Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu khi Mỹ chính thức áp đặt lệnh trùng phạt đối với Iran.
Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,55 USD lên 72,12 USD/thùng; dầu Brent tăng 0,59 USD lên 81,38 USD/thùng, sau khi giữa phiên có lúc đạt 81,90 USD/thùng.
Tại Mỹ, giá xăng vừa lập kỷ lục cao nhất trong vòng 4 năm (so sánh với thời điểm này của những năm trước) khi chỉ hơn 1 tháng nữa là đến giai đoạn bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ Tổng thống, trái với thông lệ là giá thường giảm sau mùa Hè – giai đoạn tiêu thụ cao điểm. Giá xăng trung bình tại Mỹ ngày 26/9/2018 là 2,867 USD/gallon. Nguyên nhân bởi giá dầu thô cao nhất trong vòng 4 năm.
Các nhà đầu tư lo ngại sẽ không có ai bù đắp được số thiếu hụt từ Iran. OPEC và Nga có thể không nâng sản lượng ngay lập tức theo lời kêu gọi của Mỹ. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cũng đã bác bỏ khả năng Mỹ sử dụng kho dự trữ chiến lược để “hạ nhiệt” giá dầu.
“Ở mức 80 USD/thùng, chúng tôi thấy giá dầu tại các thị trường mới nổi đang gần giống với thời điểm cao kỷ lục lịch sử của mấy năm trước… có thể từ đây một cuộc “đua” chặn giá tăng hơn nữa để bảo vệ người tiêu dùng sẽ sớm ảnh hưởng tới tăng trưởng nhu cầu”, nhà quản lý cấp cao của ngân hàng Saxo, ông Ole Hansen cho biết.
Nhưng ngân hàng Nhật Bản, Mitsubishi UFJ Financial Group, thì gửi tới khách hàng của mình thông điệp rằng “phía trước có rất nhiều yếu tố rủi ro và chúng tôi không cho rằng giá dầu Brent sẽ tăng lên 100 USD/thùng”.
Hiện các mức ước tính về lượng dầu Iran rút ra khỏi thị trường sau lệnh trừng phạt của Mỹ còn chênh lệnh khá lớn, dao động từ 500.000 thùng/ngày đến 2 triệu thùng/ngày. Trong thời gian đỉnh điểm của năm 2018, Iran xuất khẩu 2,71 triệu thùng dầu/ngày hồi tháng Năm, tương đương gần 3% tổng lượng tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong một ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Algeria ngày 27/8 cho biết ông muốn giá dầu trong khoảng 70 – 80 USD/thùng.
Dự báo Saudi Arabia sẽ “lặng lẽ” bơm thêm dầu trong những tháng tới để bù đắp vào sự sụt giảm của Iran, khi mà nước này vẫn lo ngại rằng họ có thể lại phải giới hạn sản xuất trong năm tới khi nguồn cung dầu thô từ Mỹ tăng lên. OPEC cũng không còn nhiều công suất sản xuất dự phòng, mà Iran lại là nước sản xuất lớn thứ 3 của khối này.
Giá khí thiên nhiên tại Mỹ hiện vẫn quanh mức cao nhất trong vòng 8 tháng phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại tồn trữ thấp trong khi thời tiết trên toàn nước Mỹ vẫn nóng hơn bình thường khiến nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí tăng lên. Khí gas giao tháng 10/2018 hiện ở mức 3,067 USD/ triệu Btu, trong khi kỳ hạn tháng 11/2018 giá 3,04 USD.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khoảng 1% do USD mạnh lên khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ các đồng tiền khác.
Vàng giao ngay giá giảm 0,8% xuống 1.184,54 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc rơi xuống gần mức thấp nhất kể từ ngày 24/8/2018; vàng giao tháng 12/2018 giảm 11,7 USD (1%) xuống 1.187,40 USD/ounce.
Đồng USD vừa có phiên tăng mạnh nhất trong hơn một tháng qua nhờ các số liệu tích cực của nền kinh tế Mỹ và tình hình bất ổn chính trị tại Italy đang làm suy yếu đồng euro. Diễn biến này diễn ra một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay, đồng thời dự định nâng lãi suất thêm 4 lần nữa tới cuối năm 2019. Điều này khiến các mặt hàng phi lãi suất như vàng trở nên kém hấp dẫn hơn, nhưng lại giúp đồng USD và lãi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ hưởng lợi.
Vàng đã mất hơn 13% giá trị kể từ mức cao nhất được ghi nhận trong tháng Tư, chủ yếu do đồng USD mạnh lên và được thúc đẩy bởi nền kinh tế vững ổn của Mỹ cùng với mối quan ngại về nguy cơ nổ ra cuộc chiến thương mại trên toàn cầu. Giới đầu tư đang có xu hướng mua đồng USD thay vì vàng như là một trong các kênh đầu tư an toàn.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,2% xuống 14,26 USD, giá bạch kim hạ 1,2% xuống 811 USD/ounce, riêng palađi tăng 1,1% lên 1.078,60 USD/ounce, nhờ nhu cầu của từ lĩnh vực công nghiệp tăng mạnh, nhất là sau khi triển vọng kinh tế Mỹ được dự báo là sẽ tích cực.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giao tháng 3/2019 vững ở 10,91 US cent/lb vào cuối phiên giao dịch, sau khi có lúc chỉ 10,80 US cent; hợp đồng giao tháng 10/2018 tăng 0,15 US cent tương đương 1,5% lên 10,05 US cent/lb vào cuối phiên, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008 là 9,83 US cent/lb. Đường trắng giao tháng 12/2018 tăng 1,3 USD tương đương 0,4% lên 313 USD/tấn. Thị trường đường nhìn chung tiếp tục chịu áp lực từ việc Ấn Độ tăng cường trợ cấp cho ngành đường để khuyến khích xuất khẩu sau khi sản lượng tăng mạnh so với năm trước.
Giá cà phê arabia giao tháng 12/2018 trên sàn New York tăng 1,55 US cent tương đương 1,59% lên 99,30 US cent/lb do real Brazil tăng lên mức cao nhất 1 tháng. Trong khi đó robusta giao tháng 11/2018 tại London tăng 5 USD tương đương 0,3% lên 1.516 USD/tấn do lo ngại sản lượng giảm ở Việt Nam.
Mưa kéo dài ở Việt Nam có thể ảnh hưởng tới sản lượng cà phê niên vụ 2018/19, trong khi nguồn cung ở Indonesia đang giảm dần vì vụ thu hoạch đã kết thúc. Hiệp hội Cà phê & Cacao Việt Nam dự báo sản lượng sẽ giảm 2,3% so với vụ trước, xuống 1,71 triệu tấn.
Tại Tây Nguyên, cà phê nhân xô đang được chào bán giá 32.600-32.800 đồng (1,40-1,41 USD)/kg, hồi phục chút ít so với 32.000-32.500 đồng tuần trước; cà phê robusta loại 2 (5% đen & vỡ) trừ lùi 40 USD/tấn so với hợp đồng giao tháng 11 tại London, so với mức trừ lùi 30 – 40 cách đây một tuần.
Tại Lampung, Indonesia, cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) cộng 50-70 USD/tấn so với giá ở London, tương tự như cách đây một tuần.
Đậu tương tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp, rời xa dần mức thấp nhất nhiều năm khi nhiều khách hàng tăng cường mua vào nhân lúc giá giảm. Hợp đồng giao tháng 10/2018 thêm 0,6% lên 8,55 USD/bushel.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích hàng hóa nổi tiếng thế giới, Thomas Mielke, dự báo giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago có thể xuống dưới 8 USD/bushel nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang buộc Bắc Kinh giảm mua mặt hàng này.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giai đoạn tháng 10/2018-1/2019 có thể giảm 10 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ 12 triệu tấn. Trong khi đó, cuộc chiến lại tạo cơ hội cho Ấn Độ tăng xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc, với khối lượng có thể lên tới 600.000 tấn năm 2018/19. Xuất khẩu khô đậu tương của Ấn Độ niên vụ 2018/19 cũng có thể tăng tới 70% so với năm trước do Trung Quốc mua mạnh.
Giá dầu cọ tại Malaysia vừa quay đầu giảm sau 3 phiên liên tiếp tăng, do bị ảnh hưởng bởi giá dầu đậu tương giảm. Giảm 0,2% xuống 2.185 ringgit (528,29 USD)/tấn, dầu cọ thô tại Malaysia hiện đang ở mức thấp nhất 2 tháng do sản lượng và dự trữ cuối vụ đều tăng.
Nhà phân tích về hạt có dầu, Julian McGill, dự báo giá dầu cọ thô có thể tăng tới 590 USD/tấn (CIF Rotterdam) vào cuối năm nay do nhu cầu mạnh từ lĩnh vực nhiên liệu sinh học.
Chủ tịch công ty LMC International's, James Fry, tháng 8 vừa qua cũng dự báo giá dầu cọ Malaysia sẽ được giao dịch ở mức khoảng 2.200 ringgit cho tới tháng 12/2018, nhưng sau đó do dự trữ giảm nên giá sẽ hồi phục lên mức 2.400 ringgit vào tháng 1/2019.
Về dầu đậu tương, Julian McGill dự báo giá sẽ giảm xuống 700 USD/tấn (CIF Rotterdam) bởi "cuộc chiến tương mại làm giảm giá đậu tương, và việc các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ của Mỹ được miễn tuân thủ thời hạn thực hiện quy định về nhiên liệu sinh học đã làm giảm nhu cầu nhiên liệu sinh học tại nước này đồng thời cũng khiến giá giảm".
Giá lợn hơi tại Trung Quốc tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn không ngừng lan rộng. Hiện giá đang ở mức 14,38 CNY/kg, tăng khoảng 13% so với đầu tháng 8/2018. Việc buộc phải đóng cửa các chợ buôn bán lợn sống ở các tỉnh nhiễm dịch và ngăn chặn vận chuyển lợn sang những khu vực khác có thể khiến giá sẽ còn tiếp tục tăng cao cho tới Tết Nguyên đán. Hiện tới 70% lượng lợn hơi trên cả nước không được vận chuyển ra ngoài tỉnh.
Giá cao su tại Tokyo giảm do giá giảm tại Thượng Hải trước kỳ nghỉ lễ dài ngày và do lo ngại về xung đột thương mại trên toàn cầu. Hợp đồng giao tháng 1/2018 trên sàn Thượng Hải giảm 240 CNY xuống 12.285 CNY (1.786 USD)/tấn; hợp đồng giao tháng 3/2019 trên sàn Tokyo giảm 1,9 CNY (1,1%) xuống 167,1 JPY (1,48 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có lúc xuống chỉ 166,3 CNY, thấp nhất kể từ 20/9/2018.
Thị trường cao su tổng hợp và lốp xe đang bị kéo vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trung Quốc dự kiến đánh thuế 10% đối với các sản phẩm lốp xe và cao su tổng hợp các loại có nguồn gốc từ Mỹ hoặc Canada sau đợt áp thuế lần thứ ba của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Ngày 24/9 vừa qua Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm cao su tổng hợp và lốp xe từ Trung Quốc, thuế này sẽ tăng lên 25% từ ngày 1/1/2019. Theo Bộ Thương mại Mỹ, Trung Quốc là đối tác thương mại lốp xe lớn nhất của Mỹ trong năm 2017, với giá trị xuất khẩu lốp xe đạt 1,95 tỉ USD.
Các thị trường tài chính Trung Quốc sẽ đóng cửa nghỉ Quốc khánh trong những ngày 1-5/10/2018.
Giá dừa tại Thái Lan năm nay giảm mạnh do nhiều nhà máy chế biến dừa tăng cường nhập khẩu thay vì sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước. Năm ngoái, giá dừa bán lẻ là 15 baht/trái, nhưng năm nay chỉ còn 4-5 baht. Điều này khiến cho người trồng dừa cũng như nhiều nhà cung cấp mặt hàng này tại Thái Lan bị tổn thất nặng.
Giá bưởi tại Trung Quốc năm nay rẻ hơn 20% so với năm ngoái và dự báo sẽ còn giảm hơn nữa trong thời gian tới. Tại Hạ Môn (Phúc Kiến), mỗi 0,5 kg bưởi ruột trắng bán buôn giá 1,8 CNY, bán lẻ 3 – 5 CNY, trong khi bưởi ruột đỏ bán buôn 2,8 CNY, bán lẻ 4-6 CNY. Bưởi bắt đầu được tiêu thụ mạnh từ Trung thu, và nhu cầu tiêu thụ năm nay vẫn khá tốt.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
72,12
|
+0,55
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
81,90
|
+0,59
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
54.270,00
|
+140,00
|
+0,26%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,05
|
-0,01
|
-0,20%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
208,48
|
+0,24
|
+0,12%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
232,06
|
-0,25
|
-0,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
712,75
|
+2,00
|
+0,28%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
71.720,00
|
+220,00
|
+0,31%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.187,40
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.301,00
|
-18,00
|
-0,42%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,28
|
-0,01
|
-0,07%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
51,70
|
-0,50
|
-0,96%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
811,20
|
+1,07
|
+0,13%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.085,33
|
+0,10
|
+0,01%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
277,15
|
-1,15
|
-0,41%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.187,00
|
-95,00
|
-1,51%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.030,00
|
-35,00
|
-1,69%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.506,00
|
-34,00
|
-1,34%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.850,00
|
-25,00
|
-0,13%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
364,75
|
+1,75
|
+0,48%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
513,00
|
-4,50
|
-0,87%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
260,25
|
+1,75
|
+0,68%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,79
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
855,00
|
+5,00
|
+0,59%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
311,80
|
+0,90
|
+0,29%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,15
|
+0,36
|
+1,25%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
498,40
|
+3,70
|
+0,75%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.114,00
|
-37,00
|
-1,72%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
99,30
|
+1,55
|
+1,59%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,91
|
0,00
|
0,00%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
146,85
|
-0,95
|
-0,64%
|
Bông
|
US cent/lb
|
77,72
|
-0,83
|
-1,06%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
359,40
|
+8,40
|
+2,39%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
166,20
|
-0,90
|
-0,54%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,32
|
+0,02
|
+1,54%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet