Năng lượng: Giá dầu giảm do lạm phát dai dẳng làm giảm hy vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn, nhưng lo ngại rằng Iran có thể tấn công Israel đã khiến giá dầu thô có lúc lên gần mức cao nhất 6 tháng.
Kết thúc phiên này, dầu thô Brent kỳ hạn tương lai kết thúc phiên giảm 74 cent, tương đương 0,8%, xuống 89,74 USD/thùng trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,19 USD, tương đương 1,4%, xuống 85,02 USD.
Chiến lược gia năng lượng toàn cầu Vikas Dwivedi của Macquarie cho biết sẽ khó duy trì giá dầu Brent trên 90 USD/thùng trong nửa cuối năm nay mà không có sự gián đoạn nguồn cung thực tế liên quan đến các sự kiện địa chính trị.
“Do đó, chúng tôi dự đoán giá dầu sẽ giảm do nguồn cung ngoài OPEC tăng lên, một lượng lớn công suất dự phòng của OPEC+ tái gia nhập thị trường và khả năng lạm phát tiếp tục làm giảm nhu cầu.”
Biên bản họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy các quan chức tiền tệ nước này lo lắng rằng lạm phát có thể bị đình trệ ở mức cao và cần có một thời gian dài hơn để thắt chặt chính sách tiền tệ.
Các nhà đầu tư từng kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6 giờ đây coi tháng 9 là thời điểm thích hợp hơn, sau khi chỉ số lạm phát tiêu dùng lần thứ ba liên tiếp vượt quá dự báo.
Tại châu Âu, các quan chức ngân hàng trung ương giữ chi phí vay ở mức cao kỷ lục như dự kiến, nhưng ra tín hiệu ECB có thể sớm cắt giảm lãi suất.
Việc lùi thời hạn cắt giảm lãi suất có thể làm giảm nhu cầu dầu, tuy nhiên OPEC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu sẽ tương đối mạnh vào năm 2024.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ công bố kỳ vọng của mình trong báo cáo hàng tháng vào thứ Sáu.
Giá dầu cũng bị áp lực do sự cố mất điện ở Mỹ hôm thứ Tư khiến nhiều đơn vị sản xuất nhiên liệu tại cơ sở Port Arthur, Texas của Motiva Enterprise có công suất khổng lồ 626.600 thùng mỗi ngày phải đóng cửa.
Tuần này, Israel và Hamas đã bắt đầu một vòng đàm phán mới trong cuộc chiến ở Gaza kéo dài hơn sáu tháng nhưng các cuộc đàm phán đó không mang lại thỏa thuận nào.
Kim loại quý: Giá vàng tăng trở lại vào thứ Năm sau khi dữ liệu giá sản xuất của Mỹ yếu hơn dự kiến, làm tăng hy vọng về việc nước này sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, đồng thời những lo ngại rằng căng thẳng địa chính trị dai dẳng càng cũng khiến vàng thêm tỏa sáng.
Cuối phiên 11/4, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 2.360,52 USD/ounce. Giá vàng thỏi đạt mức cao nhất mọi thời đại trong phiên thứ tám liên tiếp. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 tăng 1% lên 2.372,7 USD/ounce.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 3 đã tăng 0,2% so với tháng liền trước, so với mức tăng 0,3% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự đoán.
David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết: “Dữ liệu PPI thấp hơn một chút so với dự kiến và điều này giúp duy trì hy vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm - kết quả là vàng tăng giá”.
Meger nói thêm: “Việc ngân hàng trung ương mua vào và sự bất ổn về địa chính trị tiếp tục là trụ cột hỗ trợ cho thị trường vàng”.
Sau dữ liệu lạm phát, các nhà giao dịch đặt cược rằng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay sau cuộc họp vào cuối tháng 7. Vàng theo truyền thống được biết đến như một công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ vàng không mang lại lợi nhuận.
Trong khi đó, dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 3 tăng nhiều hơn dự kiến. Dữ liệu gần đây cho thấy cần kiên trì hơn để chắc chắn rằng lạm phát đi vào quỹ đạo giảm, và có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến trước khi bắt đầu nới lỏng chính sách, Chủ tịch Fed Boston Susan Collins hôm thứ Năm cho biết.
Giá bạc giao ngay phiên này tăng 1% lên 28,24 USD/ounce, bạch kim tăng 2,1% lên 980,15 USD và palladium giảm 0,9% xuống 1.041,62 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm do dữ liệu lạm phát tiêu dùng yếu ở nước tiêu dùng kim loại hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và đồng đô la vững.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,3% xuống còn 9.350 USD/tấn, lùi xa hơn nữa khỏi mức cao nhất trong 14 tháng là 9.523 USD đạt được vào thứ Ba.
Giá đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Comex của Mỹ giảm 0,8% xuống 4,25 USD/lb. Hợp đồng đồng kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải giảm 0,4% xuống 76.270 nhân dân tệ (10.539,48 USD)/tấn.
Đối với các kim loại khác, giá nhôm ổn định ở mức 2.456 USD/tấn, kẽm tăng 1,2% lên 2.768,50 USD, chì giảm 1,4% xuống 2.144 USD, nicken giảm 3,6% xuống 17.700 USD và thiếc giảm 0,6% xuống 31.810 USD.
Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 3 giảm nhiều hơn dự kiến, trong khi giá sản xuất vẫn tiếp tục giảm do nhu cầu vẫn yếu.
Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa tại WisdomTree, cho biết: “Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có tiếp tục cung đưa ra các biện pháp kích thích từng phần hay không? Phần lớn các biện pháp kích thích của họ tập trung vào xanh và thâm dụng kim loại cơ bản”.
Thị trường đồng và chứng khoán toàn cầu sụt giảm vào thứ Tư sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tháng 3 tăng cao hơn dự kiến, đẩy thời điểm dự kiến cắt giảm lãi suất lần đầu tiên từ tháng 6 sang tháng 9.
Điều đó đã đưa chỉ số Dollar index lên mức cao nhất gần 5 tháng, trong khi đồng tiền này tiếp tục tăng vào thứ Năm, khiến việc mua hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng sử dụng các loại tiền tệ khác.
Ông Shah nói: “Bức tranh vĩ mô đang lấn át các nguyên tắc cơ bản vào lúc này, nhưng tôi nghĩ sự sụt giảm mà chúng ta đang thấy hiện nay sẽ chỉ là tạm thời. Chúng ta có thể giá hồi phục sau vài tuần, có thể là một tháng”.
“Lý do tại sao lãi suất không bị cắt giảm sớm như vậy là vì nền kinh tế Mỹ đang mạnh mẽ, điều này sẽ tích cực đối với nhu cầu đối với những thứ mang tính chu kỳ như kim loại cơ bản.”
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt tăng vào thứ Năm do dữ liệu mới nhất từ nước tiêu dùng quặng sắt hàng đầu thế giới - Trung Quốc – không đạt mức kỳ vọng đã khơi dậy hy vọng mới về nhiều biện pháp kích thích hơn trong quý II/2024 để củng cố nền kinh tế.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc tăng 1,29% lên 826 nhân dân tệ (114,14 USD)/tấn. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,12% lên 107,9 USD/tấn.
Giá thép trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng tăng trong phiên này. Theo đó, thép cây tăng 0,75%, thép thanh tăng 0,88%, thép không gỉ tăng 0,33% và thép cuộn cán nóng tăng 0,29%.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 0,1% trong tháng 3 so với một năm trước đó, nhưng giảm 1,0% so với tháng trước. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 2,8% trong tháng 3 so với một năm trước đó, nhiều hơn mức giảm 2,7% của tháng liền trước.
Các dữ liệu đó làm gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách theo hướng cần thiết phải đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn khi nhu cầu vẫn yếu.
Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 4,6% trong quý đầu tiên so với một năm trước - chậm nhất trong một năm mặc dù có dấu hiệu ổn định – kết quả một cuộc thăm dò của Reuters hôm thứ Năm cho thấy.
Nông sản: Giá ngô Mỹ giảm sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến tồn kho cuối kỳ của nước này sẽ vẫn ở mức cao nhất 5 năm, bất chấp mức giảm so với tháng trước. Giá lúa mì và đậu tương kỳ hạn cũng giảm, mặc dù căng thẳng ở khu vực Biển Đen vẫn duy trì mức sàn cho thị trường lúa mì.
Phần lớn giao dịch trong phiên tập trung vào báo cáo cung cầu hàng tháng của USDA, vốn giữ vững dự báo về sản lượng ngô và đậu tương khổng lồ ở Brazil. USDA đã hạ ước tính trữ lượng ngô xuống 2,122 tỷ bushel, từ mức 2,172 tỷ bushel dự báo vào tháng 3.
Kết thúc phiên, giá ngô giảm 5,5 cent xuống 4,28-3/4 USD/bushel, đậu tương giảm giảm 5-1/2 US cent xuống 11,59-1/4 USD/bushel, lúa mì giảm 1,34% xuống 5,51 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,61 cent, tương đương 2,8%, xuống 20,85 cent/lb sau khi giảm xuống mức thấp nhất một tháng là 20,81 cent; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 0,7% xuống 628,10 USD/tấn. Dự báo lượng mưa bình thường ở Ấn Độ trong năm nay đã gây áp lực lên giá.
Giá cà phê Robusta tăng lên mức cao nhất 16 năm trong khi cà phê Arabica đạt mức cao nhất 18 tháng. Theo đó, cà phê Robusta giao tháng 7 chốt ở mức tăng 75 USD, tương đương 2%, lên 3.790 USD/tấn. Trước đó, có lúc giá đạt mức 3.851 USD/tấn, cao nhất kể từ khi hợp đồng bắt đầu giao dịch vào năm 2008. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 2,2% lên 2,1735 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong 18 tháng là 2,1890 USD/lb.
Giá cà phê Arabica được hưởng lợi từ đợt tăng giá cà phê Robusta khi các nhà rang xay tăng thị phần cà phê Arabica trong các loại cà phê pha trộn.
Nguồn cung khan hiếm ở Việt Nam và lo ngại về triển vọng vụ mùa ở nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới vẫn là những yếu tố hỗ trợ chính.
Các thương nhân ở Việt Nam cho biết việc thiếu nước tưới ở các vùng trồng trọt đang dẫn đến những lo ngại về cây trồng. “Hầu như không có mưa. Nếu tiếp tục thiếu nước tưới, sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 có thể giảm mạnh so với niên vụ hiện tại”, Sở Giao dịch Thương mại Việt Nam cho biết trong một lưu ý trong tuần này.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm phiên thứ hai liên tiếp, sau khi giá cao su hàng thực giảm trước kỳ nghỉ lễ sắp tới tại quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới - Thái Lan.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa giảm 2,4 yên hay 0,73% xuống 325,3 yên (2,12 USD)/kg, phục hồi nhẹ từ mức thấp trong ngày là 321,3 yên trước đó trong cùng phiên.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 175 nhân dân tệ, kết thúc ở mức 14.915 nhân dân tệ (2.061,05 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange được giao dịch lần cuối ở mức 164,8 US cent/kg, giảm 2,08%.
Các thị trường Thái Lan sẽ đóng cửa từ ngày 12-16/4 do lễ hội Songkran. Giá tấm cao su hun khói loại xuất khẩu tiêu chuẩn của Thái Lan (RSS3) vào thứ Năm được niêm yết ở mức 89,38 baht Thái (2,44 USD)/kg (FOB), giảm 1% so với thứ Tư, theo Dữ liệu LSE.
Nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 4,6% trong quý đầu tiên so với một năm trước đó, trong khi xuất khẩu trong tháng 3 có thể giảm, theo hai cuộc thăm dò của Reuters hôm thứ Năm.
Các nhà sản xuất ô tô cao cấp của Đức còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn đối với doanh số bán hàng tại Trung Quốc trong quý đầu tiên, trong đó Porsche và Mercedes-Benz cũng đang phải vật lộn với những rắc rối trong chuỗi cung ứng.
G
iá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
86,56
|
+0,35
|
+0,41%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
90,85
|
+0,37
|
+0,41%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
280,41
|
+2,25
|
+0,81%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,88
|
0,00
|
-0,27%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
271,38
|
+0,62
|
+0,23%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2,349,90
|
+1,50
|
+0,06%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2,330,37
|
-3,67
|
-0,16%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
28,00
|
-0,05
|
-0,19%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
972,64
|
+7,40
|
+0,77%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
426,95
|
-1,25
|
-0,29%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9,374,00
|
-43,50
|
-0,46%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2,456,00
|
-4,00
|
-0,16%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2,735,50
|
+26,00
|
+0,96%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
32,007,00
|
+848,00
|
+2,72%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
448,00
|
+2,25
|
+0,50%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
572,75
|
-0,75
|
-0,13%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
340,75
|
+3,00
|
+0,89%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
17,14
|
-0,01
|
-0,09%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1,177,00
|
-1,00
|
-0,08%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
335,50
|
+1,00
|
+0,30%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
47,81
|
-0,31
|
-0,64%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
647,20
|
-1,90
|
-0,29%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
9,871,00
|
+277,00
|
+2,89%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
213,20
|
+0,55
|
+0,26%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
21,13
|
+0,04
|
+0,19%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
374,70
|
+8,90
|
+2,43%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
86,78
|
-0,29
|
-0,33%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
167,70
|
-2,80
|
-1,64%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)