menu search
Đóng menu
Đóng

VDSC: Giá đường sẽ dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm

17:14 16/08/2021

Theo chuyên gia VDSC chi phí logistic dự báo sẽ hạ nhiệt từ cuối năm 2021 nhờ vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu đồng đều hơn và chương trình tiêm vắc xin đang tăng tốc trên toàn thế giới sẽ là yếu tố hỗ trợ giá đường ở mức cao trong nửa cuối năm.
Theo báo cáo triển vọng ngành 6 tháng cuối năm, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định giá đường toàn cầu dự kiến tăng 30% trong năm 2021. Mức tăng giá đường thế giới dự kiến vẫn ở mức cao trong nửa cuối năm nhưng tốc độ tăng sẽ chững lại so với 6 tháng trước đó.
Nguyên nhân ngành đường toàn cầu ước tính đạt thặng dư sản xuất 10 triệu tấn trong mùa vụ 2021/2022.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng đường toàn cầu sẽ đạt 183 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ trong khi tiêu thụ đường toàn cầu ước tính đạt 173 triệu tấn, tăng 2%.
Hơn nữa, xuất khẩu đường toàn cầu sẽ đạt 66 triệu tấn, tăng 3% và ghi nhận thặng dư thương mại đường toàn cầu dự kiến vào khoảng 12 triệu tấn trong mùa vụ 2021/2022.

VDSC: Giá đường sẽ dẫn dắt thị trường cuối năm - Ảnh 1.

(Nguồn: VDSC)
Bên cạnh đó, chi phí logistic dự báo sẽ hạ nhiệt từ cuối năm 2021 nhờ vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu đồng đều hơn và chương trình tiêm vắc xin đang tăng tốc trên toàn thế giới, sẽ giúp tình trạng thiếu hụt container toàn cầu và tắc nghẽn tại các cảng vận chuyển container lớn dần được giải quyết.
Cũng theo VDSC hàng rào thuế quan đối với đường xuất xứ Thái Lan sẽ thúc đẩy giá đường nội địa Việt Nam.
Việc áp thuế chính thức kỳ vọng mở ra bức tranh tươi sáng cho ngành mía đường Việt Nam trong dài hạn bởi nó sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa đường nội địa và đường Thái Lan.
Rào cản thuế quan sẽ ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dựa trên trợ giá của đường xuất xứ từ Thái Lan.
Giá mía trong nước đã phản ánh tích cực hơn khi gia tăng 100.000 -200.000 đồng/tấn trong những tháng gần đây.
Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm 68% trong 4 tháng sau khi việc áp thuế có hiệu lực (tháng 2/2021), thúc đẩy xu hướng tăng giá đường nội địa và tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất đường.

VDSC: Giá đường sẽ dẫn dắt thị trường cuối năm - Ảnh 2.

(Nguồn: VDSC)
Giá đường nội địa của Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức thấp hơn 20% so với các nước ASEAN và Trung Quốc, trong khi giá thành sản xuất của nhiều nhà sản xuất đường Việt Nam đã giảm về mức giá thành của đường nhập khẩu từ Thái Lan và khu vực.
Ngược lại, sản lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN không bao gồm Thái Lan (bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar) đã tăng 79%, đạt 255.000 tấn, vượt xa năng lực sản xuất đường của các quốc gia này, thể hiện khả năng đường Thái nhập khẩu vào Việt Nam gián tiếp thông qua các nước ASEAN khác trong khu vực.
Do đó, VDSC cho rằng giải pháp sắp tới sẽ tập trung vào việc hạn chế tình trạng nhập khẩu đường Thái Lan gián tiếp qua các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.

Nguồn:Như Huỳnh/Doanh Nghiệp Niêm Yết

Link gốc