menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 6/6: Nhiều mặt hàng tăng giá

15:10 06/06/2018

Vinanet - Phiên giao dịch 5/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 6/6 giờ VN), giá dầu, vàng, kim loại công nghiệp…. đồng loạt tăng.
Trên thị trường năng lượng, gía dầu tăng nhẹ vào lúc cuối phiên sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng qua, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau thông tin chính quyền Mỹ đã yêu cầu Saudi Arabia và các nhà xuất khẩu dầu mỏ quan trọng khác tăng sản lượng khai thác.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2018 tăng 0,77 USD (hay 1,2%) lên 65,52 USD/thùng sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ 8/5 (73,81 USD/thùng); dầu Brent giao tháng 8/2018 tăng nhẹ 0,09 USD (hay 0,12%) lên 75,38 USD/thùng, sau khi có lúc giảm xuống 73,81 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 8/5.
Theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và một số nguồn tin khác, Chính phủ Mỹ yêu cầu một cách không chính thức Saudi Arabia và một số nhà sản xuất khác của OPEC tăng khai thác dầu thô. Bloomberg ngày 5/6 đưa tin Chính phủ Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tăng sản lượng dầu thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày. Nguồn cung của OPEC tăng sẽ tác động trực tiếp tới dầu Brent nhiều hơn là WTI. Do đó chênh lệch giá giữa 2 loại dầu giảm xuống chỉ còn 9,38 USD, từ 11,57 USD tuần trước.
Đề xuất của Mỹ được đưa ra sau khi giá bán lẻ xăng tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 3 năm và Tổng thống nước này, ông Donald Trump hồi tháng 4 đã phàn nàn về chính sách của OPEC và việc giá dầu tăng. Giá xăng trung bình tại Mỹ hiện là 2,94 USD/gallon, theo nguồn tin AAA.
Dự trữ dầu thô tại Mỹ tuần tới 1/6 đã giảm 2 triệu thùng xuống 432,8 triệu thùng, nhiều hơn mức dự đoán là giảm 1,8 triệu thùng. Tồn trữ dầu thô tại trung tâm phân phối Cushing, Oklahoma giảm 1 triệu thùng, thông tin từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết.
Ngoài ra, quyết định tái áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran cũng có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ trên toàn cầu. Sản lượng khai thác dầu thô của Iran có thể giảm 1 triệu thùng/ngày do các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.
Thực tế, các nước thành viên trong và ngoài OPEC, bao gồm cả Nga, đã bắt đầu thảo luận về việc tăng sản lượng khai thác dầu mỏ, thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, các thương nhân đang tập trung chú ý vào cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, dự kiến diễn ra vào ngày 22/6/2018. Dự kiến, OPEC và các nước sản xuất dầu lớn khác có thể sẽ quyết định tăng sản lượng đề “hạ nhiệt” thị trường dầu mỏ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng sau khi USD giảm từ mức cao nhất 6 tháng, bất chấp những số liệu mới về kinh tế Mỹ đã củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.298,45 USD/ounce, vàng giao tháng 8/2018 tăng 0,4% (4,9 USD) lên 1.302,2 USD/ounce.
Trong số những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1% lên 16,52 USD/ounce, tuy nhiên bạch kim giảm 0,5% xuống 896,25 USD/ounce (đầu phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ 21/5 là 888 USD), và palađi cũng giảm 0,1% xuống 992 USD/ounce (đầu phiên xuống thấp nhất 6 tuần là 1.010,50 USD/ounce).
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - giảm 0,17% xuống 93,88 (điểm). Theo một số chuyên gia, đồng USD hạ giá bất chấp các thông số kinh tế tích cực của Mỹ vì gần đây đồng tiền này luôn có xu hướng đi lên do thị trường đã đoán biết trước về việc các số liệu sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, hoạt động chốt lời của giới đầu tư trước khi cuộc họp của Fed diễn ra vào tuần tới cũng tạo đà đi xuống cho đồng bạc xanh.
Đồng USD gần đây tăng mạnh sau những số liệu từ Mỹ cho thấy nền kinh tế tăng trưởng mạnh có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sớm nâng lãi suất. Viện Quản lý nguồn cung Mỹ cho hay chỉ số hoạt động phi chế tạo của nước này đã tăng 1,8 điểm lên 58,6 điểm sau chuỗi 3 tháng giảm trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục giảm, số liệu chính thức cho biết nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 233.000 việc làm trong tháng 5/2018, tăng mạnh từ con số 159.000 của tháng Tư trước đó. Điều này đã giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp của nước này xuống 3,8% - mức thấp nhất trong vòng 18 năm, hoạt động của lĩnh vực dịch vụ tháng 5 tăng. Tất cả hứa hẹn sẽ thúc đẩy GDP quý 2 tăng trưởng mạnh.
Những kỳ vọng về việc Fed nâng lãi suất thường sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tiếp tục tăng vượt mốc 7.000 USD/tấn bởi lo ngại nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc thương lượng về tiền lương và thưởng của 34.000 công nhân mỏ ở Escondida. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,8 USD lên 7.099 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 7.016 USD/tấn, không còn xa mức dự đoán của nhà phân tích Wang Tao của hãng Reuters trong kịch bản cuộc đàm phán thất bại.
Giá chì cũng tăng mạnh. Trên sàn London, chì giữa phiên tăng lên mức cao nhất 3 tháng, 2.528 USD/tấn (tăng 4%), kết thúc phiên giao dịch, giá chì tại London tăng 0,3% lên 2.516 USD/tấn. Giá chì tại Trung Quốc tăng mạnh trong phiên vừa qua lên mức cao nhất trong vòng 18 tháng sau khi chính quyền tỉnh Hà Bắc của nước này thông báo chiến dịch kiểm tra về môi trường.
Chì giao tháng 7 trên sàn Thượng Hải tăng 3,6% lên 20.610 NDT (3.215,39 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 20.670 NDT, cao nhất kể từ 29/11/2016.
Hà Bắc là trung tâm tái chế ắc quy chì – acid của Trung Quốc. Chính quyền tỉnh này vừa thông báo sẽ tiến hành “kiểm tra và chấn chỉnh” các doanh nghiệp liên quan đến acid kể từ 18/6. Động thái này là nỗ lực mới nhất của chính quyền tỉnh nhằm tìm ra chất thải nguy trong chiến dịch bảo vệ môi trường của Trung Quốc.
Kể từ giữa tháng 4 tới nay giá chì tại Thượng Hải đã tăng gần 18% do lo ngại nguồn cung khan hiếm sau chiến dịch kiểm soát tuông tự làm trong sạch môi trường ở tỉnh An Huy (miền Đông Trung Quốc). Antaike ước tính An Huy đã đóng cửa công suất sản xuất khoảng 800.000 tấn công suất chì tái chế/năm ở khu vực Taihe của An Huy trong nỗ lực hiện đại hóa ngành sản xuất chì.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc cũng tăng bởi lo ngại nguồn cung bị thắt chặt sau khi thành phố Tangshan (Đường Sơn) của nước này lên kế hoạch đóng cửa hàng trăm công ty khai thác mỏ, song đà tăng bị hạn chế bởi khối lượng tồn trữ tại các cảng tăng. Quặng sắt giao tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 1,7% lên 467 NDT (72,90 USD)/tấn. Quặng sắt trên sàn Thượng Hải cũng tăng 0,1% lên 3.736 NDT/tấn.
Đường Sơn là thành phố sản xuất thép lớn nhất của tỉnh Hà Bắc. Chính quyền thành phố cho biết sẽ đóng cửa 225 công ty, tức là một nửa số cơ sở khai thác quặng sắt, bởi lý do không đầy đủ giấy phép kinh doanh. Đây là một trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc khai thác trái phép và để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các nhà phân tích cho biết chiến dịch này có thể ảnh huổng tới sản lượng quặng sắt, nhưng điều này sẽ giúp giảm áp lực cung vượt cầu. Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng biển Trung Quốc trong tuần tới 1/6 đã tăng thêm 1,4 triệu tấn lên 161,98 triệu tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, theo số liệu của SteelHome.
Trên thị trường nông sản, cà phê biến động trái chiều trong phiên vừa qua. Tại New York, arabica giao tháng 7 giảm 2.05 US cent tương đương 1,7% xuống 1,1945 USD/lb, robusta giao cùng kỳ hạn tăng 2 USD tương đương 0,1% lên 1.747 USD/tấn. Thị trường tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đồng real Brazil suy yếu.
Giá sữa thế giới giảm khỏi mức cao nhất 9 tháng do sản lượng của New Zealand tăng. Tại phiên đấu giá hàng tuần diễn ngày 5/6, chỉ số giá sữa của hãng Fonterra (GDT Price Index, tham chiếu cho thị trường toàn cầu) đã giảm 1,3% xuống trung bình 3.487 USD/tấn. Phiên đấu giá trước đó một tuần, chỉ số này đã tăng 1,9% lên mức cao kỷ lục 9 tháng. Phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 19/6.
Trong phiên vừa qua, giá sữa bột nguyên kem (WMP, loại được giao dịch nhiều nhất), giảm 1,1%. Sản lượng sữa của New Zealand năm ngoái bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, nhưng đang dần hồi phục. Sản lượng trong tháng 4 đã tăng 3%.
Giá cao su tại Tokyo giảm mạnh xuống mức thấp nhất 5 tuần theo xu hướng giá ở Thượng Hải do hoạt động bán ra mạnh và lo ngại nhu cầu lốp xe yếu đi sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế nhập khẩu ô tô.
Hợp đồng cao su giao tháng 11 trên sàn Tokyo giảm 3,2 yen (1,7%) xuống 187,2 JPY (1,7 USD), đầu phiên có lúc giá chạm 186,3 JPY (thấp nhất kể từ 1/5). Hợp đồng giao tháng 9 tại Thượng Hải trước đó cũng giảm 110 NDT xuống 11.605 NDT (1.812 USD)/tấn, trong phiên có lúc xuống mức thấp nhất 2 tuần (11.455 NDT).
Các nhà đầu tư lo ngại Malaysia sẽ tăng cường bán cao su ra vì tỷ giá nội tệ của nước này gần đây giảm. Đồng rinngit đã giảm giá liên tiếp kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Malaysia.
Giá đường thô giao tháng 7 tăng 0,12 US cent tương đương 1% lên 12,02 US cent/lb, trong khi đường trắng giao tháng 8 tăng 6,3 USD tương đương 1,9% lên 343,70 USD/tấn. Ấn Độ sẽ xem xét xây dựng kho dự trữ 3 triệu tấn đường để đẩy giá lên và giúp giảm bớt khó khăn cho người trồng mía, theo thông tin từ Bộ trưởng Lương thực nước này, ông Ram Vilas Paswan.
Sản lượng đường Ấn Độ có thể đạt kỷ lục trong niên vụ tới mặc dù giá đường liên tục giảm và khoản nợ thanh toán tiền mía cho nông dân lên tới 200 triệu rupee (tương đương 2,96 tỷ USD). Việc sản lượng đường Ấn Độ tăng càng khiến tình trạng thừa cung thêm trầm trọng, có thể khiến nước này phải tăng cường xuất khẩu và gây áp lực lên giá đường vốn đang ở mức rất thấp. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, giá đường giảm tới 17%. Theo số liệu chính thức, tính đến hết tuần trước, diện tích canh tác mía đạt 4,87 triệu ha, cao hơn so với mức 4,79 triệu ha cùng kỳ năm ngoái.
Hồi tháng 3, Ấn Độ cho phép các nhà máy xuất khẩu 2 triệu tấn đường nhằm giảm tồn kho và hỗ trợ giá trong nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu đường với số lượng lớn gặp khó khăn do giá đường quá thấp. Theo ông Ashok Jain, Chủ tịch Hiệp hội Mua bán đường Bombay cho hay xuất khẩu đường cần được tăng cường với sự giúp đỡ từ phía chính phủ nhằm giảm lượng đường tồn kho. Tuy nhiên, việc tăng cường xuất khẩu đường của Ấn Độ có thể gặp khó khăn do các đối thủ Brazil và Australia đang mở một cuộc điều tra liệu Ấn Độ có vi phạm luật của WTO hay không. Dư thừa đường toàn cầu niên vụ 2017 - 2018 được Tổ chức Đường Thế giới dự đoán sẽ lên tới 10,51 triệu tấn, gấp đôi so với mức ước tính trước đó là 5,25 triệu tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,52

0,77

+1,2%

Dầu Brent

USD/thùng

75,38

+0,09

+0,12%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

48.310,00

-280,00

-0,58%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,89

0,00

0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

209,65

-0,97

-0,46%

Dầu đốt

US cent/gallon

213,64

-0,52

-0,24%

Dầu khí

USD/tấn

654,50

-8,00

-1,21%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

66.280,00

-260,00

-0,39%

Vàng New York

USD/ounce

1.301,10

-1,10

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.567,00

+13,00

+0,29%

Bạc New York

USD/ounce

16,52

-0,03

-0,17%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,90

+0,30

+0,52%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

902,16

+0,33

+0,04%

Palladium giao ngay

USD/ounce

995,25

+1,10

+0,11%

Đồng New York

US cent/lb

321,00

+1,15

+0,36%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.975,00

+79,00

+1,15%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.314,00

+9,00

+0,39%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.122,00

+21,00

+0,68%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.575,00

-175,00

-0,84%

Ngô

US cent/bushel

383,75

+3,00

+0,79%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

510,00

+4,75

+0,94%

Lúa mạch

US cent/bushel

244,00

+2,75

+1,14%

Gạo thô

USD/cwt

10,95

-0,27

-2,41%

Đậu tương

US cent/bushel

1.001,25

-0,50

-0,05%

Khô đậu tương

USD/tấn

367,30

-1,60

-0,43%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,79

-0,14

-0,45%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

517,90

+0,20

+0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.289,00

-62,00

-2,64%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

119,45

-2,05

-1,69%

Đường thô

US cent/lb

12,02

+0,12

+1,01%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

165,00

-0,20

-0,12%

Bông

US cent/lb

88,98

-1,96

-2,16%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

588,80

+0,40

+0,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

187,50

+0,30

+0,16%

Ethanol CME

USD/gallon

1,46

+0,01

+0,41%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn:Vinanet