Năng lượng: Giá dầu cao kỷ lục
Thị trường dầu mỏ tuần qua khởi sắc nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất cũng như dự báo mới về sản lượng dầu thô tại Mỹ.
Trong phiên cuối tuần, tuần có lúc đạt mức cao kỷ lục trong năm 2019 mặc dù sau đó quay đầu giảm bởi những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và sự gia tăng sản lượng dầu thô tại Mỹ.
Chốt phiên này, giá dầu WTI giảm 9 US cent xuống 58,52 USD/thùng, sau khi vọt lên 58,95 USD/thùng, mức đỉnh của năm nay; dầu Brent cũng giảm 7 US cent xuống 67,16 USD/thùng (trong phiên trước đó có lúc đạt mức cao nhất trong năm nay, là 68,14 USD/thùng).
Tính chung cả tuần, giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) tăng 4,1%, còn giá dầu Brent tăng 1,9%.
Thị trường đang chịu tác động từ những thông tin nhiều chiều. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih rằng các nước sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới nhiều khả năng sẽ chưa chấm dứt việc cắt giảm nguồn cung trước giữa năm 2019. Theo người đứng đầu Bộ Năng lượng Saudi Arabia, hiện còn quá sớm để thay đổi thỏa thuận kiềm chế sản lượng đạt được giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, trong đó có Nga, trước cuộc họp của các nước này dự kiến vào tháng 6/2019.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hạ thấp dự báo về sản lượng dầu thô của Mỹ trong hai năm 2019 và 2020, theo đó dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ trung bình ở mức 12,3 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và 13 triệu thùng/ngày trong năm 2020, trong đó hầu hết mức tăng sản lượng đến từ khu vực Permian thuộc Texas và New Mexico. EIA cũng ước tính sản lượng dầu thô của Mỹ trung bình ở mức 11,9 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2019, giảm nhẹ so với tháng 1/2019.
Tuy nhiên, OPEC trong báo cáo tháng Ba đã hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019 và nhận định tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC năm nay mạnh. OPEC cho biết trong năm 2019, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng 1,24 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức ước tính 1,43 triệu thùng/ngày năm 2018. Dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC năm nay được điều chỉnh tăng 0,06 triệu thùng/ngày, lên 2,24 triệu thùng/ngày. Theo OPEC, Mỹ, Brazil, Nga, Anh và Australia là những nước có đóng góp chính trong tăng trưởng nguồn cung.
Đại diện các nước sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ nhóm họp trong hai ngày 17-18/4 và tiếp tục một cuộc họp khác vào các ngày 25-26/6 để thảo luận về chính sách sản lượng và vấn đề nguồn cung.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường dầu mỏ có thể "thặng dư khiêm tốn" trong quý I/2019, trước khi rơi vào tình trạng thiếu hụt trong quý II/2019. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo sự giảm tốc của các nền kinh tế châu Âu và châu Á có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ “vàng đen".
OPEC nhận định nhu cầu dầu mỏ được cho là sẽ tăng nhẹ trong năm 2019 nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn nhiều so với tăng trưởng nguồn cung dự kiến ở ngoài OPEC, cho thấy tất cả các nước sản xuất vẫn cần tiếp tục chia sẻ trách nhiệm để tránh xảy ra tình trạng mất cân đối và hỗ trợ thị trường ổn định trong năm nay.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại Châu Á tuần qua giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2006 do nguồn cung từ Ai Cập và Australia tăng lên, mặc dù giá rẻ hấp dẫn khách hàng Ấn Độ.
LNG giao tháng 4 cho thị trường Bắc Á đã giảm xuống 5,45 USD/triệu đơn vị nhiệt điện Anh (mmBtu), giảm 25% so với cách đây một tuần và là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2016; hợp đồng giao tháng 5 cũng khoảng 5,5 USD/mmBtu. Nhu cầu từ Trung Quốc vẫn yếu, trong khi tại Châu Âu khách hàng cũng không mua nhiều.
Kim loại quý: Palađi cao kỷ lục, vàng lại vượt ngưỡng 1.300 USD/ounce
Mặc dù chứng kiến hai phiên đi xuống trong tuần, song các nhà giao dịch ước tính giá vàng thế giới vẫn ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, do đồng USD yếu đi và triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ kiên nhẫn với chính sách tiền tệ, sau các số liệu bi quan về tình hình kinh tế.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6% trong phiên vừa qua, lên 1.302,9 USD/ounce, vàng giao sau tăng 0,6% lên 1.302,90 USD/ounce.
Các chuyên gia nhận định giá vàng đã hưởng lợi khi thống kê yếu kém trong lĩnh vực chế tạo kéo đồng USD đi xuống. Cuối tuần qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ theo sát những tác động từ sự giảm tốc của kinh tế thế giới đối với Mỹ để đưa ra quyết định về chính sách lãi suất.
Theo các chuyên gia, số liệu đáng thất vọng về giá sản xuất và lạm phát đã thúc đẩy quan điểm rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất, qua đó hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ vàng. Thống kê cho thấy trong tháng Hai giá sản xuất nội địa tại Mỹ tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 6/2017.
Nhà phân tích Suki Cooper, thuộc Standard Chartered Bank, nhận định triển vọng Brexit “không thỏa thuận” cũng thúc đẩy hoạt động mua vàng, song khi phương án này đã bị bác bỏ, nhu cầu mua vàng đang suy yếu. Các nghị sĩ Anh ngày 14/3 đã bỏ phiếu nhất trí lùi ngày Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đến sau ngày 29/3.
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng cao hơn dự kiến đã giúp xoa dịu những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng chậm lại.
Dự kiến, vào tuần này, thị trường sẽ hướng sự chú ý vào cuộc họp của Fed diễn ra trong hai ngày 19-20/3/2019, để nghe ngóng định hướng về chính sách lãi suất của cơ quan này. Các nhà kinh tế lưu ý lãi suất cao hơn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu Fed tỏ ra “kiềm chế” trong chính sách tăng lãi suất, nhu cầu mua vàng sẽ gia tăng.
Cũng trong phiên phiên cuối tuần qua, giá palađi xác lập kỷ lục cao mới bởi kỳ vọng những kích thích kinh tế của Trung Quốc có thể đẩy tăng nhu cầu kim loại quý này, trong khi thông tin Nga có thể cấm xuất khẩu phế liệu kim loại quý gây lo ngại sẽ dẫn tới thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.
Giá palađi giao ngay đầu phiên cuối tuần đã lên mức cao kỷ lục 1.567,5 USD/ounce, sau đó giảm nhẹ để kết thúc phiên giao dịch ở mức tăng 0,3% so với cuối phiên trước, là 1.562,39 USD/ounce.Trong khi đó, vàng cũng tăng 0,6% trong phiên vừa qua, lên 1.302,9 USD/ounce.
Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chất xúc tác để giảm khí thải ở xe hơi, giá palađi đã tăng gần 90% từ giữa tháng 8/2019 đến nay, và tính riêng từ đầu 2019 tới thời điểm hiện tại đã tăng 24%.
Báo Nga Kommersant cho biết, với mục đích đẩy mạnh ngành tinh chế nguyên liệu trong nước, Bộ Công Thương Nga cũng đang xem xét cấm xuất khẩu phế liệu kim loại quý.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 15/3/2019 cho biết nước này quyết tâm thực hiện cắt giảm thuế và phí trên quy mô lớn hơn trong năm nay, coi đây như là một biện pháp chủ chốt chống lại sức ép suy thoái kinh tế. Cụ thể, Trung Quốc có thể sử dụng những quy định về dự trữ tiền tệ và lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cam kết các nỗ lực ngăn chặn xu thế tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới kéo dài giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong gần 3 thập kỷ qua.
Phân bón: Đảo chiều giảm
Lần đầu tiên sau vài tháng liên tục tăng, giá phân hóa học đang quay đầu giảm. Một nửa trong số 8 loại phân bón chủ chốt giảm trong tuần cuối cùng của tháng 2/2019 so với một tháng trước đó. Trang Worldfertilizer dẫn nguồn DTN cho biết, giá DAP trung bình hiện ở mức 511 USD/tấn, MAP 535 USD/tấn, Urea 404 USD/tấn và UAN28 giá 270 USD/tấn.
Các loại phân bón còn lại vẫn tiếp tục tăng giá nhẹ so với tháng trước đó: potash trung bình 386 USD/tấn, 10-34-0 giá 470 USD/tấn, anhydrous 596 USD/tấn và UAN32 giá 318 USD/tấn.
Nông sản: Giá trứng, cà phê… giảm
Phiên cuối tuần, giá cà phê robusta hợp đồng giao tháng 5/2019 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016, là 1.463 USD/tấn vào giữa phiên vừa qua, sau đó kết thúc phiên ở mức 1.485USD/tấn, giảm 5 USD tương đương 0,3% so với phiên liền trước. Nguồn cung dồi dào trên toàn cầu, nhất là Brazil, Việt Nam và Indonesia, cùng sự cạnh tranh từ cà phê arabica đang gây áp lực lên thị trường này. Tính chung cả tuần qua, robusta đã giảm 2,9%, mức giảm nhiều nhất trong vòng 3 tháng.
Trái với robusta, arabica trong phiên cuối tuần tăng 0,65 UScent tương đương 0,7% lên 97,8 UScent/lb, tuy nhiên tính chung cả tuần giá vẫn giảm 0,9% và là tuần giảm thứ 6 trong vòng 7 tuần vừa qua.
Tuần qua giá cà phê Việt Nam giảm theo xu hướng đi xuống nói chung của thị trường robusta toàn cầu, trong khi đó tại Indonesia nguồn cung tăng lên nhưng giao dịch cũng trầm lắng.
Tại Tây Nguyên, cà phê nhân xô hiện được bán với giá 31.900 - 33.700 đồng/kg giảm từ 33.700 - 34.000 đồng/kg cách đây một tuần. Cà phê xuất khẩu lợi 2 (5% đen và vỡ) giá trừ lùi 50 USD/tấn so với kỳ hạn giao tháng 5/2019 trên sàn London, so với mức trừ lùi 50 – 70 USD/tấn cách đây một tuần. Còn tại Indonesia, nguồn cung từ vụ mùa phụ đang tăng lên. Cà phê Indonesia loại 3 (80 hạt lỗi) vững ở mức cộng 70 – 80 USD/tấn so với giá tại London.
Giá ngũ cốc tăng khá mạnh trong tuần qua do hoạt động mua vào mạnh, tình hình thời tiết bất lợi và dự đoán lạc quan về thương mại của Trung Quốc. Cụ thể, giá ngô giao tháng 5/2019 tuần qua tăng 2,47% lên 3,7325 USD/ bushel. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tiến 5,18% lên 4,6225 USD/ bushel. Giá đậu tương giao tháng 3/2019 tăng 1,51% lên 9,0925 USD/ bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá ngô giao kỳ hạn tuần này tăng khá mạnh, một phần do thời tiết bất lợi giữa những quan ngại lũ lụt ảnh hưởng tới bang Iowa và một số bang ở Midwest của Mỹ khác có thể cản trở hoạt động gieo trồng.
Các nhà quan sát thị trường dự đoán khu vực Midwest khó có thể khô hạn và chưa có mưa cho đến hết tháng Tư tới.
Nhận định về giá lúa mỳ, nhà phân tích thị trường Virginia McGathey tại McGathey Commodities, cho biết giá mặt hàng này đang trên đà tăng khi giá lúa mỳ trên toàn cầu đi lên.
Thời tiết bất lợi cũng có thể tạo ra các vấn đề về logistics (dịch vụ hậu cần), qua đó hỗ trợ thêm giá lúa mỳ.
Giá trứng gia cầm trên thị trường quốc tế đang giảm. Tại Mỹ, hiện 1 tá trứng bán buôn trung bình có giá 0,679 đến 0,624 USD, mất hơn 8% chỉ trong 10 ngày qua và thất hơn 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại New York, mỗi tá trứng cỡ to giá bán buôn hiện 0,98 USD (giảm từ mức 1,02 USD hồi đầu tháng 3/2019), trong khi tại California giá giảm từ 1,85 USD xuống 1,72 USD. Tại Trung Quốc, trong tuần vừa qua giá trứng cũng giảm 2,1%, theo số liệu của Bộ Thương mại nước này.
Tại Việt Nam, giá trứng từ Tết âm lịch tới nay liên tục giảm, xuống thấp hơn cả giá thành, hiện chỉ khoảng 1.000 – 1.250 đồng/quả, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Đối với thị trường đường, hãng Sucres et Denrees SA (Sucden) của Pháp vừa đưa ra nhận định cán cân cung – cầu đường thế giới niên vụ 2019/20 sẽ thiếu hụt khoảng 4 triệu tấn do sản lượng ở Ấn Độ, Thái Lan và Liên minh châu Âu (EU) thấp hơn những dự báo trước đây. Cụ thể, sản lượng đường Thái Lan dự báo giảm 10% xuống 12 triệu tấn bởi người trồng mía chuyển sang những cây trồng khác cho lợi nhuận cao hơn sau khi giá đường tại nước này giảm khoảng 20% bởi Chính phủ điều chỉnh một số khoản trợ cấp cho ngành theo thỏa thuận với WTO. Sản lượng đường Ấn Độ cũng sẽ chỉ khoảng 26-27 triệu tấn, giảm so với 31,7 triệu tấn năm 2018/19 bởi thời tiết bất lợi. Tại EU, giá đường tại khu vực này đã mất 5% khiến diện tích củ cải nơi đây sụt giảm.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá 9/3
|
Giá 16/3
|
Giá 16/3 so với 15/3
|
Giá 16/3 so với 15/3 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
56,28
|
58,29
|
-0,23
|
-0,39%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
65,87
|
67,02
|
-0,14
|
-0,21%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
44.690,00
|
45.290,00
|
-330,00
|
-0,72%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,82
|
2,79
|
-0,01
|
-0,32%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
180,59
|
185,40
|
-0,37
|
-0,20%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
200,19
|
196,56
|
-0,21
|
-0,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
612,50
|
605,75
|
-1,00
|
-0,16%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
60.570,00
|
61.100,00
|
-280,00
|
-0,46%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.296,10
|
1.298,80
|
-4,10
|
-0,31%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.615,00
|
4.648,00
|
-8,00
|
-0,17%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,30
|
15,25
|
-0,08
|
-0,52%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
54,50
|
54,80
|
-0,20
|
-0,36%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
813,63
|
824,84
|
-6,94
|
-0,83%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.509,92
|
1.545,22
|
-7,77
|
-0,50%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
289,45
|
290,70
|
+0,10
|
+0,03%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.395,00
|
6.431,00
|
+27,00
|
+0,42%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.872,00
|
1.897,00
|
-6,00
|
-0,32%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.711,00
|
2.790,00
|
-35,00
|
-1,24%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.375,00
|
21.075,00
|
-95,00
|
-0,45%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
366,75
|
374,00
|
+0,75
|
+0,20%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
440,50
|
458,50
|
-3,75
|
-0,81%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
264,00
|
277,00
|
0,00
|
0,00%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,82
|
10,78
|
+0,06
|
+0,51%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
898,75
|
908,25
|
-1,00
|
-0,11%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
304,50
|
310,60
|
-0,20
|
-0,06%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,71
|
29,49
|
+0,06
|
+0,20%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
457,00
|
465,40
|
+0,60
|
+0,13%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.198,00
|
2.197,00
|
-17,00
|
-0,77%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
98,50
|
97,80
|
+0,65
|
+0,67%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,18
|
12,52
|
+0,11
|
+0,89%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
116,15
|
126,40
|
+1,50
|
+1,20%
|
Bông
|
US cent/lb
|
73,27
|
75,68
|
+0,18
|
+0,24%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
396,80
|
390,20
|
+3,40
|
+0,88%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
197,70
|
193,70
|
+0,70
|
+0,36%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,30
|
1,38
|
+0,03
|
+1,99%
|
Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters, CafeF
Nguồn:Vinanet