menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa TG phiên 12/2: Giá kim loại giảm, đường và cà phê tăng

11:00 13/02/2024

Giá dầu gần như không thay đổi trong phiên vừa qua, trong khi vàng và đồng giảm; trái lại, đậu tương, ngô, đường và cà phê tăng.
 
Trên thị trường năng lượng, sau khi tăng khoảng 6% trong tuần qua, giá dầu trong phiên đầu tiên của tuần này gần như không thay đổi trong bối cảnh thị trường lo ngại lãi suất duy trì ở mức cao và triển vọng nhu cầu không khả quan, song đồng thời cũng lo ngại căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 19 cent, tương đương 0,2%, xuống mức 82,00 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 8 US cent, tương đương 0,1%, lên 76,92 USD, là phiên thứ 3 liên tiếp WTI đóng cửa ở mức cao nhất của kể từ ngày 30 tháng 1, và lần đầu tiên kể từ tháng 9 hợp đồng này tăng giá 6 phiên liên tiếp.
Cục Dự trữ New York cho biết, khảo sát về kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1 cho thấy triển vọng lạm phát trong 1 năm và 5 năm kể từ lúc này vẫn không thay đổi, đều duy trì trên mức mục tiêu 2% của Fed. Lo ngại lạm phát cao khiến Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất và tác động làm giảm nhu cầu dầu do tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố trong hôm nay (thứ Ba, 13/2), trong khi dữ liệu lạm phát của Anh và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực đồng euro sẽ công bố vào thứ Tư (14/2).
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đại diện cho các nước công nghiệp phát triển, dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, làm giảm động lực mua của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với dự đoán này. Patrick Pouyanne, Giám đốc điều hành TotalEnergies của Pháp cho biết ông không thấy nhu cầu dầu đạt đỉnh trong các con số, đồng thời nói thêm "chúng ta nên dừng tranh luận về nhu cầu dầu đạt đỉnh, hãy nghiêm túc và đầu tư."
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tin rằng việc sử dụng dầu sẽ tiếp tục tăng trong hai thập kỷ tới.
Tuần qua, giá dầu thô đã tăng khoảng 6% do các mối đe dọa dai dẳng đối với hoạt động vận chuyển ở Biển Đỏ, căng thẳng Ukraine – Nga ảnh hưởng đến các nhà máy lọc dầu của Nga và hoạt động bảo trì nhà máy lọc dầu của Mỹ.
Giá xăng kỳ hạn tương lai tại Mỹ đã tăng khoảng 1% vào thứ Hai lên mức cao nhất trong ba tháng, sau khi tăng 9% vào tuần trước, trong thời gian nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động.
Lực lượng Houthi ở Yemen đã nhắm mục tiêu vận chuyển bằng máy bay không người lái và tên lửa kể từ tháng 11. Mỹ đã dẫn đầu các cuộc tấn công trả đũa vào các địa điểm tên lửa của Houthi kể từ tháng 1.
Các nhà phân tích của công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho biết “một lần nữa chúng tôi sẽ lưu ý rằng nguồn cung dầu thô toàn cầu vẫn chưa bị gián đoạn đáng kể bởi căng thẳng ở Trung Đông và việc vận chuyển dầu được định tuyến lại quanh Biển Đỏ không làm giảm đáng kể nguồn cung dầu thô toàn cầu”.
Trong khi đó, tại Trung Đông, Bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia cho biết lý do đằng sau quyết định gần đây của vương quốc này là dừng các kế hoạch mở rộng công suất dầu là do quá trình chuyển đổi năng lượng, đồng thời bổ sung thêm rằng nước này có nhiều công suất dự phòng để hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Iraq, thành viên của OPEC, cam kết sản xuất không quá 4 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, tại Mỹ, sản lượng dầu tại các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu đang trên đà tăng trong tháng 3 lên mức cao nhất trong 4 tháng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trước khi có dữ liệu lạm phát của Mỹ và những bình luận của các quan chức Fed - có thể làm sáng tỏ kế hoạch lãi suất của ngân hàng trung ương nước này.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 2.020,97 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2024 giảm 0,3% xuống 2.033 USD.
Giá bạch kim giao ngay kết thúc phiên này tăng 2,1% lên 889,74 USD mỗi ounce, palladium tăng 3,4% lên 888,14 USD và bạc tăng 0,6% lên 22,73 USD mỗi ounce.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metal, cho biết thời điểm cắt giảm lãi suất có thể sẽ được đẩy sang nửa cuối năm nay do dữ liệu kinh tế của Mỹ gần đây quá mạnh để có thể chứng kiến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 5. Ông nói thêm rằng nhu cầu mua vàng bị hạn chế do sự phục hồi gần đây trên thị trường chứng khoán. “Chúng tôi đang kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt và nếu không đạt được điều đó thì sẽ gây áp lực lên giá cả”.
Kết quả cuộc thăm dò của Reuters cho thấy thị trường dự kiến CPI tháng 1 của Mỹ sẽ tăng 0,2% so với tháng trước đó, trong khi CPI cơ bản dự kiến tăng 0,3%.
Dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Ba, tiếp theo là dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ vào thứ Năm và dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) vào thứ Sáu, trong khi các thị trường cũng đang chờ bình luận từ ít nhất bảy quan chức Fed trong tuần này.
Tuần trước, một số nhà hoạch định chính sách của Fed, trong đó có Chủ tịch Jerome Powell, cho biết họ sẽ chờ đến khi tin tưởng rằng lạm phát sẽ giảm xuống 2% trước khi cắt giảm lãi suất.
Theo công cụ CME Fedwatch, các nhà giao dịch nhận thấy khoảng 57% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 5.
Một cuộc khảo sát của Fed tại New York cho thấy người Mỹ đã báo cáo triển vọng lạm phát khá ổn định vào đầu năm.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng phục hồi sau ba phiên giảm trước đó do các nhà giao dịch và quỹ cắt giảm vị thế bán khống đặt cược vào việc giá sẽ giảm hơn nữa do thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ - có thể cho biết khi nào Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất.
Trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME), đồng kỳ hạn 3 tháng tăng 0,9% lên 8.241 USD/tấn. Giá kim loại được sử dụng rộng rãi trong ngành điện và xây dựng đã chạm mức thấp nhất 3 tháng, là 8.127 USD, vào tuần trước do lo ngại về triển vọng nhu cầu tại nước tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc. Giá đồng tương lai trên sàn Comex của Mỹ tăng 0,9% lên 3,72 USD/lb.
Một nhà giao dịch đồng cho biết: “Việc thanh toán ngắn hạn đã hỗ trợ đồng sáng nay”. "Trời yên biển lặng vì kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc, mọi người vẫn lo lắng về nhu cầu của Trung Quốc. Những gì xảy ra với đồng đô la trong tuần này sẽ rất quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc vắng mặt (thị trường Trung Quốc đóng cửa)."
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ công bố trong tuần này có thể quyết định thời điểm lãi suất được cắt giảm. Ngược lại, điều đó có thể làm suy yếu đồng đô la, khiến kim loại được định giá bằng đồng đô la trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Nhìn chung, kim loại công nghiệp dự kiến sẽ vẫn chịu áp lực từ những rắc rối trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, lĩnh vực hiện dường như đang lan rộng ra phần còn lại của thế giới.
Nhà môi giới Marex cho biết: “Nỗi lo ngại về bất động sản, lần đầu tiên xuất hiện và vẫn tồn tại ở Trung Quốc, đang lan sang Mỹ, nơi Bancorp của Cộng đồng New York đã bị chỉ trích vì tiếp xúc với tài sản thương mại”.
Về những kim loại cơ bản khác, giá kẽm - kim loại dùng để mạ thép, vật liệu chính cho ngành xây dựng - tăng 1% lên 2.322,50 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, là 2.278 USD, do dư thừa. Dự trữ kẽm trong các kho đăng ký với sàn LME đã tăng 25% kể từ cuối tháng 12 lên 238.275 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2021. Giá nhôm phiên này tăng 0,6% lên 2.230 USD/tấn, niken tăng 0,9% lên 16.060 USD trong khi chì giảm 0,4% xuống 2.023,50 USD. Giá thiếc tăng 3% lên 27.155 USD, cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng do hoạt động mua với giá hời và đồng đô la Mỹ yếu đi, nhưng vẫn gần mức thấp nhất trong nhiều năm do giá vẫn quanh quẩn gần ngưỡng kháng cự kỹ thuật.
Giá ngô kỳ hạn cũng tăng trong phiên này do mua hoạt động mua bởi yếu tố kỹ thuật. Tuy nhiên, giá ngô cũng bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa kịp thời và lan rộng ở Argentina cuối tuần qua cùng với kỳ vọng về một vụ ngô bội thu ở Nam Mỹ.
Công ty tư vấn AgRural hôm thứ Hai đã nâng dự báo sản lượng ngô vụ thứ hai năm 2023/24 của Brazil lên 91,2 triệu tấn, từ mức 86,3 triệu tấn trước đó, do diện tích trồng lớn hơn so với ước tính ban đầu.
Giá lúa mì kỳ hạn tương lai hầu hết đều giảm do nhu cầu xuất khẩu yếu và sự cạnh tranh liên tục từ Biển Đen tiếp tục gây áp lực lên thị trường.
Giá đậu tương và ngô tuần trước đã chạm mức thấp nhất trong 3 năm sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cắt giảm dự báo thu hoạch đậu tương của Brazil ít hơn dự kiến và nâng dự báo nguồn cung toàn cầu lên mức cao kỷ lục.
Kết thúc phiên này, trên Sàn Thương mại Chicago, giá đậu tương tăng 9-1/2 US cent lên 11,93 USD/bushel; ngô tăng 1-1/2 cent lên 4,30-1/2 USD/bushel, trong khi lúa mì tăng 3/4 cent lên 5,97-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô giảm gần 2% do những cơn mưa vào cuối tuần qua có khả năng cải thiện triển vọng vụ mùa mía ở Trung Nam Brazil. Kết thúc phiên, đường thô tháng kỳ hạn tháng 3 giảm 0,46 cent, tương đương 1,9%, xuống 23,56 cent/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 3 phiên này giảm 1% xuống 659 USD/tấn.
Các đại lý cho biết giá giảm có thể là do dự báo sẽ có mưa trong tuần này ở Trung-Nam Brazil, nơi điều kiện khô hạn vẫn là mối lo ngại và có thể hạn chế sản lượng trong niên vụ 2024/25.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 0,35 cent, tương đương 0,2%, xuống 1,9115 USD/lb; cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 0,8% xuống 3.192 USD/tấn.
Các đại lý cho biết có rất ít cà phê bán ra từ quốc gia trồng cà phê hàng đầu thế giới - Brazil - trong tuần này do các ngày nghỉ Lễ hội hóa trang vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư.
Xuất khẩu của Brazil trong tháng 1 đã tăng mạnh trở lại, bất chấp tình hình nguồn cung thắt chặt tại các cảng.
Giá cập nhật:

 

ĐVT

Giá

+/-

z

Dầu thô WTI

USD/thùng

76,19

-0,03

-0,04%

Dầu Brent

USD/thùng

81,55

-0,08

-0,10%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

234,75

+0,55

+0,23%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,87

-0,05

-2,61%

Dầu đốt

US cent/gallon

288,92

-0,16

-0,06%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.049,30

+1,40

+0,07%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.034,63

+0,11

+0,01%

Bạc (Comex)

USD/ounce

22,68

+0,04

+0,19%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

894,49

+4,67

+0,52%

Đồng (Comex)

US cent/lb

370,65

+0,45

+0,12%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.193,50

-118,50

-1,43%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.221,50

-0,50

-0,02%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.327,50

-73,00

-3,04%

Thiếc (LME)

USD/tấn

25.895,00

+408,00

+1,60%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

431,75

-1,50

-0,35%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

590,50

+2,00

+0,34%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

380,25

+1,50

+0,40%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,68

+0,03

+0,13%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.193,50

0,00

0,00%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

345,50

-1,60

-0,46%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

48,12

+0,18

+0,38%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

593,50

-2,20

-0,37%

Cacao (ICE)

USD/tấn

5.535,00

+294,00

+5,61%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

185,85

-2,00

-1,06%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

23,98

+0,10

+0,42%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

383,65

-7,30

-1,87%

Bông (ICE)

US cent/lb

89,75

+0,07

+0,08%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

151,80

+0,40

+0,26%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:VITIC/Vinanet (Theo Reuters, Bloomberg)