menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 3/11/2018: Giá giảm

21:26 04/11/2018

Vinanet -Tuần qua, giá hầu hết các mặt hàng chủ chốt đều sụt giảm.
Năng lượng: Giá dầu giảm
Tuần qua, giá dầu thế giới đã có năm phiên đi xuống liên tiếp với mức giảm hơn 6%, giữa bối cảnh lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung đã thúc đẩy giới đầu tư tiến hành hoạt động bán ra chốt lời.
Trong phiên đầu tuần (29/10) giá dầu đi xuống, sau khi Nga phát đi tín hiệu rằng sản lượng dầu sẽ vẫn ở mức cao và triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy khả quan đã làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu dầu thô.
Các hàng hóa công nghiệp như dầu thô cũng bị ảnh hưởng bởi sự lao dốc trên các thị trường chứng khoán toàn cầu do lo ngại về lợi nhuận doanh nghiệp và tác động của căng thẳng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như đồng USD mạnh lên.
Sang phiên ngày 30/10, giá dầu tiếp tục giảm hơn 1% do dấu hiệu nguồn cung đang tăng lên và những lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu sụt giảm bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Phiên này, giá dầu Brent đã có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 24/8 là 75,09 USD/thùng, còn giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) rơi xuống mức 65,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 17/8.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nói rằng giá dầu cao đang làm “tổn thương” đến người tiêu dùng và có thể làm giảm nhu cầu năng lượng tại thời điểm hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại.
Số liệu từ Refinitiv Eikon cho thấy sản lượng dầu của Nga, Mỹ và Saudi Arabia đã lần đầu tiên đạt mức 33 triệu thùng/ngày trong tháng Chín, tăng 10 triệu thùng/ngày kể từ khi bắt đầu thập niên này và riêng ba nhà sản xuất lớn này hiện đáp ứng hơn 30% nhu cầu dầu thế giới.
Tới phiên giao dịch ngày 31/10, giá dầu thế giới vẫn duy trì đà đi xuống và tháng Mười cũng là tháng chứng kiến dầu Brent và WTI giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016, với các mức giảm lần lượt là 8,8% và 10,9%.
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu về sự gia tăng nguồn cung trên toàn cầu đã gây sức ép đối với thị trường dầu mỏ. Trong tháng Mười, sản lượng dầu của Nga đạt 11,41 triệu thùng/ngày, mức cao chưa từng có kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng Mười Một, giá dầu thế giới giảm gần 3%, trong đó giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ tháng Tư, do những lo ngại nhu cầu dầu trên toàn cầu đang yếu đi trong lúc sản lượng của các nước sản xuất dầu lớn gia tăng mạnh.
Bộ Năng lượng Mỹ mới đây cho biết tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đã chạm mức cao kỷ lục 11,35 triệu thùng/ngày trong tháng Tám và được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng.
Bước vào phiên giao dịch cuối tuần (2/11), giá dầu tiếp tục giảm, với giá dầu Brent giảm 6 xu Mỹ xuống 72,83 USD/thùng; còn giá dầu WTI giảm 55 xu Mỹ xuống 63,14 USD/thùng. Giá cả hai mặt hàng này đều giảm hơn 15% kể từ các mức cao trong gần bốn năm đạt được hồi đầu tháng Mười.
Theo các chuyên gia, sự gia tăng đáng kể nguồn cung trên toàn cầu trong hai tháng qua đang gây áp lực giảm giá lên thị trường “vàng đen”.
Sản lượng dầu cao đang lấn át những lo ngại rằng thị trường sẽ không thể bù đắp cho việc lượng dầu xuất khẩu của Iran sụt giảm, khi lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào tuần tới. Theo một quan chức Mỹ, cung dầu mỏ thế giới sẽ vượt cầu trong năm tới và giúp Mỹ dễ dàng hơn trong việc giảm lượng dầu xuất khẩu của Iran xuống 0.
Bên cạnh đó, dầu cũng đang chịu áp lực trước những lo ngại gia tăng về khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được giải quyết và bắt đầu ảnh hưởng đến các nền kinh tế thị trường mới nổi. Giới phân tích dự đoán hoạt động bán ra sẽ gia tăng trong những ngày tới.
Kim loại quý: Giá vàng giảm
Tuần qua, giá vàng thế giới trải qua bốn phiên đi xuống, trước sự mạnh lên của đồng USD. Theo ước tính, cả tuần giá kim loại quý này giảm khoảng 0,1%, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong năm tuần qua.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (29/10), giá vàng đi xuống, giữa bối cảnh sự mạnh lên của đồng USD làm giảm nhu cầu đối với kim loại quý này. Các nhà giao dịch cho biết chỉ số đồng USD, thước đo đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ, đã tăng 0,15% lên 96,57. Sự tăng giá của đồng USD khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Walter Pehowich, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng dịch vụ đầu tư tại Dillon Gage Metals, nhận định vàng đang không còn là một “tài sản đảm bảo” giữa bối cảnh xuất hiện thông tin về thuế quan. Nếu đồng USD tiếp tục trụ tại các mức này hoặc tăng giá, vàng sẽ chịu sức ép.
Sang phiên 30/10, giá vàng tiếp tục giảm khi mối lo ngại về việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang giúp đồng USD mạnh lên. Chỉ số USD phiên này tăng 0,32% lên 97,501. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Mười, giá vàng rơi xuống mức gần mức “đáy” của ba tuần khi đồng USD leo lên mức cao nhất 16 tháng và thị trường chứng khoán phục hồi đã thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản mang tính rủi ro hơn.
Trong phiên giao dịch 1/11, giá vàng thế giới lấy lại đà nhờ sự suy yếu của đồng USD. Chiến lược gia Bart Melek, thuộc TD Securities, nhận định đồng bạc xanh giảm mạnh là chất xúc tác đáng kể thúc đẩy giá vàng trong phiên đầu tháng Mười Một. Bên cạnh đó, sự đi xuống của lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ và sự cải thiện của đồng NDT cũng là những yếu tố chính tác động đến thị trường vàng.
Tuy nhiên, giá vàng lại trượt xuống trong phiên 2/11, khi đồng USD phục hồi theo sau số liệu khả quan về kinh tế Mỹ. Chốt phiên này, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ giảm 5,3 USD (0,43%) xuống 1.233,30 USD/ounce. Chỉ số đồng USD đã lấy lại đà tăng, sau thống kê cho thấy thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng Mười.
Chuyên gia Tai Wong, thuộc BMO, nhận định số liệu tích cực trên đã đẩy đồng USD tăng giá và gây sức ép với thị trường vàng. Thống kê khả quan về thị trường việc làm cũng gợi ý rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhân tố không có lợi cho giá vàng.
Giá vàng đã mất khoảng 11% giá trị kể từ tháng 4/2018, do lãi suất gia tăng tại Mỹ và cuộc chiến thương mại trên toàn cầu đe dọa đà tăng trưởng kinh tế các nước. Ông Pehowich dự đoán vàng sẽ được giao dịch trong khoảng 1.215-1.235 USD/ounce cho đến thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ của Mỹ.
Các chuyên gia phân tích cho hay giới đầu tư vàng sẽ theo dõi sát sao cuộc bầu cử Quốc hội tại Mỹ diễn ra vào ngày 6/11 tới để xác định liệu đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát Quốc hội.
Kim loại công nghiệp: Quặng sắt giảm
Phiên cuối tuần, giá đồng đạt mức cao nhất gần 2 tuần, do dấu hiệu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt, sau khi người đứng đầu 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bày tỏ lạc quan về cách giải quyết xung đột thương mại giữa hai nước.
Giá đồng kỳ hạn giao sau tăng 3,2% lên 6.283 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 6.304,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/10/2018 và ghi nhận ngày tăng mạnh nhất trong 6 tuần. Tính chung cả tuần giá đồng tăng gần 2%.
Giá đồng cũng được hỗ trợ bởi hoạt động mua vào tăng mạnh, số liệu việc làm của Mỹ cũng tăng cao trong tháng 10/2018 và mức lương hàng năm tăng mạnh nhất trong 9,5 năm.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm 4 phiên liên tiếp, trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép trong mùa đông tới sẽ giảm và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc dịu bớt.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Đại Liên giảm 4,8% xuống thấp nhất 3 tuần ở mức 501,5 CNY (72,76 USD)/tấn, giảm mạnh nhất kể từ ngày 19/6/2018.
Hợp đồng quặng sắt đóng cửa giảm 3,5% xuống 508,5 CNY/tấn, tính chung cả tuần giảm 4%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 25/5/2018. Trong tháng 8/2018, giá quặng sắt đã tăng vọt lên khoảng 5%, khi Trung Quốc áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Mỹ có trị giá 60 tỉ USD, mặc dù quặng sắt của Mỹ chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong khi đó, giá thép cây kỳ hạn giao sau trên sàn Thượng Hải giảm phiên thứ 5 liên tiếp, giảm 0,9% xuống 4.064 CNY/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 3 tuần (4.025 CNY/tấn). Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn giao sau trên sàn Thượng Hải ngược lại tăng 0,1% lên 3.744 USD/tấn, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp.
Cao su tăng trở lại Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải, do lạc quan về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn TOCOM tăng 1,1 JPY (0,0097 USD) lên 162,4 JPY/kg, song tính chung cả tuần giá cao su giảm 3,9 JPY. Đồng thời, giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn TOCOM tăng 1,1 JPY lên 147 JPY/kg. Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 115 CNY (16,69 USD) lên 11.370 CNY/tấn. Nhà phân tích Hu Ding thuộc China Futures Research cho biết: "Giá cao su tăng do dấu hiệu chiến tranh thương mại dịu xuống. Nếu Bắc Kinh và Washington có thể đạt được 1 thỏa thuận, điều này sẽ trở nên thuận lợi hơn đối với xuất khẩu cao su sản xuất lốp xe Trung Quốc".
Nông sản: Giá đường giảm, cà phê tương đối ổn định
Phiên cuối tuần, giá đường và cà phê tăng, do lạc quan về thị trường hàng hóa thúc đẩy hoạt động mua vào và đồng USD suy yếu đã hỗ trợ giá.
Đường trắng kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 5,8 USD tương đương 1,6% lên 357,7 USD/tấn, song tính chung cả tuần giảm 3,5%. Đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 0,25 US cent tương đương 1,9% lên 13,44 US cent/lb, song tính chung cả tuần giảm 3%. Sản lượng tại 2 thị trường EU và Ấn Độ niên vụ 2018/19 giảm do thời tiết bất lợi, cũng hỗ trợ giá đường và có thể giúp cân bằng thị trường sau thặng dư lớn trong niên vụ trước.
Đồng thời, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 2,25 US cent tương đương 1,9% lên 1,2005 USD/lb, tính chung cả tuần thay đổi nhẹ và giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2019 tăng 17 USD tương đương 1% lên 1.729 USD/tấn, tính chung cả tuần cũng thay đổi nhẹ.
Giá đậu tương tăng lên mức cao nhất 2 tuần, do dấu hiệu chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh hạ nhiệt, song mức tăng bị hạn chế khi một quan chức Nhà Trắng cho biết, ông không lạc quan về thỏa thuận có thể đạt được.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Chicago tăng 5-3/4 US cent lên 8,87-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 9-3/4 USD/bushel, cao nhất 2 tuần. Tính chung cả tuần giá đậu tương tăng 3,5%, tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2017.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 27/10

Giá 3/11

3/11 so với 2/11

3/11 so với 2/11 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

67,59

63,14

-0,55

-0,86%

Dầu Brent

USD/thùng

77,62

72,83

-0,06

-0,08%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

52.250,00

49.670,00

-450,00

-0,90%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,19

3,28

+0,05

+1,45%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

181,50

170,83

-0,82

-0,48%

Dầu đốt

US cent/gallon

230,30

217,28

-2,80

-1,27%

Dầu khí

USD/tấn

704,25

667,75

-5,75

-0,85%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.050,00

65.760,00

-420,00

-0,63%

Vàng New York

USD/ounce

1.235,80

1.233,30

-5,30

-0,43%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.424,00

4.470,00

+10,00

+0,22%

Bạc New York

USD/ounce

14,70

14,76

-0,02

-0,14%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,70

53,70

+0,30

+0,56%

Bạch kim

USD/ounce

832,71

868,21

+8,89

+1,03%

Palladium

USD/ounce

1.105,69

1.118,82

+24,11

+2,20%

Đồng New York

US cent/lb

274,10

280,70

+8,55

+3,14%

Đồng LME

USD/tấn

6.160,00

6.283,00

+193,00

+3,17%

Nhôm LME

USD/tấn

1.998,00

1.973,00

+7,00

+0,36%

Kẽm LME

USD/tấn

2.651,00

2.552,50

+12,50

+0,49%

Thiếc LME

USD/tấn

19.300,00

19.100,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

367,75

371,25

+4,50

+1,23%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

505,25

508,75

+0,75

+0,15%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,00

284,25

+3,00

+1,07%

Gạo thô

USD/cwt

10,93

10,75

+0,09

+0,80%

Đậu tương

US cent/bushel

857,75

887,75

+5,75

+0,65%

Khô đậu tương

USD/tấn

307,30

311,00

-2,40

-0,77%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,16

28,20

-0,12

-0,42%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

491,50

485,30

-4,30

-0,88%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.251,00

2.301,00

+14,00

+0,61%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

119,65

120,05

+2,25

+1,91%

Đường thô

US cent/lb

13,84

13,44

+0,25

+1,90%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

138,05

138,15

-0,15

-0,11%

Bông

US cent/lb

78,53

78,79

-0,24

-0,30%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

306,80

341,00

+15,00

+4,60%

Cao su TOCOM

JPY/kg

164,00

163,10

+0,70

+0,43%

Ethanol CME

USD/gallon

1,29

1,31

+0,02

+1,32%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg, Bnews