menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa TG phiên 1/4: Giá hầu hết tăng

11:00 02/04/2024

Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4 (thứ Hai, 1/4), giá dầu, vàng, kim loại … đồng loạt tăng.
 
Năng lượng: Giá dầu thô tăng khoảng 1% đạt mức cao nhất 5 tháng do dự đoán tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc tích cực sẽ đẩy nhu cầu dầu tăng trong khi nguồn cung trở nên thắt chặt do OPEC+ cắt giảm sản lượng và các cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu tại Nga.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 6 tăng 42 US cent, USD hay 0,5%, lên 87,42 USD/thùng. Hôm 28/3, dầu Brent kỳ hạn tháng 5 đạt mức cao nhất 5 tháng, là 87,48 USD/thùng. Thị trường đóng cửa ngày 29/3 nghỉ Lễ Tuần Thánh. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) phiên 1/4 tăng 0,54 USD, hay 0,7%, lên 83,71 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 27/10/2023.
Hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 3/2024 tăng lần đầu tiên trong 1,5 năm nhưng việc làm tại các nhà máy vẫn giảm do hoạt động sa thải quy mô lớn và chi phí đầu vào tăng cao.
Các nhà phân tích của ngân hàng ING cho biết: “Các thị trường giải thích rằng (dữ liệu sản xuất) làm giảm cơ hội cắt Fed (Cục Dự trữ Liên bang) sẽ sớm cắt giảm lãi suất, nhưng hoạt động xây dựng yếu nhiều so với dự kiến và còn nhiều dữ liệu về việc làm sắp được công bố”
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ tuần trước cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – nhìn chung đã được tiết chế trong tháng 2, với chi phí dịch vụ ở và năng lượng đang chậm lại đáng kể.
Hầu hết các nhà phân tích cho biết sự gia tăng chi phí đầu vào trong sản xuất có thể khiến ngân hàng trung ương Mỹ phải tạm dừng việc cắt giảm lãi suất, một số khác cho biết vẫn có khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Lãi suất giảm làm giảm chi phí mua hàng hóa và dịch vụ, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu.
Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất tăng lần đầu tiên trong 6 tháng đang hỗ trợ nhu cầu dầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho, cho biết: “Nhu cầu dầu của Trung Quốc được cho là yếu tố còn thiếu ngoài các tin tức địa chính trị có khả năng đưa giá dầu lên một tầm cao mới”.
Ông Yawger cho biết thêm: “Nhu cầu xăng mạnh mẽ trong mùa hè và sự phục hồi nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể là tác động có một không hai hỗ trợ mức 100 USD/thùng”.
Tại Nhật Bản, sự lạc quan trong lĩnh vực dịch vụ trong quý đầu tiên đã tăng lên mức cao nhất trong 33 năm nhờ du lịch bùng nổ và lợi nhuận tăng từ việc tăng giá, một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết tại châu Âu, nhu cầu dầu ổn định hơn dự kiến, tăng 100.000 thùng/ngày (bpd) trong năm vào tháng 2, so với dự báo giảm 200.000 thùng/ngày trong năm 2024.
Về phía nguồn cung, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia có thể nâng giá bán chính thức dầu thô Arab Light trong tháng 5 sau khi giá tham chiếu dầu Trung Đông tăng mạnh vào tháng trước.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các công ty dầu mỏ của nước này sẽ tập trung vào việc giảm sản lượng thay vì xuất khẩu trong quý 2, để chia sẻ việc cắt giảm sản lượng với các thành viên khác của OPEC+.
Kim loại quý: Giá vàng tăng vào đầu phiên nhưng hạ nhiệt vào cuối phiên do USD và lợi suất trái phiếu tăng, sau khi vàng tăng vọt lên mức cao mới bởi dự đoán ngày càng tăng rằng Fed có thể giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6.
Kết thúc phiên, vàng giao ngay tăng 0,3% lên 2.238,18 USD/ounce sau khi lên mức cao mọi thời đại tại 2.265,49 USD lúc đầu phiên; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,9% lên 2.236,5 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay kết thúc phiên ổn định ở mức 24,96 USD/ounce, bạch kim giảm 0,7% xuống 901,50 USD và palladium giảm 2% xuống 994,00 USD.
Dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy giá cả ở Mỹ đã được kiểm soát trong tháng 2, khiến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 của Fed vẫn được cân nhắc. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết dữ liệu lạm phát tháng 2 “phù hợp hơn với những gì chúng tôi muốn thấy”.Vàng có xu hướng tăng giá khi lãi suất thấp.
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày càng tăng, nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua hàng của ngân hàng trung ương trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đã thúc đẩy vàng tăng hơn 8% trong năm nay.
Bart Melek, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD cho biết: “Quan điểm hiện tại là Fed có thể sẽ bắt đầu sớm cắt giảm lãi suất đáng kể trước thời điểm đạt được mục tiêu lạm phát 2%”.
Tuy nhiên, USD tăng 0,5% lên mức cao nhất 4 tháng so với các đối thủ, khiến vàng đắt hơn đối với những người mua bằng các ngoại tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng tăng.
“(Các quan chức Fed) có thể sẽ cảnh báo thị trường rằng họ không nhất thiết phải quyết liệt cắt giảm lãi suất. Không có gì đảm bảo rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất và tôi nghĩ họ sẽ thể hiện điều đó khá rõ ràng và điều đó có thể gây ra một sự đảo ngược xu hướng giá ở đây," Melek nói thêm.
Giá vàng thỏi cũng đạt mức cao kỷ lục khi tính bằng các loại tiền tệ khác, bao gồm đồng euro, đồng nhân dân tệ, yên Nhật, rupee Ấn Độ và đồng bảng Anh.
Kim loại công nghiệp: Sản giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa giao dịch ngày 28/3 và 1/4 nhân Lễ Phục sinh. Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá đồng tăng do dữ liệu công nghiệp tích cực ở Trung Quốc làm tăng triển vọng nhu cầu đối với kim loại này, nhưng đà tăng bị hạn chế bởi mức tồn trữ cao.
Giá đồng giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc phiên tăng 1,1% lên 73.100 CNY (10.110,79 USD)/tấn. Trong tháng 3, giá đồng tại Thượng Hải đã tăng 5,4%, mức tăng mạnh nhất trong 16 tháng.
Giá đồng tăng sau một cuộc khảo sát chính thức vào cuối tuần cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc trong tháng 3 tăng tháng đầu tiên trong 6 tháng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng không mạnh nhưng ũng là chỉ số PMI cao nhất kể từ tháng 3/2023, khi động lực từ việc dỡ bỏ những hạn chế liên quan tới Covid-19 ở Trung Quốc bắt đầu chững lại.
Dữ liệu cho thấy giá cả ở Mỹ giảm cũng củng cố hy vọng của các nhà đầu tư về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Tuy nhiên, tồn trữ tăng gây sức ép lên giá trong phiên này. Tồn trữ trên sàn Thượng Hải dao động gần mức cao nhất 4 năm, cao hơn gần 9 lần so với đầu năm nay.
Các nhà phân tích của China Futures cho biết tồn kho cao hơn bình thường là do nhu cầu từ người dùng cuối vẫn chậm, đặc biệt sau khi giá đồng kỳ hạn tăng mạnh vào tháng trước do thiếu nguyên liệu thô dẫn đến việc các nhà luyện kim phải lên kế hoạch kiểm soát sản lượng.
Trong tuần qua, giá đồng giao ngay vẫn ở mức thấp hơn giá giao sau.
Giá nhôm phiên này tăng 0,8% lên 19.770 nhân dân tệ/tấn, kẽm tăng 0,8% lên 21.045 nhân dân tệ, niken tăng 0,9% lên 131.600 nhân dân tệ và thiếc tăng 0,2% lên 226.540 nhân dân tệ, trong khi chì giảm 1,4% xuống 16.490 nhân dân tệ.
Quặng sắt đảo lại tăng sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tháng 3 tăng lần đầu tiên trong 6 tháng, củng cố niềm tin vào nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới.
Chỉ số PMI tăng lên 50,8 trong tháng 3 từ 49,1 trong tháng 2.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 2,6% lên 768 CNY (106,23 USD)/tấn. Trong phiên giá đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 18/3. Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 tại Singapore tăng 0,01% lên 101,05 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép thanh tăng 0,2%, thép cuộn cán nóng tăng 1,5%, dây thép cuộn giảm 0,9% và thép không gỉ giảm 0,6%.
Atilla Widnell, giám đốc điều hành của Navigate Commodities cho biết: “Giá quặng sắt kỳ hạn lúc đầu phiên giao dịch đã giảm do xuất khẩu quặng sắt của Australia tăng 3 triệu tấn trong tuần qua”.
Widnell cho biết: “Điều này có thể báo hiệu cho thị trường rằng các chương trình bảo trì mỏ trong quý 1 đã kết thúc và xuất khẩu sẽ bắt đầu tăng lên, làm tăng tồn kho quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc”.
Trong khi đó, dữ liệu từ một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 13 tháng, với niềm tin kinh doanh đạt mức cao nhất trong 11 tháng, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới từ khách hàng trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Nông sản: Giá ngũ cốc Mỹ giảm do áp lực từ nguồn cung dồi dào, sau khi tăng mạnh vào cuối tuần trước sau báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo diện tích trồng ngô của Mỹ thấp hơn dự kiến. Giá đậu tương giảm cùng với ngô và lúa mì phản ánh nguồn cung toàn cầu mạnh và nhu cầu xuất khẩu của Mỹ đang chậm lại theo mùa.
Ngô kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 6-1/2 US cent xuống 4,35-1/2 USD/bushel. Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 5 giảm 5-3/4 US cent xuống 11,85-3/4 USD/bushel. Lúa mì mềm đỏ vụ đông cùng kỳ hạn giảm 3-1/4 xuống 5,57 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 0,2 US cent hay 0,9% lên 22,72 US cent/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 2, là 22,91 US cent.
Thị trường này tập trung vào tình hình ở Brazil và thời điểm bắt đầu thu hoạch vụ mía năm nay. Thời tiết khô hạn ở khu vực Trung Nam Brazil sau những trận mưa vào tuần trước, vì vậy nhiều nhà máy có thể bắt đầu hoạt động xử lý mía cho vụ này.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 2,95 US cent hay 1,6% lên 1,918 USD/lb sau khi lên mức cao nhất trong 2,5 tuần tại 1,927 USD.
Các đại lý cho biết giá cà phê arabica đang bị ảnh hưởng tích cực bởi tình trạng nguồn cung cà phê robusta khan hiếm khi Việt Nam và Indonesia không cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường và Brazil vẫn chưa bắt đầu thu hoạch vụ 2024.
Tồn trữ cà phê tại Nhật Bản vào cuối tháng 2 giảm 3,3% so với một năm trước, xuống 2,44 triệu bao, theo số liệu từ Hiệp hội Cà phê Nhật Bản do Học viện Thương mại Cà phê (CTA) tổng hợp.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản kết thúc chuỗi 4 ngày tăng, đóng cửa giảm 1%, bởi chứng khoán trong nước suy yếu, mặc dù giá dầu tăng đã hạn chế đà giảm.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 3,5 JPY, hay 1,07% xuống 325,1 JPY (2,15 USD). Tại Thượng Hải cao su cùng kỳ hạn này tăng 175 CNY lên 14.780 CNY (2.044,12 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn Singapore tăng 0,7% lên 163,9 US cent/kg.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, bởi lo lắng về việc can thiệp mua đồng JPY sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận xuất khẩu và lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động sản xuất tại nhiều nền kinh tế châu Á suy yếu trong tháng 3 nhưng có một số dấu hiệu tươi sáng ban đầu ở Trung Quốc và Hàn Quốc mang đến một bức tranh hỗn hợp về động lực chính của nền kinh tế toàn cầu - từng tăng trưởng nhanh chóng. Các nhà phân tích cho biết một loạt các chỉ số gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã tránh được một số rủi ro suy thoái trong ngắn hạn.
Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

84,03

+0,32

+0,38%

Dầu Brent

USD/thùng

87,71

+0,29

+0,33%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

271,08

+0,08

+0,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,83

-0,01

-0,65%

Dầu đốt

US cent/gallon

263,82

+1,11

+0,42%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.269,30

+12,20

+0,54%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.250,16

-1,28

-0,06%

Bạc (Comex)

USD/ounce

25,34

+0,27

+1,06%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

906,16

+0,40

+0,04%

Đồng (Comex)

US cent/lb

404,40

-0,45

-0,11%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.867,00

+17,50

+0,20%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.337,00

+38,50

+1,68%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.439,00

+2,00

+0,08%

Thiếc (LME)

USD/tấn

27.451,00

-73,00

-0,27%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

435,75

+0,25

+0,06%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

556,75

-0,25

-0,04%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

357,00

+1,25

+0,35%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

16,33

+0,04

+0,21%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.186,50

+0,75

+0,06%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

333,10

-0,30

-0,09%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

48,22

-0,02

-0,04%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

633,60

-0,60

-0,09%

Cacao (ICE)

USD/tấn

10.120,00

+354,00

+3,62%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

191,80

+2,95

+1,56%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

22,72

+0,20

+0,89%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

373,25

+10,00

+2,75%

Bông (ICE)

US cent/lb

92,70

-0,06

-0,06%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

164,60

-1,20

-0,72%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)