Năng lượng: Giá dầu giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại cam kết tăng sản lượng dầu của Mỹ khiến các nhà giao dịch lo lắng, một ngày sau khi nước này báo cáo lượng dự trữ dầu thô cao hơn nhiều so với dự kiến.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent giảm 0,32 USD hay 0,4% xuống 74,29 USD/thùng; dầu WTI giảm 0,42 USD hay 0,6% xuống 70,61 USD/thùng.
Vào thứ Năm, ông Trump đã nhắc lại cam kết sẽ thúc đẩy sản lượng dầu của Mỹ, vốn đã ở mức cao nhất thế giới, nhằm mục đích hạ giá dầu và giảm lạm phát tiêu dùng.
Sau phát biểu này của ông Trump, giá dầu đã giảm xuống. Tuy nhiên các nhà phân tích vẫn đặt câu hỏi liệu các nhà sản xuất dầu của Mỹ có sẵn sàng bơm thêm dầu vào thị trường hiện tại hay không.
"Không có dấu hiệu nào cho thấy hoạt động khoan của Mỹ sẽ tăng tốc", nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết, lưu ý rằng ông đã rất ngạc nhiên trước phản ứng của thị trường đối với những bình luận của Trump.
Giá dầu cũng bị áp lực giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ đang tăng. Giá đã giảm 2% vào thứ Tư (5/2) sau khi số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô trong nước tăng 8,7 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều dự đoán của các nhà phân tích là tăng 2 triệu thùng.
Các nhà phân tích của Macquarie dự đoán dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tuần này.
Thị trường dầu đang trong giai đoạn biến động mạnh. Phiên 6/2, giá bắt đầu phiên tăng sau khi công ty dầu khí nhà nước của Saudi Arabia tăng mạnh giá bán cho khách hàng Châu Á. Ngoài ra, giá cũng được hỗ trợ bởi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với các cá nhân và tổ chức vì tạo điều kiện cho việc vận chuyển dầu của Iran đến Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (3/2), Trump đã hoãn lời đe dọa áp thuế cao đối với Mexico và Canada, nhưng các mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã có hiệu lực từ thứ Ba (4/2). Trump đã áp dụng lại chiến dịch 'gây sức ép tối đa' đối với Iran, nhưng cũng cho biết ông sẵn sàng đạt được thỏa thuận với Tehran.
Giá dầu thô Brent, tham chiếu cho thị trường toàn cầu, đã giảm hơn 8% kể từ khi Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, trong khi WTI đã giảm hơn 7%.
Kim loại quý: Giá vàng giảm do USD tăng trước khi Mỹ công bố báo cáo về thị trường việc làm. Các nhà đầu tư có xu hướng bán chốt lời sau khi giá vàng cao kỷ lục 5 phiên liên tiếp bởi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,4% xuống 2.853,16 USD/ounce sau khi lên mức cao kỷ lục 2.882,16 USD trong phiên liền trước; vàng giao sau giảm 0,6% xuống 2.876,7 USD/ounce.
"Có lẽ có sự kết hợp giữa đồng USD mạnh lên, một số hoạt động chốt lời và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn một chút so với mức thấp", gây áp lực lên vàng trước khi Mỹ công bố báo cáo về thị trường việc làm, Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho biết.
Báo cáo từ Mỹ có khả năng cho thấy số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 1/2025 tăng 170.000 sau khi tăng vọt lên 256.000 vào tháng 12/2024, kết quả thăm dò của Reuters cho thấy. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo không đổi ở mức 4,1%.
Thị trường lao động phục hồi đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khiến Cục Dự trữ Liên bang tạm dừng cắt giảm lãi suất để đánh giá tác động lạm phát của các chính sách tài khóa, thương mại và nhập cư của Trump.
"Ngoài sự biến động nói chung, chúng ta vẫn có vấn đề lạm phát trong bối cảnh giá cả đang bắt đầu tăng lên, vì vậy vàng đang phản ứng vì nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng", Alex Ebkarian, giám đốc điều hành tại Allegiance Gold cho biết.
"Vàng đang trên đường đạt 2.900 USD và nhiều người tin vào điều này, mặc dù thực tế là trong ngắn hạn, đồng USD đã tăng giá". Về mặt kỹ thuật, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của vàng đang ở trên mức 70, cho thấy kim loại này đang bị mua quá mức.
Trong khi đó, lượng vàng dự trữ tại Ngân hàng Anh đã giảm khoảng 2% kể từ cuối năm ngoái, Phó Thống đốc Dave Ramsden cho biết, trích dẫn nhu cầu mạnh mẽ đối với vàng được lưu trữ tại ngân hàng để tận dụng chênh lệch giá quốc tế.
Về các kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống còn 32,27 USD/ounce và palladium giảm 1,4% xuống còn 975,59 USD. Bạch kim tăng 0,7% lên 985,98 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng đạt mức cao nhất nhiều tuần khi nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn diện dịu lại bất chấp lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết thúc phiên, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,5% lên 9.283,5 USD/tấn sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 24/1, là 9.350 USD/tấn. Giá đồng trên sàn Comex của Mỹ tăng 0,1% lên 4,448 USD/lb, cao hơn 553 USD so với giá trên LME. Tại Thượng Hải đồng tăng 1,6% lên 76.480 CNY (10.500,73 USD)/tấn, mạnh nhất kể từ ngày 17/1.
"Chúng ta đang chứng kiến một đợt phục hồi. Những lo ngại về thuế quan của Mỹ đã dịu đi một chút, mặc dù chưa có sự rõ ràng nào”, Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa tại WisdomTree cho biết.
Trump đã hoãn áp thuế 25% đối với Canada và Mexico trong khi Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu, vẫn chưa có động thái mạnh mẽ nào để trả đũa mức thuế 10% của Washington.
Ứng cử viên cho chức đại diện thương mại Mỹ của ông Trump tranh luận trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện về chính sách thương mại thực dụng của Mỹ tập trung vào việc xây dựng lại ngành sản xuất của Mỹ.
Các nhà giao dịch cũng nhìn thấy tia hy vọng về sự hồi phục ở nền kinh tế Trung Quốc. "Ở Trung Quốc, những gì chúng ta đang thấy không đến nỗi tệ, tiếp nối chủ đề về nỗ lực chung nhằm điện khí hóa nền kinh tế. Họ đã cam kết chi tiêu rất nhiều cho cơ sở hạ tầng lưới điện", ông Shah cho biết.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này sẽ đầu tư kỷ lục hơn 650 tỷ nhân dân tệ vào lưới điện của nước này trong năm nay. Ở Trung Quốc, lĩnh vực lưới điện nơi sử dụng một lượng lớn kim loại,
Sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) đã mở cửa trở lại vào thứ Tư sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và các nhà đầu tư đang hy vọng Trung Quốc sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn tại cuộc họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3. "Các nhà đầu tư ... sẽ chờ đợi bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu phục hồi sau kỳ nghỉ lễ", Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại ngân hàng ANZ cho biết.
Trong số các kim loại khác, giá nhôm trên sàn LME tăng 0,3% lên 2.623,50 USD/tấn, kẽm tăng 1,5% lên 2.822,50 USD, niken tăng 1,8% lên 15.810 USD, thiếc tăng 0,5% lên 30.945 USD, trong khi chì giảm 0,7% xuống 1.988,50 USD.
Giá quặng sắt tăng trở lại do USD yếu đi và nguồn cung từ Úc gián đoạn, trong khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm những diễn biến mới xung quanh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc tăng 1,43% lên 817,5 CNY (112,22 USD)/tấn, sau khi giảm trong phiên trước. Quặng sắt giao tháng 3 trên sàn giao dịch Singapore tăng 2,08% lên 105,95 USD/tấn.
Công ty tư vấn Hexun Futures của Trung Quốc cho biết Úc đang trong mùa bão và có nguy cơ gián đoạn việc vận chuyển hàng xuất khẩu. Nhà cung cấp quặng sắt hàng đầu nước này, Rio Tinto, hôm thứ Ba cho biết họ đã bắt đầu dọn sạch các tàu chở quặng sắt khỏi hai cảng ở Tây Úc vì hai cơn bão nhiệt đới đã làm phức tạp thêm nỗ lực sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại do một cơn bão vào tháng trước. Một nhà phân tích cho biết những khó khăn tại cảng của Rio có thể làm tăng thêm rủi ro cho giá quặng sắt. Mùa bão ở Tây Úc thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4.
Một yếu tố khác hỗ trợ giá là đồng USD yếu, dao động gần mức thấp nhất kể từ đầu tuần trước so với một rổ các đồng tiền khác. Đồng USD yếu đi khiến các mặt hàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên dễ mua hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Hôm thứ Tư (5/2), Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về mức thuế quan mới 10% của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và việc ông hủy bỏ miễn trừ "de minimis". Bộ ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi đối thoại giữa hai nước.
Nông sản: Giá lúa mì Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 do thời tiết lạnh làm dấy lên lo ngại về khả năng mùa màng ở khu vực Biển Đen bị thiệt hại. Giá ngô và đậu tương gần như đi ngang.
Các nhà giao dịch đang theo dõi tình hình mùa lúa mì ở Nga và Ukraine vì họ là những nhà cung cấp chính trên toàn cầu. Thời tiết lạnh hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại về khả năng ảnh hưởng đến sản lượng, trong dfdos lúa mì được cho là dễ bị tổn thương nhất sau khi thồ tiết từ đầu mùa đông đến nay đều ôn hòa.
Kết thúc phiên, giá lúa mì trên sàn Chicago tăng 15-1/2 US cent lên 5,87-3/4 USD/bushel; ngô tăng 2 US cent lên 4,95-1/4 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 3-1/2 US cent lên 10,60-1/2 USD/bushel.
Vào thứ Tư (5/2), giá ngô đã chạm mức giá cao nhất kể từ tháng 10 năm 2023 và đậu tương tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2024.
Thị trường ngũ cốc tuần này được thúc đẩy nhờ việc Mỹ đình chỉ thuế quan t đối với Canada và Mexico và các mức thuế quan trả đũa mà Trung Quốc cảnh báo không bao gồm cây trồng. Các thương nhân lo ngại rằng thuế quan có thể gây ra các động thái trả đũa đối với ngũ cốc của Mỹ, gây tổn hại đến doanh số bán hàng cho các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Mexico.
Giá đường thô kết thúc phiên giảm 0,19 US cent, hay 1%, xuống còn 19,57 US cent/lb, trước đó đã đạt mức cao nhất trong 1 tháng rưỡi là 20,19 US cent, trong khi đường trắng giảm 1,1% xuống còn 522,40 USD/tấn.
Giá cà phê arabica đạt mức cao kỷ lục mới trong phiên giao dịch thứ 11 liên tiếp, tiếp tục tăng lên 4,11 USD/lb do lo ngại về nguồn cung và các nhà giao dịch cũng lo lắng về mối đe dọa thuế quan thương mại.
Cà phê arabica trên sàn ICE phiên vừa qua có lúc đạt 4,1125 USD/lb, mức cao chưa từng có trong lịch sử; chốt phiên giá tăng 1,6% lên 4,0395 USD/lb. Từ đầu năm tới nay giá arabica đã tăng 25%, sau khi tăng 70% trong năm ngoái. Cà phê robusta phiên vừa qua vững ở mức 5.646 USD/tấn. Giá robusta đã đạt 5.840 USD vào tuần trước, cao nhất kể từ khi hợp đồng này bắt đầu giao dịch, năm 2008.
Các nhà giao dịch cà phê đang có nhiều nỗi lo: triển vọng nguồn cung giảm ở các nước sản xuất cà phê hàng đầu là Brazil và Việt Nam, chính quyền Trump có thể áp dụng thuế quan thương mại đối với các nhà sản xuất cà phê chính ở Nam Mỹ…., trong bối cảnh tình hình hậu cần vốn đã khó khăn.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng bởi những ngại về nguồn cung và nhu cầu mạnh mẽ tại thị trường ô tô Trung Quốc, mặc dù căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc và đồng JPY mạnh lên hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,4 JPY hay 0,11% lên 374,5 JPY (2,45 USD)/kg. Tại Thượng Hải, cao su giao tháng 5 tăng 205 CNY, hay 1,2% lên 17.290 CNY (2.373,6 USD)/tấn.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho biết sản lượng và doanh số bán ô tô của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024 và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng tăng đột biến tương tự. Hợp đồng cao giao tháng 3 trên sàn Singapore tăng 1,7% lên 196,2 US cent/kg.
Hợp đồng cao su butadien giao tháng 2 trên sàn SHFE tăng 95 nhân dân tệ, hay 0,65%, lên 14.635 nhân dân tệ (2.009,12 USD)/tấn.
Sản xuất và bán ô tô của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024 và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng chứng kiến sự gia tăng tương tự, theo công ty tư vấn Hexun Futures trích dẫn số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM). Doanh số bán ô tô có thể ảnh hưởng đến cường độ sản xuất ô tô, bao gồm việc sử dụng lốp xe làm bằng cao su.
Cập nhật giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá hôm nay
|
So với phiên trước
|
So với phiên trước (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
70,92
|
+0,31
|
+0,44%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
74,64
|
+0,35
|
+0,47%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
208,55
|
+1,08
|
+0,52%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,38
|
-0,03
|
-0,82%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
241,70
|
+1,90
|
+0,79%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.890,20
|
+13,50
|
+0,47%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.868,98
|
+12,70
|
+0,44%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
32,80
|
+0,17
|
+0,53%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
993,97
|
+4,02
|
+0,41%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
448,90
|
+2,80
|
+0,63%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.276,50
|
+36,50
|
+0,40%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.619,00
|
+3,00
|
+0,11%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.818,00
|
+38,00
|
+1,37%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
31.002,00
|
+202,00
|
+0,66%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
496,00
|
+0,75
|
+0,15%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
591,00
|
+3,25
|
+0,55%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
362,50
|
-1,50
|
-0,41%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
13,75
|
+0,10
|
+0,70%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.061,25
|
+0,75
|
+0,07%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
306,40
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
45,40
|
0,00
|
0,00%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
651,10
|
+0,90
|
+0,14%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
10.127,00
|
-390,00
|
-3,71%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
403,95
|
+6,20
|
+1,56%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,57
|
-0,19
|
-0,96%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
437,70
|
-5,65
|
-1,27%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
66,32
|
+0,29
|
+0,44%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
198,50
|
+2,50
|
+1,28%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)