menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tháng 9/2018: Dầu và cà phê tăng, vàng giảm

23:13 30/09/2018

Vinanet - Tháng 9/2018 thị trường hàng hóa thế giới biến động mạnh do các yếu tố địa chính trị.
Năng lượng: Giá dầu tăng khá mạnh
Phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 11/2018 trên sàn New York tăng 1,13 USD (tương đương 1,6%), lên 73,25 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 10/7/2018; dầu Brent giao tháng 11/2018 trên sàn London cũng tăng 1 USD (tương đương 1,2%) lên 82,72 USD/thùng.
Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, cho rằng đà tăng giá dầu trong phiên này chủ yếu là do các giao dịch kỹ thuật. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết, “vàng đen” còn tìm được sự hỗ trợ từ các báo cáo rằng Trung Quốc và Ấn Độ đang giảm mua dầu từ Iran, cũng như thông tin rằng Mỹ không có kế hoạch sử dụng kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược để bù đắp sự thiếu hụt sản lượng dầu từ Iran.
Mỹ trừng phạt Tehran đã khiến cho xuất khẩu dầu thô của Iran sụt giảm, gây lo ngại nguồn cung trở nên khan hiếm ngay cả khi các nước xuất khẩu chủ chốt khác tăng sản lượng.
Washington gây sức ép buộc tất cả các khách hàng của dầu Iran phải giảm lượng mua về con số 0 để buộc Tehran phải thương lượng về hiệp định hạt nhân mới và nhằm hạn chế ảnh hưởng của quốc gia này ở Trung Đông.
Trong khi dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã giảm ba giàn trong tuần này, ghi nhận hai tuần giảm liên tiếp.
Như vậy, giá dầu Brent đã tăng 5% trong tuần cuối cùng của tháng 9/2018, tính chung cả tháng tăng 6,8% và quý 3/2018 tăng 4,1%; dầu WTI tăng 3,5% trong tuần qua, tăng 4,9% trong tháng 9/2018 nhưng giảm 1,2% trong quý 3/2018.
Đầu tuần qua, các nhà sản xuất dầu chủ chốt trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không đạt được bất cứ thoả thuận nào về tăng sản lượng dầu mỏ thời gian tới trong khuôn khổ Cuộc họp Uỷ ban Giám sát hỗn hợp của các nước trong và ngoài OPEC lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Algiers của Algeria. Bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc OPEC cần bơm thêm dầu và ngừng tăng giá, các đại biểu tham dự cuộc họp trên đều nhất trí với nhận định giá dầu dao động ở mức 80 USD/thùng như hiện nay sẽ tốt hơn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Các nhà phân tích dõi theo sát sao diễn biến Mỹ trừng phạt Iran ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất dầu của Iran. Dự kiến các biện pháp trừng phạt này có hiệu lực từ ngày 4/11/2018. Ngân hàng ANZ nhận định các nước cung cấp lớn chưa chắc sẽ có thể bù đắp đủ chỗ sụt giảm bởi lệnh trừng phạt – 1,5 triệu thùng/ngày. Lúc cao điểm của năm 2018 (tháng 5), Iran đã xuất khẩu tới 2,71 triệu thùng/ngày, gần bằng 3% lượng tiêu thụ toàn cầu.
Kim loại quý: Giá vàng bạc giảm, nhóm palađi tăng
Phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.193,32 USD/ounce, trong khi hợp đồng giao tháng 12/2018 tăng 8,8 USD tương đương 0,7% lên 1.196,20 USD/oune. Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 0,3% xuống 1.078,40 USD/ounce, bạc tăng 3,4% lên 14,68 USD/ounce, trong khi đó bạch kim tăng 1,1% lên 817,80 USD/ounce.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 9/2018, giá vàng giảm hơn 0,5%, là tháng thứ 6 giảm liên tiếp – dài nhất kể từ tháng 1/1997 – do USD mạnh lên so với EUR khi vấn đề ngân sách của Italia đe dọa đồng tiền chung châu Âu. Tính từ đầu năm tới nay, vàng đã giảm 13%, palađi tăng hơn 9%, bạch kim tăng 1,1% trong khi bạc tăng 3,4%.
Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày (25-26/9) Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên biên độ 2-2,25%, với nhận định nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ “tận hưởng” thêm ít nhất ba năm tăng trưởng nữa. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba của Fed trong năm nay. Fed kế hoạch sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 4 lần nữa từ nay đến hết 2019 và tiếp tục trong năm 2020.
Vàng khá nhạy cảm với lãi suất cao bởi điều này có xu hướng đẩy đồng USD đi lên, qua đó khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn cho những người mua nắm giữ đồng tiền khác. Việc nâng lãi suất cũng giúp lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao, và làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Kim loại cơ bản: Giá giảm
Phiên cuối tháng, giá kẽm tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tuần do dự trữ tại Thượng Hải giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 thập kỷ, trong khi các kim loại khác cũng tăng vì các nhà đầu tư lại dấy lên hy vọng giá sẽ tăng.
Trên sàn London, giá kẽm giao sau 3 tháng tăng 4,2% lên 2.612 USD/tấn, mạnh nhất kể từ 9/8/2018. Tuyn nhiên, tính chung trong quý 3/2018 giá giảm khoảng 8%, là quý giảm thứ 3 liên tiếp.
Trong khi đó, giá nickel tăng 0,3% trong phiên cuối tháng, lên 12.600 USD/tấn, và tính chung cả quý giảm 15,3%, mạnh nhất trong vòng 3 năm; chì tăng 1,3% trong phiên cuối thán lên 2.036 USD/tấn nhưng giảm 15,5% trong quý 3/2018.
Giá thép cây và than cốc tại Trung Quốc vừa giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng do dự báo sản lượng sẽ tăng lên vì Bắc Kinh đã hủy kế hoạch cắt giảm sản lượng trong mùa Đông.
Thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 2,7% xuống 3.944 CNY (573 USD)/tấn vào lúc đóng cửa phiên vừa qua, sau khi có lúc chỉ 3.907 CNY, thấp nhất kể từ 27/7/2018. Tính chung cả tháng 9, giá giảm gần 4% và là tháng giảm đầu tiên trong vòng 6 tháng.
Thép cuốn nóng cũng giảm 1,7% trong phiên vừa qua, xuống 3.869 CNY/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi có lúc chỉ 3.803 CNY, thấp nhất kể từ 9/7/2018.
Than cốc có lúc chỉ 2.199 CNY/tấn, thấp nhất kể từ 30/7/2018, trước khi kết thúc phiên ở 2.263,5 CNY/tấn, giảm 0,6% so với phiên trước đó. Than luyện cốc vững ở 1.272,5 CNY/tấn.
Quặng sắt trên sàn Đại Liên cũng giảm 1% xuống 495,5 CNY/tấn.
Trong kế hoạch chống ô nhiếm môi trường giai đoạn mùa Đông, Bộ Môi trường Trung Quốc hôm 27/9/2018 thông báo sẽ cho phép các địa phương hạn chế sản lượng dựa theo mức độ ô nhiễm của khu vực đó.
Nông sản: Cà phê tăng, đường giảm
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 tăng 3,15 US cent trong phiên cuối tháng (3,2%) lên 1,0245 USD/lb, tính chung cả tháng tăng 4,4%; robusta giao tháng 11/2018 tăng 38% trong cùng phiên tương đương 2,51% lên 1.554 USD/tấn.
Cà phê arabica tiếp tục biến động theo tỷ giá đồng real Brazil.
Đường tăng giá trong phiên cuối tháng do hoạt động mua mạnh nhân lúc giá hời. Giá đường thô kỳ hạn giao tháng 10 tăng 0,37 US cent tương đương 3,7% lên 10,42 US cent/lb, giao tháng 3/2019 tăng 0,29 US cent tương đương 2,7% lên 11,2 US cent/lb. Tính chung cả tháng 9, giá giảm 2%, trong đó phiên trước khi kết thúc tháng (27/9) chạm mức thấp nhất 10 năm là 9,91 US cent/lb. Đường trắng giao tháng 12/2018 cũng tăng 7,5 USD tương đương 2,4% lên 320,5 USD/tấn.
Sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil dự kiến sẽ giảm trong niên vụ 2018/19 xuống mức thấp nhất kể từ 2009/10 do các nhà máy chuyển hướng sản sản xuất ethanol. Dự báo sản lượng đường của khu vực này sẽ chỉ đạt 26,9 triệu tấn, so với 30,4 triệu tấn dự báo trước đây, và so với 36,1 triệu tấn của vụ 2017/18. Điều này sẽ góp phần làm giảm lượng dư thừa trên thị trường thế giới xuống 4,4 triệu tấn, từ mức 7 triệu tấn dự báo hồi tháng 7.
Giá bông trên sàn New York đã giảm gần 2% trong phiên cuối tháng, xuống mức thấp nhất 9 tháng, do USD mạnh lên và lượng xuất khẩu sụt giảm. Hợp đồng giao tháng 12/2018 lúc đóng cửa giao dịch giảm 1,35 US cent tương đương 1,7% xuống 76,37 US cent/lb.
Như vậy giá đã giảm hơn 7% trong tháng 9, là tháng thứ 2 liên tiếp giảm. Tính chung trong quý 3, giá giảm hơn 10%, mạnh nhất kể từ cuối 2017.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy bán bông xuất khẩu năm marketing 2018/19 trong tuần vừa qua giảm 28% so với tuần trước.
Giá cao su trên sàn Tokyo đầu phiên 28/9/2018 đạt 165,3 JPY/kg, thấp nhất kể từ 18/9/2018, nhưng đã hồi phục sau đó để kết thúc tăng 0,9 JPY tương đương 0,5% lên 168 JPY (1,48 USD)/kg do JPY tăng giá. Tuy nhiên, tính chung cả tháng giá vẫn giảm 3,3% và giảm 4,7% trong quý 3/2018. Cao su tại Thượng Hải kỳ hạn giao tháng 1/2019 cũng giảm 40 CNY trong phiên cuối tháng, xuống 12.360 CNY (1.797 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 31/8

Giá 29/9

Giá 29/9 so với 28/9

Giá 29/9 so với 28/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

69,80

73,25

+1,13

+1,57%

Dầu Brent

USD/thùng

77,64

82,73

+1,35

+1,66%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.900,00

55.740,00

+1.160,00

+2,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,92

3,01

-0,05

-1,57%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

199,70

208,57

+1,68

+0,81%

Dầu đốt

US cent/gallon

224,31

234,85

+2,25

+0,97%

Dầu khí

USD/tấn

692,00

724,25

+11,50

+1,61%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.750,00

73.100,00

+1.080,00

+1,50%

Vàng New York

USD/ounce

1.206,70

1.196,20

+8,80

+0,74%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.275,00

4.342,00

+34,00

+0,79%

Bạc New York

USD/ounce

14,56

14,71

+0,42

+2,95%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,40

53,00

+0,80

+1,53%

Bạch kim

USD/ounce

787,81

815,95

+5,82

+0,72%

Palladium

USD/ounce

982,89

1.075,00

-10,23

-0,94%

Đồng New York

US cent/lb

267,10

280,50

+2,20

+0,79%

Đồng LME

USD/tấn

5.975,00

6.258,00

+71,00

+1,15%

Nhôm LME

USD/tấn

2.125,00

2.062,00

+32,00

+1,58%

Kẽm LME

USD/tấn

2.457,00

2.612,00

+106,00

+4,23%

Thiếc LME

USD/tấn

18.990,00

18.875,00

+25,00

+0,13%

Ngô

US cent/bushel

365,00

356,25

-8,50

-2,33%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

545,50

509,00

-4,00

-0,78%

Lúa mạch

US cent/bushel

252,50

264,75

+4,50

+1,73%

Gạo thô

USD/cwt

10,83

9,78

0,00

-0,05%

Đậu tương

US cent/bushel

843,50

845,50

-9,50

-1,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

307,20

309,00

-2,80

-0,90%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,77

28,99

-0,16

-0,55%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

495,60

497,30

-1,10

-0,22%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.336,00

2.057,00

-57,00

-2,70%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

101,80

102,45

+3,15

+3,17%

Đường thô

US cent/lb

10,60

11,20

+0,29

+2,66%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

154,45

147,60

+0,75

+0,51%

Bông

US cent/lb

82,22

76,37

-1,35

-1,74%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

411,80

344,40

-15,00

-4,17%

Cao su TOCOM

JPY/kg

172,70

170,00

+2,00

+1,19%

Ethanol CME

USD/gallon

1,31

1,30

-0,01

-0,99%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn:Vinanet