Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ 6
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô tiếp tục tăng bởi triển vọng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể cắt giảm sản lượng. Dầu Brent tăng 0,14 USD (0,2%) lên 66,76 USD/thùng; trong khi WTI giữ ở mức 56,46 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 4,6%, còn giá dầu chuẩn WTI giảm 5,6%.
Bất chấp ba phiên cuối tuần đi lên, thị trường dầu thế giới vẫn chứng kiến tuần giảm giá thứ 6 liên tiếp trong bối cảnh mối lo về tình trạng dư cung và nhu cầu yếu đẩy giá mặt hàng này giảm sâu trong phiên 13/11/2018.
Giá dầu giảm ngay từ phiên đầu tuần qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu rằng ông hy vọng sản lượng dầu sẽ không bị hạ xuống. Trong một bài đăng trên trang Twitter cá nhân, ông Trump bày tỏ hy vọng Saudi Arabia và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không cắt giảm sản lượng. Theo ông, giá dầu cần phải thấp hơn nữa dựa trên nguồn cung.
Trong phiên 13/11, giá dầu WTI giảm tới 7% do những lo ngại về tình trạng dư cung kéo dài và nhu cầu “vàng đen” toàn cầu yếu đi. Cuối phiên này, tại thị trường New York, giá dầu WTI giảm 4,24 USD (7,1%) xuống 55,69 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 4,65 USD (6,6%) xuống 65,47 USD/thùng, mức giảm nhiều nhất tính theo ngày kể từ tháng Bảy. Hai loại dầu chủ chốt này đã giảm hơn 20% giá trị kể từ mức “đỉnh” của bốn năm được ghi nhận hồi đầu tháng 10/2018.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết nhu cầu dầu thế giới trong năm 2019 sẽ tăng thêm khoảng 1,29 triệu thùng/ngày, ít hơn 70.000 thùng so với dự đoán đưa ra tháng trước đó. Tuy nhiên, sản lượng của OPEC tăng khoảng 127.000 thùng/ngày lên 32,9 triệu thùng/ngày.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô tại nước này đã tăng thêm 10,3 triệu thùng trong tuần trước, mức tăng nhiều nhất tính theo tuần kể từ tháng 2/2017 và con số này cũng cao hơn so với dự báo tăng 3,2 triệu thùng mà các chuyên gia phân tích của hãng tin Reuters đưa ra. Tuy nhiên, dự trữ xăng lại giảm 1,4 triệu thùng.
Thị trường đang hướng vào động thái của OPEC. Theo một số nguồn tin thân cận, OPEC và các đối tác của tổ chức này đang thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2019, để tránh tình trạng dư cung khiến giá dầu thô sụt giảm. Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, ngày 11/11 còn cho biết sẽ cắt giảm lượng dầu xuất khẩu của đất nước này bớt đi 500.000 thùng/ngày vào tháng 12 tới do nhu cầu giảm theo mùa.
Dự kiến, các bộ trưởng OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) vào ngày 6/12 tới để quyết định về chính sách sản lượng trong sáu tháng tới. Trong khi OPEC đang rục rịch cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu, phía Nga phát đi tín hiệu trái chiều về vấn đề này khi Giám đốc điều hành Vagit Alekperov của Lukoil ngày 12/11 nói rằng ông không thấy việc cắt giảm sản lượng là cần thiết.
Theo số liệu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu đã mất 25% giá trị chỉ trong sáu tuần do sức ép từ khả năng kinh tế toàn cầu tăng chậm lại và sản lượng dầu tại Mỹ cũng như một số nước khác gia tăng. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày.
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ phiên cuối tuần cũng tăng vọt hơn 5% sau khi trồi sụt khoảng 20% trong đầu tuần do sự thay đổi trong dự báo thời tiết những ngày còn lại tháng 11 và lo lắng về dự trữ thấp trước những tháng mùa đông. Khí đốt kỳ hạn tháng 12/2018 trên sàn giao dịch bán buôn New York tăng 23,4 US cent hay 5,8% đóng cửa tại 4.272 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Trong cả tuần hợp đồng này tăng khoảng 15%, tăng tuần thứ 3 liên tiếp. Trong ba tuần qua giá đã tăng mạnh 34%, mức tăng trong 3 tuần mạnh nhất kể từ tháng 1/2016.
Kim loại quý: Giá vàng tăng mạnh nhất trong vòng 5 tuần
Trong phiên cuối tuần, giá vàng tăng gần 1% sau khi một số quan chức Fed đưa ra những bình luận cẩn trọng liên quan đến triển vọng tăng lãi suất. Giá vàng giao ngay trong phiên này có lúc tăng 0,7% lên 1.221,60 USD/ounce, vàng giao sau tăng 8 USD (0,7%) lên khép phiên ở mức 1.223 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay đã tăng hơn 1% và là tuần có diễn biến tốt nhất trong 5 tuần.
Đồng bạc xanh đã giảm xuống các mức thấp nhất trong một tuần so với giỏ tiền tệ và thị trường chứng khoán toàn cầu sa sút, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Nhà phân tích Edward Meir, thuộc INTL FCStone, cho rằng khi các quan chức nói về khả năng các nền kinh tế tăng chậm lại, Fed có thể không đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất và điều này tác động tới đồng USD.
Tuần trước, giá vàng đã ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Tám, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tái khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ, động thái được đánh giá là “trận gió ngược” đối với thị trường kim loại quý này.
Trong số những kim loại quý khác, giá palađi tăng 1,4% lên 1.172,49 USD/ounce, giá tăng hơn 5% trong tuần này. Kết thúc tuần Palađi tăng hơn 4%. Giá kim loại này đã đạt kỷ lục tại 1.185,4 USD/ounce trong ngày 15/1, gần ngang với giá vàng lần đầu tiên trong 16 năm.
Các nhà phân tích cho biết sự tăng vọt giá palađi (sử dụng trong chất xúc tác làm giảm khí thải ô tô) phản ánh việc mua đầu cơ được thúc đẩy bởi dự đoán nhu cầu tăng trong một thị trường hạn hẹp.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và kẽm tăng
Phiên cuối tuần, giá đồng tăng bởi dấu hiệu nguồn cung hạn hẹp nhưng lo lắng về kết quả của xung đột thương mại Mỹ - Trung đã hạn chế đà tăng. Đồng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,3% lên 6.205 USD/tấn, kim loại này đã tăng 2,4% trong tuần này.
Nhà phân tích Warren Patterson thuộc ING cho biết giá tăng sau tin tức nhà máy luyện đồng Jiangxi của Trung Quốc và công ty khai thác Antofagasta đã đồng ý giảm phí xử lý và tinh luyện năm 2019. Các kim loại cơ bản cũng nhận được hỗ trợ từ đồng USD yếu hơn.
Nhưng trong khi những yếu tố cơ bản là tốt đối với đồng, tình trạng không chắc chắn về cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang gây sức ép cho giá.
Dự trữ đồng trên sàn LME giảm 5,425 tấn xuống 161.025 tấn, gần mức thấp nhất 10 năm trong tháng trước tại 136.675 tấn. Một dấu hiệu nữa cho thấy nguồn cung hạn hẹp là mức cộng của đồng giao ngay so với hợp đồng giao sau 3 tháng đã giảm từ 47 USD, mức cao 4 năm trong tháng trước xuống 18,5 USD nhưng vẫn cao hơn mức bình thường gần đây.
Giá kẽm tuần qua cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018 do thiếu cung. Kẽm LME tăng 1,2% lên 2.607 USD/tấn. Giá đã tăng 3,5% trong tuần này, với dự trữ tại LME giảm xuống 125.400 tấn, thấp nhất trong 10,5 năm. Mức cộng giá kẽm giao ngay so với hợp đồng kẽm giao sau 3 tháng tăng vọt lên 78,75 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 10/2017, từ mức trừ lùi hơn 20 USD hai tháng trước, cho thấy tình trạng thiếu hụt của kim loại này.
Giá thép tại Trung Quốc phiên cuối tuần giảm do triển vọng nguồn cung ngày càng tăng lấn át những triển vọng nhu cầu mạnh. Giá thép cây Thượng Hải đóng cửa giảm 0,4% xuống 3.884 CNY (559,57 USD)/tấn. Giá đã tăng khoảng 1,3% trong đầu phiên giao dịch. Hợp đồng thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 3,624 CNY/tấn.
Dự trữ sản phẩm thép của các thương gia Trung Quốc trong tuần kết thúc vào ngày 16/11 giảm lần thứ 6 liên tiếp, giảm 284.000 tấn so với 8,61 triệu tấn trong tuần trước. Đó là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2016.
Dự trữ thép cây trong xây dựng giảm 5,6% xuống 3,17 triệu tấn, trong khi thép cuộn cán nóng giảm bớt 4,6% xuống 2,14 triệu tấn.
Các thành phố tại miền bắc Trung Quốc gồm các trung tâm sản xuất thép Đường sơn và Hàm Đan ở tỉnh Hà Bắc đã bắt đầu thực hiện hạn chế sản xuất kéo dài 4 tháng trong mùa đông bắt đầu từ ngày 15/11.
Các nhà phân tích ước tính khoảng 74% các nhà máy thép tại Đường Sơn đã điều chỉnh hoạt động của họ, với dự kiến tuân theo các quy định trong những ngày tới.
Nông sản: Giá đường và cao su giảm
Trong phiên cuối tuần, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 0,04 US cent hay 0,3% lên 12,69 US cent/lb, tính chung cả tuần giá đường giảm 0,3%. Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2019 chốt phiên giảm 2,2 USD hay 0,6% xuống 342,2 USD/tấn, giảm 0,9% trong cả tuần qua.
Các đại lý cho biết thị trường cũng được củng cố bởi dự báo thị trường toàn cầu có thể chuyển thành thiếu hụt, có thể trong niên vụ 2018/19 hay 2019/20.
Australia đã trình WTO trong một tài liệu được cơ quan này công bố rằng trợ cấp hàng năm của Ấn Độ cho các nhà sản xuất mía đường đã vi phạm giới hạn cho phép khoảng 10 lần trong 6 năm qua.
Cao su kỳ hạn tại Tokyo có tuần giảm giá thứ ba liên tiếp do nguồn cung ổn định và nhu cầu suy yếu. Giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) bị áp lực giảm do dự trữ cao và nhu cầu ổn định trong những tuần gần đây. Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 4/2019 kết thúc phiên giảm 0,1 JPY xuống 157,8 JPY/kg. Trong tuần này cao su Tokyo đã giảm 3,2 JPY/kg.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 20 CNY lên 11.225 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 10/11
|
Giá 17/11
|
17/11 so với 16/11
|
17/11 so với 16/11 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
60,19
|
56,46
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
70,18
|
66,76
|
+0,14
|
+0,21%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
49.000,00
|
45.890,00
|
-430,00
|
-0,93%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,72
|
4,27
|
+0,23
|
+5,79%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
162,14
|
157,70
|
+2,04
|
+1,31%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
217,28
|
207,37
|
-0,04
|
-0,02%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
656,50
|
633,25
|
-4,50
|
-0,71%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
65.490,00
|
63.080,00
|
-160,00
|
-0,25%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.208,60
|
1.223,00
|
+8,00
|
+0,66%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.408,00
|
4.419,00
|
+8,00
|
+0,18%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,14
|
14,38
|
+0,12
|
+0,83%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
51,60
|
52,10
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
853,11
|
846,19
|
+3,99
|
+0,47%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
1.116,69
|
1.177,05
|
+19,07
|
+1,65%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
268,45
|
281,00
|
+4,70
|
+1,70%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.056,00
|
6.205,00
|
+21,00
|
+0,34%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.954,00
|
1.940,00
|
+11,00
|
+0,57%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.523,00
|
2.606,00
|
+30,00
|
+1,16%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.150,00
|
19.350,00
|
-40,00
|
-0,21%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
369,75
|
375,75
|
-2,50
|
-0,66%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
502,00
|
515,25
|
+0,50
|
+0,10%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
285,00
|
297,50
|
+5,75
|
+1,97%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,62
|
10,89
|
+0,15
|
+1,40%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
886,75
|
892,25
|
+3,50
|
+0,39%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
305,60
|
313,00
|
+5,40
|
+1,76%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,62
|
27,57
|
-0,32
|
-1,15%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
482,40
|
476,90
|
-1,30
|
-0,27%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.287,00
|
2.234,00
|
+15,00
|
+0,68%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
117,50
|
116,30
|
+2,50
|
+2,20%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,73
|
12,69
|
+0,04
|
+0,32%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
136,15
|
137,30
|
+4,20
|
+3,16%
|
Bông
|
US cent/lb
|
79,86
|
78,29
|
+0,01
|
+0,01%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
358,40
|
351,40
|
-15,00
|
-4,09%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
160,90
|
158,00
|
+0,20
|
+0,13%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,25
|
1,26
|
+0,00
|
+0,08%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg