Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do những số liệu chính thức cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng lên, gây thêm lo ngại về khả năng dư cung.
Cuối phiên giao dịch, dầu Brent biển Bắc giảm 1,2 USD (khoảng 2%) xuống mức 57,69 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 98 US cent (tương đương 1,8%) xuống 52,64 USD/thùng.
Báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng 3,1 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa mức dự báo của các nhà phân tích là tăng 1,6 triệu thùng.
Ông Gene McGillian, Phó Chủ tịch phụ trách mảng nghiên cứu thị trường thuộc công ty tư vấn đầu tư Tradition Energy, nhận định yếu tố chính đang khiến thị trường lao dốc là những dấu hiệu cho thấy triển vọng tăng trưởng nhu cầu năng lượng yếu đi.
Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông hạ nhiệt cũng góp phần gây áp lực giảm giá dầu.
Tại một hội nghị năng lượng của Nga ở Riyadh do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Bijan Zanganeh, đã tìm cách xoa dịu căng thẳng với Saudi Arabia khi gọi người đồng cấp của mình, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, là "một người bạn" và nói rằng Teheran cam kết duy trì ổn định trong khu vực.
Cũng tại hội nghị này, ông Putin nói rằng điều quan trọng là các nước cần sử dụng tất cả những công cụ có sẵn để cân bằng thị trường năng lượng. Ông cam kết Nga sẽ vẫn là một thành viên chủ chốt của OPEC+ (liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ được gọi là OPEC và các quốc gia sản xuất dầu khác) trong kế hoạch cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.
Về thông tin liên quan, Ecuador, một thành viên của OPEC, thông báo sẽ rời nhóm này từ đầu năm 2020. Là thành viên nhỏ nhất trong OPEC, gồm 13 thành viên, Ecuador có sản lượng dầu thô khoảng 530.000 thùng/ngày.
Ecuador gia nhập OPEC năm 1973 nhưng lại trở thành nước đầu tiên rời tổ chức vào năm 1992 với lý do Quito không được nâng hạn ngạch sản lượng, gây ảnh hưởng tới kinh tế. Ecuador gia nhập OPEC lần hai vào năm 2007. Ở thời điểm hiện tại, tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp và thất nghiệp buộc Tổng thống Ecuador Lenin Morenon phải triển khai một gói cải cách đầy tham vọng nằm trong chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do một số thông tin mới gây lo ngại về tình trạng “sức khỏe” của Mỹ. Cuối phiên, vàng giao ngay tăng 1,6% lên 1.502,66 USD/ounce, trong khi vàng giao sau tăng 1,3% lên 1.506,90 USD/ounce.
Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cao cấp của công ty môi giới đầu tư RJO Futures, cho biết yếu tố chính thúc đẩy giá vàng tăng lúc này là số liệu về tình hình lĩnh vực chế tạo của Mỹ - đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Điều đó cho thấy kinh tế Mỹ không thể “miễn nhiễm” với xu hướng giảm tốc chung trên toàn cầu, đồng thời làm tăng kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed tức ngân hàng trung ương) hạ lãi suất xuống thấp hơn.
Ngoài ra, Báo cáo Việc làm Quốc gia của nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ quản lý nguồn nhân lực ADP công bố cùng ngày 2/10 cho thấy các chủ lao động tư nhân tại Mỹ trong tháng 9/2019 đã thuê ít nhân công nhân hơn dự kiến, cho thấy tình trạng tăng trưởng yếu đi của thị trường lao động. Những yếu tố trên càng làm gia tăng kỳ vọng về việc Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất vào cuối tháng này. Trước đó tại cuộc họp hồi tháng Chín, Ngân hàng trung ương của Mỹ đã cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất hạ sẽ khiến đồng USD yếu đi, song lại làm gia tăng đáng kể sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng .
Tuy nhiên, chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này không biến động quá nhiều khi chỉ giảm 0,13% xuống mức 99.
Ông George Gero, quản lý cấp cao của công ty tư vấn đầu tư RBC Wealth Management, cho biết giá vàng vẫn khó bật lên khi chỉ số đồng USD duy trì quanh mức 99. Song khi tính đến những yếu tố như thị trường việc làm và lĩnh vực chế tạo tại Mỹ yếu đi, chuyên gia này nhận định vàng sẽ ổn định hơn trong thời gian tới.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 2,3% lên 17,62 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,5% lên 889,44 USD/ounce và palađi tăng 2,1% lên 1.686,98 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm cũng do số liệu yếu kém từ Mỹ. Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,1% xuống 5.678 USD/tấn, gần mức thấp nhất hơn 2 năm là 5.518 USD/tấn hôm 3/9/2019.
Kim loại này đã tăng giá hơn 20% trong năm vừa qua, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Nhà phân tích Kash Kamal thuộc BMO Capital Markets nhận định: “Xu hướng tiêu cực xuất hiện sau những số liệu không vui về kinh tế (Mỹ)”. Tuy nhiên, ông cho rằng việc Trung Quốc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ giá đồng ở mức trung bình 5.950 USD/tấn trong 3 tháng cuối năm nay.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 12/2019 giảm 0,75 cent, tương đương 0,7%, còn 1,006 USD/lb; cà phê robusta giao tháng 11/2019 giảm 7 USD, tương đương 0,5%, xuống 1.304 USD/tấn. Brazil đã xuất khẩu 2,69 triệu bao cà phê (1 bao = 60 kg) trong tháng 9/2019, giảm so với mức 2,99 triệu bao tháng 9/2018. Xuất khẩu cà phê từ Honduras, nhà sản xuất hàng đầu của Trung Mỹ, đã giảm 5,5% trong vụ 2018/19 và có khả năng tiếp tục giảm trong niên vụ tới.
Giá đường thô tại Chicago đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 8 do hoạt động mua đầu cơ trong bối cảnh lo ngại mức thiếu hụt trên thị trường toàn cầu trong mùa này có thể lớn hơn dự báo ban đầu. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 đã tăng 0,01 cent, tương đương 0,1%, lên mức 12,89 cent/lb, sau khi có lúc đạt mức 12,93 cent, cao nhất kể từ ngày 12/8; đường trắng kỳ hạn tháng 12/2019 tại London giảm 1 USD, tương đương 0,3%, xuống 343 USD/tấn.
Nhà phân tích Green Pool dự báo thị trường đường toàn cầu trong niên vụ 2019-20 sẽ thiếu hụt 5,17 triệu tấn, cao hơn nhiều so với dự kiến trước đó là 3,67 triệu tấn. Brazil đã xuất khẩu 1,55 triệu tấn đường thô trong tháng 9, giảm so với mức 2,25 triệu tấn một năm trước.
Giá ngô, đậu tương và lúa mì trên thị trường Chicago đều giảm do hoạt động bán nhiều sau khi giá tăng mạnh vào đầu tuần này, trong đó giá lúa mì giảm mạnh nhất. Giá lúa mì đông đỏ mềm kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 9-3/4 nhiều nhất kể từ 30/8. Chốt phiên, giá lúa mì đông đỏ mềm tại Chicago giao tháng 12/2019 đã giảm 9-3/4 cent còn 4,89 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 4-3/4 cent còn 3,87-3/4 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 đã giảm 5-3/4 cent xuống 9,13-3/4 USD/bushel.
Nhu cầu tiêu thụ lúa mì xuất khẩu yếu đã đẩy giá tăng trong 4 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, giá ngô và đậu tương được hỗ trợ bởi báo cáo về dự trữ hàng quý của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy nguồn cung trong nước hạn hẹp hơn dự kiến.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
52,64
|
-0,98
|
-1,8%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
57,69
|
-1,2
|
-2%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
35.470,00
|
-1.050,00
|
-2,88%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,26
|
+0,01
|
+0,36%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
155,34
|
+0,79
|
+0,51%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
187,43
|
+0,13
|
+0,07%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
574,00
|
+3,50
|
+0,61%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
53.390,00
|
-1.170,00
|
+2,14%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.505,90
|
+2,00
|
-0,13%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.157,00
|
+53,00
|
+1,04%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,65
|
-0,04
|
-0,21%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
60,70
|
+0,70
|
+1,17%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
888,62
|
+0,95
|
+0,11%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.691,10
|
+2,20
|
+0,13%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
257,95
|
+0,90
|
+0,35%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.678,00
|
-8,00
|
-0,14%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.705,00
|
-35,00
|
-2,01%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.318,00
|
+13,00
|
+0,56%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.550,00
|
+300,00
|
+1,85%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
388,00
|
+0,25
|
+0,06%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
490,25
|
+1,25
|
+0,26%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
283,50
|
+0,75
|
+0,27%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,74
|
+0,02
|
+0,17%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
913,75
|
0,00
|
0,00%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
305,70
|
+0,10
|
+0,03%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,20
|
-0,01
|
-0,03%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
455,50
|
-0,20
|
-0,04%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.482,00
|
+29,00
|
+1,18%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
100,60
|
-0,75
|
-0,74%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,89
|
+0,01
|
+0,08%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
99,10
|
+0,35
|
+0,35%
|
Bông
|
US cent/lb
|
61,40
|
+0,07
|
+0,11%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
359,80
|
-1,90
|
-0,53%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
154,70
|
-1,40
|
-0,90%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,42
|
-0,03
|
-1,93%
|
Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg