Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 1% do dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang tăng lên và những lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu sụt giảm bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent giảm 1,43 USD (1,9%) xuống 75,91 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ (WTI) giảm 86 US cent (1,3%) xuống 66,18 USD/thùng, trong phiên có lúc dầu Brent xuống 75,09 USD/thùng, thấp nhất kể từ 24/8/2018, và dầu WTI có lúc cũng chỉ 65,33 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 17/8/2018.
Hai loại dầu chủ chốt này đều giảm khoảng 10 USD/thùng so với mức cao nhất của 4 năm ghi nhận được trong tuần đầu tiên của tháng Mười và có xu hướng ghi dấu tháng giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 7/2016.
Số liệu từ Refinitiv Eikon cho thấy sản lượng dầu của Nga, Mỹ và Saudi Arabia đã lần đầu tiên đạt mức 33 triệu thùng/ngày trong tháng Chín, tăng 10 triệu thùng/ngày kể từ khi bắt đầu thập niên này và riêng ba nhà sản xuất lớn này hiện đáp ứng hơn 30% nhu cầu dầu thế giới. Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 5,7 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn so với dự báo tăng 4,1 triệu thùng của các chuyên gia phân tích. Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu chính thức về nguồn dầu dự trữ từ Bộ Năng lượng Mỹ, dự kiến đưa ra vào cuối ngày 31/10/2018.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế khẳng định giá dầu cao đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng và có thể làm giảm nhu cầu năng lượng tại thời điểm hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại.
Giá dầu đã bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu trong tháng này, trong đó thị trường chứng khoán chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ đã áp đặt thuế quan lên lượng hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng đã đáp trả với mức thuế đánh vào 110 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Mới đây, ngày 29/10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông tin tưởng sẽ có được một “thỏa thuận thương mại lớn” với Trung Quốc, song cũng cảnh báo về một đợt áp thuế mới trị giá hàng tỷ USD sẵn sàng được tung ra nếu cuộc đàm phán giữa hai bên không mang lại kết quả gì. Trong khi đó lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu thô của Iran sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tuần tới, và hoạt động xuất khẩu của quốc gia Hồi giáo này đã chậm lại. Saudi Arabia và Nga cho hay hai nước sẽ bơm đủ dầu để đáp ứng nhu cầu một khi lệnh trừng phạt của Mỹ được áp đặt.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm trong bối cảnh lo ngại về việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang giúp đồng USD mạnh lên, làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Cuối phiên, vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.223,81 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.219,37 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 18/10/2018 và vàng kỳ hạn giao sau tại Mỹ giảm 2,3 USD tương đương 0,19% xuống 1.225,3 USD/ounce. Chỉ số USD – công cụ đo lường “sức khỏe” của đồng bạc xanh với rổ các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này tăng 0,32% lên 97,501. Giá vàng thường chuyển động ngược hướng với đồng USD, khi đồng bạc này mạnh lên, giá vàng kỳ hạn sẽ giảm bởi kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh này sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư sử dụng các đồng tiền khác.
Walter Pehowich – Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng dịch vụ đầu tư tại Dillon Gage Metals – nhận định vàng đang không còn là một “tài sản đảm bảo” giữa bối cảnh xuất hiện thông tin về thuế quan. Nếu đồng USD tiếp tục trụ tại các mức này hoặc tăng giá, vàng sẽ chịu sức ép. Ông dự đoán vàng sẽ được giao dịch trong khoảng 1.215-1.235 USD/ounce cho đến thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ của Mỹ. Giá vàng đã giảm khoảng 10% từ mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 4/2018 khi các nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một "tài sản đảm bảo" khi cuộc chiến thương mại nổ ra giữa bối cảnh lãi suất Mỹ tăng.
Thị trường sẽ chuyển hướng sự tập trung sang dữ liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ dự kiến công bố vào ngày 2/11. Dữ liệu mạnh hơn được dự đoán có thể ngăn cản đà tăng của giá vàng, theo lưu ý của các nhà phân tích thuộc Standard Chartered ngày 30/10/2018.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này hạ 0,3% xuống 14,44 USD/ounce; bạch kim tiến 0,3% lên 834,8 USD/ounce trong khi giá palađi giảm 1,7% xuống 1.069,8 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm giảm xuống thấp nhất trong hơn 1 năm, cùng với các kim loại cơ bản khác giảm do mối lo ngại mới về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống 1.967 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 8/2017, do áp lực bán ra tăng cường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng, ông đã có hàng tỉ USD thuế quan mới sẵn sàng được áp đặt, nếu thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không mang lại kết quả tích cực. Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại công nghiệp lớn nhất thế giới, chiếm hơn 1/2 nhu cầu nhôm toàn cầu. Công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton BLT.L giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới và năm 2020.
Giá đồng kỳ hạn giao sau trên sàn London giảm 2,1% xuống 6.032 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 18/9/2018, bất chấp dự trữ đồng tại LME giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 7/2008. Dự trữ đồng đã giảm 64% so với mức cao đỉnh cao đạt được hồi cuối tháng 3/2018.
Giá kẽm kỳ hạn giao sau trên sàn London giảm 2,7% xuống 2.550 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 28/9/2018.
Giá chì kỳ hạn giao sau trên sàn LME giảm 0,9% xuống 1.939 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 11/10/2018, do dự trữ tăng.
Giá thép Trung Quốc giảm do hoạt động bán tháo, gây ra bởi cuộc căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Giá thép cây kỳ hạn giao sau trên sàn Thượng Hải giảm 0,5% xuống 4.172 CNY (599,12 USD)/tấn và giá quặng sắt kỳ hạn giao sau trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 539 CNY/tấn.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Mỹ sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào đầu tháng 12/2018, nếu cuộc đàm phán vào tháng tới giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình không mang lại kết quả tích cực. Trong khi đó, một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế cho thấy, tăng trưởng trong lĩnh vực nhà máy của Trung Quốc sẽ giảm hơn nữa trong tháng 10/2018, do nhu cầu nội địa suy giảm và các nhà xuất khẩu đã nhận thấy tác động lớn hơn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các nhà đầu tư cũng lo ngại một chính sách môi trường linh hoạt hơn tại Trung Quốc sẽ dẫn đến việc sản lượng thép tăng trong mùa đông này.
Ngân hàng ANZ dự báo giá thép có thể tiếp tục lên cao vì nguồn cung trên thị trường sẽ vẫn hạn chế trong ngắn hạn. "Nguồn cung quặng sắt năm nay sẽ vẫn hạn chế trong ngắn hạn. Các biện pháp cải cách nguồn cung của Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ quặng sắt chất lượng giữ ở mức cao”, báo cáo của ANZ gửi tới khách hàng có đoạn viết. Ngân hàng này ước tính, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ giảm 16 triệu tấn trong quý IV năm nay và quý I/2019 do chiến dịch kiểm soát hoạt động sản xuất công nghiệp nặng của chính phủ nước này.
Theo số liệu mới nhất từ Công ty Tư vấn Mysteel, tồn kho các sản phẩm thép tại các kho thương mại của Trung Quốc giảm 490.700 tấn xuống 9,8 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 26/10. Trong đó, tồn kho thép thanh giảm 8,2% và thép cuộn cán nóng giảm 0,5%.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 1,85 US cent tương đương 1,6% xuống 1,124 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 1,1215 USD/lb, thấp nhất kể từ ngày 11/10/2018. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 11 USD tương đương 0,7% xuống 1.676 USD/tấn.
Giá đường tiếp tục giảm do hoạt động bán gia tăng, trong khi giá ca cao tăng trở lại. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 0,18 US cent tương đương 1,33% xuống 13,32 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm 13,17 US cent/lb, thấp nhất kể từ ngày 15/10/2018. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 5,9 USD tương đương 1,6% xuống 358,8 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 355,7 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 11/10/2018.
Giá ca cao kỳ hạn tháng 12/2018 trên sàn London tăng 30 GBP tương đương 1,8% lên 1.703 GBP/tấn, sau khi giảm từ mức cao đỉnh điểm 3 tháng trong phiên trước đó, được hỗ trợ bởi đồng bảng Anh suy yếu. Giá ca cao giao cùng kỳ hạn trên sàn New York tăng 20 USD tương đương 0,9% lên 2.215 USD/tấn.
Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần, do sản lượng vụ thu hoạch Mỹ đạt mức cao kỷ lục và đồng USD tăng khiến nông sản Mỹ kém hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2018 trên sàn Chicago giảm 5-1/2 US cent xuống 8,33-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 8,32-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 20/9/2018.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng nhẹ nhưng vẫn chạm mức thấp nhất 25 tháng, do lạc quan về lĩnh vực ô tô tại Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc thay đổi thuế bù đắp mối lo ngại về nền kinh tế toàn cầu. Cổ phiếu của các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc tăng, do kỳ vọng lĩnh vực này có thể được hưởng lợi từ việc thay đổi thuế sau khi có đề xuất cắt giảm 50% thuế mua xe.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn TOCOM tăng nhẹ 0,2 JPY lên 162,2 JPY (1,44 USD)/kg, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 16/9/2016 là 160,6 JPY/kg, và giá cao su TSR20 giao cùng kỳ hạn trên sàn TOCOM tăng 0,3 JPY lên 145,5 JPY/kg. Tuy nhiên, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1,5% xuống 11.350 CNY (1.629 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
66,18
|
-0,86
|
-1,3%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
75,91
|
-1,43
|
-1,9%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
52.250,00
|
-330,00
|
-0,63%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,22
|
+0,03
|
+1,07%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
181,75
|
+1,16
|
+0,64%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
226,75
|
+0,77
|
+0,34%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
694,75
|
+1,00
|
+0,14%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
67.630,00
|
-280,00
|
-0,41%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.222,70
|
-2,60
|
-0,21%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.425,00
|
-1,00
|
-0,02%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,43
|
-0,03
|
-0,22%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
52,60
|
-0,10
|
-0,19%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
834,88
|
-1,63
|
-0,19%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.078,98
|
+1,48
|
+0,14%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
267,00
|
+0,60
|
+0,23%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.032,00
|
-128,00
|
-2,08%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.967,00
|
-17,00
|
-0,86%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.550,00
|
-72,00
|
-2,75%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.075,00
|
-50,00
|
-0,26%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
364,50
|
-0,25
|
-0,07%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
498,50
|
-1,25
|
-0,25%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
280,50
|
+0,75
|
+0,27%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,44
|
-0,19
|
-1,79%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
845,50
|
-1,50
|
-0,18%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
304,70
|
-0,40
|
-0,13%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,95
|
-0,05
|
-0,18%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
488,10
|
-0,50
|
-0,10%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.215,00
|
+20,00
|
+0,91%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
112,40
|
-1,85
|
-1,62%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,32
|
-0,18
|
-1,33%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
138,20
|
-0,55
|
-0,40%
|
Bông
|
US cent/lb
|
76,82
|
-0,08
|
-0,10%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
302,40
|
-0,90
|
-0,30%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
160,90
|
-1,30
|
-0,80%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,27
|
-0,01
|
-0,78%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet