Năng lượng: Giá dầu giảm tuần đầu tiên kể từ tháng 11/2019 và giảm mạnh nhất 6 tháng
Phiên cuối tuần, 10/1/2020, giá dầu giảm khi thị trường bớt lo ngại về xung đột Mỹ - Iran, và số liệu cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ gia tăng.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 39 US cent xuống 64,98 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 52 US cent xuống 59,04 USD/thùng. Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm 5,3% và WTI giảm 6,4%.
Tính cả tuần, giá dầu WTI giảm 6,4% - nhiều nhất tính từ tháng 7/2019; trong khi Brent giảm 5,3% - nhiều nhất tính từ tháng 8/2019.
Trưởng bộ phận nghiên cứu tại London Capital Group, ông Jasper Lawler, nhận xét: “Rủi ro chiến tranh tại Trung Đông và việc tồn kho tại Mỹ tăng đã tác động mạnh đến giá dầu trong 2 ngày qua”. Hiện giá dầu Brent đã ở dưới mức trước cuộc tấn công sát hại tướng Iran bằng máy bay không người lái của Mỹ. Sản xuất dầu tại Trung Đông không bị gián đoạn do căng thẳng với Mỹ, và các số liệu cho tới thời điểm này cho thấy nguồn cung vẫn dồi dào.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây công bố tồn trữ dầu thô của nước này tăng 1,2 triệu thùng trong tuần tới 3/1/2020, trái ngược hoàn toàn với dự báo về khả năng tồn trữ dầu thô giảm. Nguồn cung xăng và các sản phẩm năng lượng khác tăng vượt dự báo.
Tuy nhiên, các thị trường vẫn theo dõi những nguy cơ xung đột trong dài hạn, và giá trong một thời gian ngắn dự báo sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ với Iran nhằm đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ của Mỹ tại Iraq trong tuần này.
Bổ sung thêm áp lực giảm giá là số liệu của chính phủ Mỹ về tăng trưởng việc làm chậm hơn dự kiến trong tháng 12/2019.
Các khảo sát trong ngành cho thấy sản lượng của OPEC đã giảm trong tháng 12/2019, trước khi thực hiện cam kết mới về cắt giả sản lượng. Mặc dù vậy, sản xuất trong tháng đó vẫn cao hơn nhu cầu dự báo cho đầu năm 2020. Trong nỗ lực giải quyết nguồn cung dư thừa, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng với các đồng minh bao gồm Nga đã bắt đầu cắt giảm sản lượng kể từ ngày 1/1/2020.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch thuộc Commerzbank, nguồn cung dư thừa trên thị trường dầu còn khá lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng giá dầu trong những tháng tới có thể được hỗ trợ bởi các yếu tố cung – cầu đang dần cải thiện giữa bối cảnh sản lượng của Mỹ ổn định và OPEC kiên trì theo đuổi mục tiêu cắt giảm sả lượng.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 5 liên tiếp
Giá vàng tăng trong phiên cuối tuần để kết thúc tuần tăng thứ 5 liên tiếp khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran đã làm dấy lên những bất ổn mới khiến nhà đầu tư lại tìm tới những tài sản an toàn như vàng. Tính chung cả tuần, giá tăng khoảng 0,4%.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.557,86 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,4% lên 1.560,1 USD/ounce.
Ông Jeffrey Sica, người sáng lập công ty môi giới đầu tư Circle Squared Alternative Investments cho biết chất xúc tác chính cho giá vàng là những câu chuyện xoay quanh Iran và liệu có hay không sự gia tăng xung đột tại Trung Đông. Tehran khi đó đã tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại Tướng Qassem Suleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ đáp trả, bao gồm cả tấn công vào các cơ sở văn hóa của Iran.
Chính phủ Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran để trả đũa cho loạt vụ tấn công bằng tên lửa của nước này vào các căn cứ của quân đội Mỹ ở Iraq. Mục tiêu của lệnh trừng phạt bao gồm các ngành chế tạo, khai thác và dệt may của Iran cũng như các quan chức cấp cao của Iran, những người mà Washington cho biết có liên quan đến vụ tấn công ngày 8/1.
Trong tương lai gần, chiến lược tiền tệ của các ngân hàng trung ương sẽ là động lực chính cho vàng. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí của việc giữ vàng.
Về các kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 0,4% trong phiên cuối tuần, lên 2.115,88 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng hơn 6%; bạc tăng 0,9% lên 18,06 USD/ounce và bạch kim tăng 1,3% lên 978,48 USD/ounce nhưng tính chung cả tuần giảm 0,2%.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng
Phiên cuối tuần, giá đồng tăng thêm 0,3% lên 6.198 USD/tấn. Tính chung cả tuần tăng 1,1%, trái ngược với xu hướng giảm 1,4% của tuần trước, sau đợt không kích của Mỹ sát hại tướng hàng đầu của Iran.
Giới đầu tư đã giảm lo ngại về sự căng thẳng ở Trung Đông nên giá đồng có cơ hội đi lên. Việc Mỹ sắp ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc càng góp phần đẩy giá đi lên.
Tuy nhiên, USD tăng 0,6% trong tuần này so với rổ các đồng tiền chủ chốt, khiến các kim loại định giá bằng đồng bạc xanh này đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác và khả năng nhu cầu đang yếu.
Tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm hơn dự kiến trong tháng 12, nhưng tốc độ gia tăng việc làm mới vẫn đủ để nền kinh tế tiếp tục phát triển dài nhất trong lịch sử, bất chấp hoạt động sản xuất giảm sâu. Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ cho biết nền kinh tế này có thể đã vượt qua điều tồi tệ nhất.
Giá thép tại Trung Quốc giảm trong ngày hôm nay khi nhu cầu chậm lại trước đợt nghỉ Tết Nguyên Đán sắp – sẽ kéo dài một tuần. Thép cây kỳ hạ giao tháng 5/2020 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải lúc đóng cửa giảm 0,5% xuống 3.571 CNY/tấn, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng 0,8%; thép cuộn cán nóng Thượng Hải giảm 0,5% xuống 3.600 CNY/tấn.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã giảm 1,2% xuống 659 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,5% lên 14.265 CNY/tấn.
Một số nhà máy thép tích hợp đã bắt đầu bảo dưỡng dây chuyền sản xuất trước đợt Tết Nguyên Đán bắt đầu vào ngày 24/1, nhu cầu đối với các sản phẩm thép đang giảm theo mùa.
Mức độ hoạt động tại 247 nhà máy thép khắp Trung Quốc được công ty tư vấn Mysteel theo dõi giảm xuống 77,6% trong tuần này từ 78,4% một tuần trước.
Nông sản: Giá cà phê giảm, đường tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 1,6 US cent (1,4%) lên 1,1895 USD/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 1,5 tháng là 1,1650 USD. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vẫn giảm 5,9%. Các đại lý cho biết thị trường tiếp tục thoái lui từ mức cao nhất 2 năm thiết lập vào ngày 17/12 (1,4245 USD) mặc dù giá vẫn được củng cố bởi nguồn cung arabica hạn hẹp khiến dự trữ có xu hướng giảm. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 7 USD hay 0,5% lên 1.345 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2029 lúc đóng cửa tăng 36 US cent hay 2,6% lên 14,07 US cent/lb, cao nhất kể từ ngày 25/10/2018. Tính chung cả tuần giá đường tăng 5,7%. Các đại lý cho biết giá đường được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn hẹp sau vụ thu hoạch chậm trễ tại Ấn Độ và Thái Lan.
Theo chuyên gia kinh tế Aakash Doshi thuộc ngân hàng Citi, diện tích và sản lượng mía của Thái Lan vẫn có rủi ro khi sản lượng trong niên vụ này giảm khoảng 2,5 triệu tấn so với năm trước. Ông cũng nâng dự báo thiếu hụt đường toàn cầu niên vụ 2019/20 thêm 600.000 tấn lên 7,6 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo tỷ lệ sử dự trữ/sử dụng đường trong năm 2019/20 ở mức 12,7%, giảm từ 13,5% trong báo cáo của tháng trước.
Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 đóng cửa tăng 9,4 USD hay 2,6% lên 376,8 USD/tấn.
Đối với mặt hàng cao su, giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng do các nhà đầu tư cổ vũ cho căng thẳng giữa Washington và Tehran, dẫn tới tuần thứ 3 tăng giá liên tiếp. Hợp đồng cao su giao tháng 6/2020 trên sàn TOCOM lúc đóng cửa tăng 0,4 JPY lên 201,4 JPY (1,84 USD)/kg. Hợp đồng này đã giảm 1,1 JPY xuống 201,3 JPY/kg do căng thẳng gia tăng hôm thứ 3 tuần trước. Tính chung cả tuần này giá cao su TOCOM tăng 0,7%.
Giá cao su giao tháng 5/2020 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 10 CNY, đóng cửa tại 13.100 CNY (1,891 USD)/tấn. Hợp đồng cao su TSR 20 tăng 10 CNY lên 10.795 CNY/tấn. Lượng cao su lưu trữ tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tuần này tăng 0,8% so với một tuần trước.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 3/1/20
|
Giá 10/1
|
10/1 so với 9/1
|
10/1 so với 9/1 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
63,05
|
59,04
|
-0,52
|
-0,87%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
68,60
|
64,98
|
-0,39
|
-0,60%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
42.920,00
|
41.510,00
|
-130,00
|
-0,31%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,13
|
2,20
|
+0,04
|
+1,66%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
174,88
|
165,96
|
+0,69
|
+0,42%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
206,14
|
192,84
|
-2,17
|
-1,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
625,50
|
593,75
|
-1,25
|
-0,21%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
59.230,00
|
58.700,00
|
-10,00
|
-0,02%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.552,40
|
1.560,10
|
+5,80
|
+0,37%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.309,00
|
5.485,00
|
+45,00
|
+0,83%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
18,15
|
18,11
|
+0,17
|
+0,94%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
63,00
|
63,80
|
+0,70
|
+1,11%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
982,00
|
979,21
|
+12,18
|
+1,26%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.989,84
|
2.118,70
|
+5,62
|
+0,27%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
278,70
|
281,35
|
+1,15
|
+0,41%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.129,50
|
6.198,00
|
+18,00
|
+0,29%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.824,00
|
1.806,00
|
+2,50
|
+0,14%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.306,00
|
2.378,00
|
+1,00
|
+0,04%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.800,00
|
17.225,00
|
-25,00
|
-0,14%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
386,50
|
385,75
|
+2,50
|
+0,65%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
554,50
|
564,50
|
+2,25
|
+0,40%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
290,75
|
308,50
|
+6,50
|
+2,15%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,22
|
13,33
|
+0,06
|
+0,41%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
941,50
|
946,00
|
+2,50
|
+0,26%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
301,20
|
303,50
|
+2,70
|
+0,90%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
35,08
|
34,35
|
-0,29
|
-0,84%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
478,30
|
484,00
|
+0,80
|
+0,17%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.519,00
|
2.589,00
|
+35,00
|
+1,37%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
126,35
|
118,95
|
+1,60
|
+1,36%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,31
|
14,07
|
+0,36
|
+2,63%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
99,40
|
97,10
|
+0,10
|
+0,10%
|
Bông
|
US cent/lb
|
69,20
|
71,31
|
+0,62
|
+0,88%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
427,60
|
416,20
|
+0,20
|
+0,05%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
200,10
|
201,50
|
+0,10
|
+0,05%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,36
|
1,34
|
+0,01
|
+0,75%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg