Năng lượng: giá dầu thô giảm sâu
Phiên cuối tuần, giá dầu thô giảm mạnh do giới đầu tư vẫn quan ngại nhiều về tình hình nguồn cung khi các nhà sản xuất dầu lớn đang cân nhắc khả năng sẽ cắt giảm sản lượng. Dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2019 giảm 4,21 USD (7,7%) xuống 50,42 USD/thùng, phiên mất giá mạnh nhất kể từ ngày 6/7/2015 và là mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 9/10/2017; dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng lùi 3,8 USD (6,1%) xuống 58,80 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI và dầu Brent lần lượt mất 10,6% và 12%.
Cũng trong phiên giao dịch cuối tuần, giá xăng giao tháng 12/2018 mất 7,9% còn 1,3913 USD/gallon, ghi dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 2/2/2009.
Giá dầu liên tục trượt dốc kể từ đầu tháng Mười, khi dầu WTI đạt mức cao kỷ lục 4 năm. Kể từ đó, giá mặt hàng này đã mất hơn 30%, giữa lúc thị trường chứng khoán mất 8-9% do triển vọng ảm đạm của kinh tế thế giới có thể làm giảm tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Nguồn cung dầu, nhất là từ Mỹ, đang tăng nhanh hơn nhu cầu, gây nguy cơ tái diễn tình trạng dư thừa như năm 2015. Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất và cũng tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc –càng gia tăng áp lực lên thị trường.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa công bố báo cáo cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 16/11/2018 tăng 4,9 triệu thùng lên 446,91 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 12/2017. Sản lượng dầu của Mỹ hiện cũng ở mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày.
Nhà đầu tư càng lo ngại hơn khi Trung Quốc thông báo xuất khẩu xăng từ nước này giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 năm trong bối cảnh dư thừa nhiên liệu ở châu Á cũng như trên toàn thế giới. Dự trữ xăng tăng khắp châu Á, trong đó dự trữ tại Singapore – trung tâm lọc dầu của khu vực – lên mức cao nhất 3 tháng, còn tại Nhật cũng tăng trong tuần qua. Dự trữ tại Mỹ hiện cao hơn khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, sự lo ngại về kết quả báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn cũng tác động tới thị trường dầu.
Hiện giới đầu tư đang hướng sự chú ý vào cuộc họp của OPEC, dự kiến diễn ra vào ngày 6/12/2018.
Kim loại quý: Giá vàng tăng nhẹ trong tuần
Trong phiên cuối tuần, giá vàng thế giới quay đầu giảm nhẹ, rời khỏi mức cao nhất 2 tuần được xác lập trong phiên giao dịch trước lễ Tạ ơn. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý này vẫn ghi nhận tuần tăng giá.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.222,31 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 12/2018 giảm 4,8 USD (0,4%) xuống 1.223,20 USD/ounce; song tính chung cả tuần giá vẫn tăng 0,1%.
Giá vàng phiên cuối tuần cũng chịu sức ép giảm khi chỉ số đồng của USD - thước đo "sức khỏe" của đồng USD so với giỏ sáu đồng tiền chủ chốt khác - tăng 0,4% trong phiên vừa qua. Chỉ số này đã tăng gần 0,5% trong tuần qua và tăng 0,9% từ đầu tháng 11 đến nay. Phần lớn thị trường đều dự đoán vào tháng 12 tới Fed sẽ nâng lãi suất lần thứ tư trong năm nay
Về những kim loại quý khác, trong phiên cuối tuần, giá bạc giao tháng 12/2018 lùi 1,7% xuống 14,243 USD/ounce và giảm 0,9% trong tuần qua; giá bạch kim giao tháng 1/2019 theo hợp đồng hạ 0,3%; giá palađi giảm 3% xuống 1.118,75 USD, tính chung cả tuần, palađi giảm 5%, nhiều nhất kể từ 27/4/2018, và giảm rất nhiều so với mức cao kỷ lục 1.185,4 USD ngày 16/11.
Walter Pehowich, Phó Giám đốc phụ trách mảng dịch vụ đầu tư tại Dillon Gage Metals, nhận định dường như hầu hết mọi người đang rời bỏ thị trường chứng khoán, đổ xô vào trái phiếu và bỏ qua thị trường vàng tại thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, chiến lược gia về thị trường Bob Haberkorn thuộc RJO Futures cho hay với tình hình biến động gần đây trên các thị trường chứng khoán và những số liệu không mấy khả quan từ Mỹ, nhiều nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu Fed có tiếp tục duy trì kế hoạch nâng lãi suất sau cuộc họp tháng 12 tới hay không và điều đó hỗ trợ cho vàng.
Kim loại công nghiệp: Giá giảm
Trong phiên cuối tuần, giá nickel đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái do lo ngại dư thừa nguồn cung trong năm 2019 và nhu cầu từ Trung Quốc yếu đi. Nickel giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,5% xuống 10.915 USD/tấn vào lúc kết thúc giao dịch, trong phiên có lúc chỉ 10.735 USD/tấn, thấp nhất trong vòng 13 tháng; tính chung cả tuần giảm 3,9%. Nickel giao dịch tại Thượng Hải cũng giảm 2,2% trong phiên vừa qua và giảm 5,8% trong cả tuần.
Thiếc giảm 2,3% trong phiên vừa qua, xuống 178.800 USD/tấn. Hiệp hội Thiếc quốc tế dự báo thị trường này sẽ chuyển sang dư thừa 500 tấn vào năm 2019, sau khi thiếu hụt 7.500 tấn trong năm 2018, do nhu cầu của Trung Quốc yếu đi. Tiêu thụ thiết toàn cầu năm tới dự báo sẽ giảm xuống 357.000 tấn, so với 363.000 tấn của năm nay. Trong khi đó, sản lượng sẽ tăng từ 355.000 tấn lên 357.000 tấn. Sản lượng từ Myanmar đã lên mức đỉnh điểm từ năm ngoái sau nhiều năm liên tiếp tăng mạnh, và dự kiến sẽ giảm 13% trong năm nay, tiếp tục giảm nữa vào năm tới, nhưng sản lượng ở các nơi khác tăng cao sẽ bù đắp cho Myanmar. Trung Quốc, Indonesia và Myanmar chiếm 2/3 tổng sản lượng thiếc toàn cầu.
Trong số các kim loại cơ bản khác, đồng cũng giảm 0,8% xuống 6.207 USD/tấn trong phiên vừa qua, kẽm giảm 2,4% xuống 2.519 USD/tấn. còn chì giảm 1,3% xuống 1.968 USD/tấn. Chỉ riêng nhôm tăng nhẹ 0,1% lên 1.949 USD/tấn.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá thép tại Trung Quốc giảm trên 2,5%. Thép cây giao dịch tại Thượng Hải giảm 2,6% xuống 3.263 CNY (522,02 USD)/tấn, và tính chung cả tuần giảm 5,6%, nhiều nhất kể từ tháng 3/2018, do lo ngại dư thừa nguồn cung, mặc dù tồn trữ tại Trung Quốc đang giảm. Tồn trữ thép cây tại Trung Quốc đã giảm 3,3% xuống 3,07 triệu tấn, trong khi tồn trữ thép cuộn cán nóng giảm 1,9% xuống 2,1 triệu tấn.
Sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 10/2018 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 157 triệu tấn, theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới. Trong đó, sản lượng của Trung Quốc đạt 82,6 triệu tấn, cao hơn 9,1% so với tháng 10/2017.
Nông sản: Giá đường và cà phê cùng giảm
Trong phiên cuối tuần, giá cà phê arabica và đường thô giảm mạnh do dầu thô và chứng khoán toàn cầu đều giảm mạnh. Đồng real Brazil yếu đi càng gây áp lực giảm giá.
Đường thô giao tháng 3/2019 cũng giảm 0,21 US cent tương đương 1,7% trong phiên cuối tuần, xuống 12,47 US cent/lb, tính chung cả tuần giá giảm 1,7%, là tuần giảm thứ 5 liên tiếp. Đường trắng giao tháng 3/2019 giảm 1,9 USD tương đương 0,6% xuống 337,70 USD/tấn. Tính chugn cả tuần, giá đường trắng giảm 4,7%, nhiều nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Cà phê arabica giao tháng 3/2019 giảm 3,15 US cent tương đương 2,8% xuống 1,1095 USD/lb, trong khi robusta giao tháng 1 năm sau tăng 1 USD lên 1.611 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, arabica giảm 4,6%, là tuần thứ 4 giảm trong vòng 5 tuần qua.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 17/11
|
Giá 24/11
|
24/11 so với 23/11
|
24/11 so với 23/11 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
56,46
|
50,42
|
-4,21
|
-7,71%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
66,76
|
58,80
|
-3,80
|
-6,07%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
45.890,00
|
43.450,00
|
-200,00
|
-0,46%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
4,27
|
4,31
|
-0,14
|
-3,21%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
157,70
|
139,13
|
-11,94
|
-7,90%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
207,37
|
187,62
|
-9,40
|
-4,77%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
633,25
|
566,50
|
-23,50
|
-3,98%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
63.080,00
|
60.050,00
|
-780,00
|
-1,28%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.223,00
|
1.223,20
|
-4,80
|
-0,39%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.419,00
|
4.443,00
|
-5,00
|
-0,11%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,38
|
1.223,20
|
-4,80
|
-0,39%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
52,10
|
4.443,00
|
-5,00
|
-0,11%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
846,19
|
843,50
|
-3,98
|
-0,47%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
1.177,05
|
1.120,75
|
-34,45
|
-2,98%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
281,00
|
278,55
|
-2,25
|
-0,80%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.205,00
|
6.207,00
|
-48,00
|
-0,77%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.940,00
|
1.949,00
|
+2,50
|
+0,13%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.606,00
|
2.519,00
|
-63,00
|
-2,44%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.350,00
|
18.800,00
|
-450,00
|
-2,34%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
375,75
|
370,50
|
-2,25
|
-0,60%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
515,25
|
507,25
|
+0,50
|
+0,10%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
297,50
|
292,50
|
-2,00
|
-0,68%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,89
|
10,76
|
-0,02
|
-0,23%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
892,25
|
881,00
|
-2,00
|
-0,23%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
313,00
|
308,00
|
-0,70
|
-0,23%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,57
|
27,85
|
-0,14
|
-0,50%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
476,90
|
476,10
|
-0,30
|
-0,06%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.234,00
|
2.122,00
|
-23,00
|
-1,07%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
116,30
|
110,95
|
-3,15
|
-2,76%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,69
|
12,47
|
-0,21
|
-1,66%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
137,30
|
141,60
|
+1,40
|
+1,00%
|
Bông
|
US cent/lb
|
78,29
|
77,22
|
-1,56
|
-1,98%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
351,40
|
362,30
|
-3,40
|
-0,93%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
158,00
|
155,00
|
+0,30
|
+0,19%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,26
|
1,29
|
0,00
|
-0,23%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet