Năng lượng: Giá dầu biến động
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ, với dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2018 giảm 9 US cent (0,1%), xuống 68,10 USD/thùng, trong khi dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 10 US cent (0,1%), xuống 74,64 USD/thùng.
Tuần qua, giá dầu biến động thất thường, chịu tác động từ nhiều yếu tố, như sự quan ngại về kho dự trữ dầu mỏ của Mỹ ngày một đầy lên, cũng như nguy cơ bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 0,5%, còn giá dầu WTI mất 0,5%.
Mặc dù thị trường năng lượng khởi động tuần này khá thuận lợi, song xu hướng này không duy trì ổn định tới cuối tuần. Báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 5 giàn trong tuần qua, lên 825 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/201 cho thấy Mỹ vẫn không ngừng đẩy mạnh sản lượng. Trước đó, ngày 25/4, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 2,2 triệu thùng lên 429,7 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa dự báo tăng 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích. Cũng trong tuần trước, dự trữ xăng của Mỹ tăng thêm 800.000 thùng.
Tuy nhiên, không phải yếu tố nào cũng bất lợi cho giá dầu. Dự báo Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran dẫn đến khả năng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran và tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu năng lượng của nước này từ nhiều tuần nay luôn tác động mạnh lên thị trường này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một phát biểu mới đây cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ quyết định rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ cùng với Đức) năm 2015 - hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), vì những lý do chính trị trong nước. Thông tin này được Tổng thống Macron đưa ra sau khi ông cùng người đồng cấp Mỹ trao đổi về tương lai của thỏa thuận này. Tổng thống D.Trump hiện đặt thời hạn chót để các nước châu Âu soạn hiệp định bổ sung cho JCPOA là ngày 12/5 tới, sau đó Washington sẽ chính thức đưa ra quyết định "đi hay ở". Stephen Innes, Giám đốc doanh nghiệp môi giới hàng hóa kỳ hạn OANDA, cho biết các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran "có thể đẩy giá dầu tăng thêm đến 5 USD/thùng."
Từ đầu năm tới nay, giá dầu thô kỳ hạn đạt trung bình 64 USD, tăng mạnh so với mức trung bình 50,85 USD vào năm 2017 và 43,47 USD trong năm 2016. Giá dầu Bren đã tăng khoảng 6% kể từ đầu tháng Tư tới nay, trong khi giá dầu WTI cũng tiến gần 5% bất chấp đồng USD đang có xu hướng mạnh lên.
Kim loại quý: Vàng giảm giá
Phiên cuối tuần, giá vàng hồi phục nhờ đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ rời khỏi mức cao nhất bốn năm, mặc dù triển vọng phi hạt nhân hóa tại Bán đảo Triều Tiên đã hạn chế đà tăng này. Giá vàng giao ngay tăng 0,4%, lên 1.321,81 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 6/2018 cũng tăng 5,5 USD (0,42%), lên 1.323,40 USD/ounce.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, giá vàng giao ngay mất gần 1%, ghi dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp và là tuần giảm mạnh nhất trong bốn tuần, trong khi đó, giá vàng kỳ hạn cũng hạ 1,1%.
USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng rưỡi so với rổ tiền tệ do lợi suất trái phiếu cao hơn trong khi đồng euro bị cản trở bởi tình hình u ám từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm gần đây dao động quanh mức cao nhất kể từ tháng 1/2014. Lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng cao thường có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản như vàng.
Bên cạnh đó, yếu tố địa chính trị vẫn chi phối thị trường kim loại quý khi cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn biến đầy lạc quan cũng góp phần làm giảm sức mua tài sản an toàn này.
Báo chí Triều Tiên ngày 28/4 đã ca ngợi kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018, khẳng định "cuộc họp lịch sử" này đã mở ra con đường dẫn tới một kỷ nguyên mới, sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cam kết thúc đẩy một nền hòa bình bền vững và giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải toàn văn Tuyên bố Panmunjom, nhận định cuộc gặp lịch sử này là một "mốc lịch sử mới" dẫn đến "sự hòa giải và thống nhất dân tộc, hòa bình và thịnh vượng" cho bán đảo Triều Tiên. KCNA nêu rõ nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã "trao đổi quan điểm thẳng thắn và cởi mở" về nhiều vấn đề trong đó bao gồm nền hòa bình lâu dài và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trong Tuyên bố Panmunjom, lãnh đạo hai miền Triều Tiên cam kết sẽ ký kết hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên trong năm nay. Theo KCNA, để thực hiện điều này, ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in có thể sẽ xúc tiến hội nghị với Mỹ và có thể cả Trung Quốc - hai nước đã tham gia ký kết Hiệp định ngừng bắn năm 1953.
Các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý tới các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra vào tuần tới tại Bắc Kinh.
Theo cuộc khảo sát do hãng tin Reuters tiến hành trong tháng này, các nhà phân tích và thương gia dự báo giá vàng sẽ bình quân ở mức 1.334 USD/ounce trong năm nay và 1.352 USD/ounce vào năm tới.
Đối với những kim loại quý khác, trong phiên cuối tuần, giá bạc giảm 0,2%, xuống 16,45 USD/ounce, giảm hơn 3% cả tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 2/2/2018; bạch kim giảm 0,9%, xuống 913,90 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 18/12/2017, tính chung cả tuần, giá bạch kim giảm gần 1%; trong khi đó, giá palađi mất 1,5% phiên cuối tuần, xuống 970,22 USD/ounce và giảm gần 6% cả tuần.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm giảm mạnh nhất kể từ 2011
Nhôm giảm giá trong phiên cuối tuần sau khi một số nguồn tin cho hay hãng sản xuất Rusal của Nga sẽ điều chỉnh cơ cấu quản lý để khôi phục hoạt động xuất khẩu, làm giảm lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung. Hợp đồng nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,2% vào lúc đóng cửa phiên này, xuống 2.225 USD/tấn, tính chung cả tuần giá giảm hơn 9%, mức giảm mạnh nhất kể từ 2011.
Trái với nhôm, giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc tăng mạnh vào phiên cuối tuần do nhu cầu xây dựng tại Trung Quốc vững và Trung Quốc đang mở đàm phán với Mỹ để giải quyết căng thẳng thương mại thông qua đối thoại. Giá thép cây hợp đồng giao tháng 10 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải chốt phiên tăng 0,8% lên 3.593 NDT (567 USD)/tấn. Giá sản phẩm thép xây dựng đạt 3.613 NDT vào 26/04, cao nhất 7 tuần. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,4%, mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 12. Lượng tồn kho thép cây tại các thương nhân Trung Quốc đã giảm 21%, so với mức cao nhất trong 5 năm đạt được vào giữa tháng 3 xuống còn 7.69 triệu tấn vào ngày 20/4, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.
Nhiều nhà máy Trung Quốc đã tăng sản lượng khi nhu cầu cao. Trong khi công cuộc chống ô nhiễm vẫn tiếp tục dừng hoạt động tại một số nhà sản xuất. Ít nhất ba nhà máy thép tại thành phố Tuyền Châu của Trung Quốc, thuộc tỉnh Giang Tô, phải ngừng hoạt động cho đến khi đáp ứng được các quy chuẩn chống ô nhiễm. Ba nhà máy này có tổng công suất sản xuất 4,25 triệu tấn thép mỗi năm, bằng 1/3 công suất của thành phố.
Giá nguyên liệu thép giảm cũng đã hạn chế phần nào xu hướng tăng giá thép. Giá quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 1,3% còn 460.50 NDT/tấn. Giá than cốc giảm 1,2% xuống 1.894,50 NDT.
Nông sản: Giá đường giảm, cà phê tăng
Phiên cuối tuần, giá đường thô giao tháng 5 giảm 0,07 US cent tương đương 0,6% xuống 10,9 US cent/lb, trong tuần có lúc giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015; trong khi đó đường trắng giao cùng tháng 8 giảm 1,8 USD tương đương 0,6% xuống 317,90 USD/tấn, trong tuần có lúc chạm mức thấp nhất kể từ 2008.
Sản lượng đường tại khu vực Quảng Tây – nơi chiếm khoảng 2/3 diện tích mía của Trung Quốc – đã tăng 14% trong niên vụ 2017/18.
Mặt hàng cà phê tăng trong phiên cuối tuần, với arabica giao tháng 7 tăng 0,6 US cent tương đương 0,5% lên 1,2025 USD/lb, trong khi đó robusta giao cùng kỳ hạn giảm 4 USD tương đương 0,2% xuống 1.767 USD/tấn.
Tại châu Á, mức chênh lệch giá cà phê Indonesia giảm trong tuần này do nguồn cung vững trong khi giá nội địa Việt Nam giảm, theo Reuters. Mức cộng giữa giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) của Indonesia so với hợp đồng tháng 7 tại London đã giảm xuống còn 110- 120 USD/tấn trong tuần này, so với 120- 150 USD/tuần trước đó. Nông dân vẫn đang cung cấp cà phê hạt ra thị trường trong khi các nhà sản xuất cà phê hòa tan là những khách hàng chủ chốt. Trong khi đó tại Việt Nam, mức trừ lùi giá cà phê đen 5% và cà phê robusta loại 2 vỡ ở 60- 90 USD giao hàng tháng 7, không thay đổi so với tuần trước. Trong nước, giá cà phê giảm xuống 36.500-36.800 đồng (1,60 - 1,62 USD)/kg so với mức giá tuần trước là 37.000 - 37.300 đồng.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 21/4
|
Giá 28/4
|
28/4 so với 27/4
|
28/4 so với 27/4 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
68,40
|
68,10
|
-0,09
|
-0,13%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
74,06
|
74,64
|
-0,10
|
-0,13%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
45.630,00
|
46.490,00
|
-40,00
|
-0,09%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,74
|
2,77
|
-0,07
|
-2,40%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
209,59
|
212,69
|
+1,46
|
+0,69%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
212,30
|
215,09
|
-0,91
|
-0,42%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
637,75
|
649,75
|
-2,25
|
-0,35%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
61.850,00
|
63.520,00
|
+90,00
|
+0,14%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.338,30
|
1.323,40
|
+5,50
|
+0,42%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.612,00
|
4.630,00
|
+16,00
|
+0,35%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,16
|
16,50
|
-0,07
|
-0,42%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,60
|
58,00
|
+0,20
|
+0,35%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
926,44
|
915,33
|
+7,39
|
+0,81%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
1.030,28
|
972,13
|
-14,62
|
-1,48%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
315,55
|
306,95
|
-6,85
|
-2,18%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.992,00
|
6.797,00
|
-168,00
|
-2,41%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.469,00
|
2.223,00
|
-52,00
|
-2,29%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.232,50
|
3.121,00
|
-14,00
|
-0,45%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.725,00
|
20.900,00
|
-500,00
|
-2,34%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
385,50
|
398,50
|
+3,25
|
+0,82%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
477,25
|
498,50
|
+9,00
|
+1,84%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
236,00
|
232,00
|
+3,25
|
+1,42%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,07
|
13,01
|
+0,06
|
+0,42%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.040,25
|
1.056,25
|
+16,75
|
+1,61%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
378,60
|
395,30
|
+12,00
|
+3,13%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,56
|
30,73
|
-0,36
|
-1,16%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
533,80
|
532,40
|
+0,10
|
+0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.729,00
|
2.831,00
|
+29,00
|
+1,03%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
117,70
|
122,40
|
+2,75
|
+2,30%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,87
|
11,52
|
+0,14
|
+1,23%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
143,05
|
153,85
|
0,00
|
0,00%
|
Bông
|
US cent/lb
|
84,73
|
84,51
|
+0,34
|
+0,40%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
548,60
|
557,90
|
+5,70
|
+1,03%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
186,00
|
187,70
|
+2,10
|
+1,13%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,50
|
1,45
|
-0,01
|
-0,55%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet