảnh sản lượng của Mỹ dự báo sẽ cao kỷ lục. Đậu tương kỳ hạn giao sau tại Trung Quốc giữa phiên vừa qua giảm 1,8% xuống 3.558 CNY (521,97 USD)/tấn, thấp nhất trong vòng gần 10 năm, sau đó hồi phục nhẹ vào buổi chiều. Khô đậu tương giao tháng 1/2019 cũng giảm 2,8% xuống 3.042 CNY/tấn, thấp nhất gần 2 tháng. Tồn trữ cả 2 loại này ở Trung Quốc hiện đang ở mức cao.
Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 25.000 con lợn trong vòng một tháng qua sau khi phát hiện có 4 vụ nhiễm bệnh cúm lợn châu Phi. Nhiều chuyên gia dự báo giá đậu tương và khô đậu tương tại Trung Quốc sẽ còn giảm nữa bởi Mỹ bội thu và tiền real Brazil trượt giá.
Giá cao su tại Tokyo biến động thất thường trong phiên vừa qua, tăng vào đầu phiên nhưng giảm vào cuối phiên theo xu hướng giá cao su kỳ hạn giao sau tại Singapore, mặc dù lũ lụt gần đây ở các khu vực trồng cao su của Indonesia. Cao su giao tháng 1/2019 tại Tokyo kết thúc phiên giảm 0,6 JPY xuống 175,3 JPY (1,59 USD)/kg; hợp đồng giao tháng 8/2018 đáo hạn vào ngày 27/8/2018 ở mức tăng 0,7 JPY len 162,7 JPY/kg. Tại các thị trường khác, giá cao su Malaysia giảm do ringgit mạnh lên so với USD. Cao su SMR20 giảm 8 sen xuống 548 sen/kg, trong khi mủ giảm 3 sen xuống 403 sen/kg; giá tại Singapore giảm 1,5 cent xuống 134,1 US cent/kg (kỳ hạn tháng 9/2018); song tại Thượng Hải tăng 10 CNY lên 12.515 CNY (1.821 USD)/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,87

+0,15

+0,2%

Dầu Brent

USD/thùng

76,21

+0,39

+0,51%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.570,00

+360,00

+0,72%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,87

0,00

-0,17%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

208,94

-0,02

-0,01%

Dầu đốt

US cent/gallon

221,75

+0,26

+0,12%

Dầu khí

USD/tấn

680,50

-0,50

-0,07%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.910,00

+140,00

+0,20%

Vàng New York

USD/ounce

1.217,10

+1,10

+0,09%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.313,00

+16,00

+0,37%

Bạc New York

USD/ounce

14,97

-0,01

-0,05%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,30

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

803,23

-0,09

-0,01%

Palađi

USD/ounce

949,52

-1,78

-0,19%

Đồng New York

US cent/lb

273,10

-0,10

-0,04%

Đồng LME

USD/tấn

6.105,00

+118,50

+1,98%

Nhôm LME

USD/tấn

2.095,00

+20,00

+0,96%

Kẽm LME

USD/tấn

2.534,00

+65,50

+2,65%

Thiếc LME

USD/tấn

19.000,00

-100,00

-0,52%

Ngô

US cent/bushel

361,50

-1,25

-0,34%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

522,50

-14,00

-2,61%

Lúa mạch

US cent/bushel

254,75

-9,00

-3,41%

Gạo thô

USD/cwt

10,60

-0,12

-1,12%

Đậu tương

US cent/bushel

848,25

-7,00

-0,82%

Khô đậu tương

USD/tấn

310,60

-5,70

-1,80%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,76

+0,27

+0,95%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

492,90

-4,20

-0,84%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.346,00

-18,00

-0,76%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

105,75

+1,05

+1,00%

Đường thô

US cent/lb

10,51

+0,28

+2,74%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

156,75

+0,30

+0,19%

Bông

US cent/lb

83,34

+1,71

+2,09%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

412,80

-2,40

-0,58%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,40

-1,90

-1,08%

Ethanol CME

USD/gallon

1,30

-0,01

-0,69%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn:Vinanet