Năng lượng: Giá dầu tăng gần 1% khỏi mức thấp nhất 2 tháng trong phiên trước đó do tồn trữ dầu thô của Mỹ thấp hơn so với dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và kinh tế Mỹ tăng trưởng lạc quan có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 37 US cent, tương đương 0,5%, lên chốt ở 82,75 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 61 cent, tương đương 0,8%, lên 78,63 USD. Chênh lệch giá giữa dầu Brent và WTI giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 3, làm cho lợi nhuận từ những công ty nhập khẩu dầu thô Mỹ bị giảm xuống.
Đầu phiên giao dịch, báo cáo giảm giá của IEA đã giúp đẩy cả hai loại dầu chuẩn này rơi vào vùng bán quá mức về mặt kỹ thuật, với giá ở mức thấp nhất kể từ tháng Hai. Phiên liền trước (thứ Ba), cả 2 loại đều đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 12 tháng 3.
Giá đã đảo chiều sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy giá dầu thô giảm nhiều hơn dự kiến và lạm phát của Mỹ chậm lại làm tăng kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm 2,5 triệu thùng, nhiều hơn so với dự báo trong một cuộc thăm dò của Reuters - là giảm 500.000 thùng.
Bob Yawger, giám đốc mảng năng lượng tương lai tại Mizuho cho biết: “Dầu thô giảm chủ yếu là do tăng tỷ lệ sử dụng công suất ở các nhà máy lọc dầu… Các nhà máy lọc dầu cuối cùng đã điều chỉnh tỷ lệ này tăng lên một chút”.
Giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng ít hơn dự kiến, cho thấy lạm phát tiếp tục xu hướng giảm vào đầu quý 2, thúc đẩy kỳ vọng của thị trường tài chính rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí đi vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Với việc Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, đồng đô la Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần so với rổ các tiền tệ chủ chốt. Đồng đô la yếu đi có thể thúc đẩy nhu cầu vì hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác.
IEA đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024, nới rộng khoảng cách với con số dự đoán về nhu cầu dầu năm nay do nhóm sản xuất OPEC đưa ra.
Bốn nguồn tin của OPEC+ cho biết Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh như Nga, một nhóm được gọi là OPEC+, có thể sẽ tổ chức cuộc họp chính sách dầu mỏ trực tuyến vào ngày 1 tháng 6, thay vì họp ở Vienna như dự kiến hiện tại.
Trong khi đó, tại Canada, gió thuận lợi dự kiến sẽ đẩy đám cháy rừng lớn ra khỏi thành phố dầu cát Fort McMurray, các quan chức nước này cho biết.
Fort McMurray là trung tâm sản xuất cát dầu của Canada. Một trận cháy rừng lớn vào năm 2016 đã buộc 90.000 cư dân phải sơ tán và đóng cửa sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày.
Kim loại quý: Giá vàng tăng lên gần mức cao nhất 1 tháng do đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng ít hơn dự kiến, làm gia tăng khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 1% lên 2.386,63 USD/ounce; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6/2024 tăng 1,5% lên 2394,90 USD/ounce.
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường của Blue Line Futures, cho biết dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng “có thể là dấu hiệu sớm cho thấy lạm phát theo thời gian sẽ hạ nhiệt và Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên”.
CPI của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng 4 /2024 sau khi tăng 0,4% trong tháng 3 và tháng 2, cho thấy lạm phát tiếp tục xu hướng giảm vào đầu quý II, có thể thúc đẩy kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Các nhà kinh tế được Reuters khảo sát đã dự báo CPI tháng 4 tăng 0,4% so với tháng 3 và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng USD giảm 0,6% so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc chạm mức thấp nhất trong hơn một tháng.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá của hợp đồng vàng kỳ hạn tương lai vẫn có lợi thế vững chắc trong ngắn hạn. Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals, đã viết rằng mục tiêu tăng giá tiếp theo của hợp đồng kỳ hạn tháng 6 sẽ là 2.400,00 USD.
Theo CME FedWatch Tool, các nhà giao dịch hiện đang định giá khoảng 74% khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lãi suất hạ xuống làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng - không sinh lãi.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 3,6% lên 29,61 USD/ounce, palladium tăng 3% lên 1.007,19 USD và bạch kim tăng hơn 3% lên 1.062,20 USD, đạt mức cao nhất gần một năm.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) chạm mức cao nhất hơn 2 năm do USD yếu đi và triển vọng nhu cầu tăng, trong khi giá trên Sàn New York (CME) đạt mức cao kỷ lục, tạo khoảng chênh lệch giữa 2 thị trường ở mức cao bất thường.
Cụ thể, đồng giao sau 3 tháng trên Sàn LME kết thúc phiên tăng 0,9% lên 10.206 USD/tấn, sau khi chạm 10.401,25 USD, cao nhất kể từ tháng 4/2022.
Đồng, được sử dụng trong điện và xây dựng, đã tăng 19% từ đầu năm đến nay và hiện chỉ cách 640 USD so với mức cao kỷ lục 10.845 USD đạt được vào năm 2022, do nguồn cung nguyên liệu thô hạn chế và thị trường đặt cược rằng kim loại này sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu bổ sung từ các lĩnh vực năng lượng xanh.
Nhà phân tích Sudakshina Unnikrishnan của Standard Chartered cho biết: “Giá đồng được củng cố bởi đồng đô la yếu đi, các nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu tích cực và sự suy giảm từ phía nguồn cung. Tuy nhiên, các tín hiệu về nhu cầu của Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng”.
Trong khi đó, hợp đồng đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn CME đạt mức cao kỷ lục 5,18 USD/lb trước khi chốt phiên ở mức 4,925 USD/lb, giảm 0,5% so với phiên trước.
Một nhà giao dịch cho biết: “Đồng CME dường như đang tạo áp lực ngắn hạn đối với những người giao dịch chênh lệch giá ở sàn LME so với CME, sàn SHFE so với CME”. Giao dịch chênh lệch giá là lợi dụng sự khác biệt về giá của cùng một mặt hàng nhưng giao dịch ở các khu vực địa lý khác nhau.
Ngân hàng Citi cho biết việc chuyển hướng đồng sang Mỹ sẽ làm giảm bớt tình trạng chênh lệch giá, nhưng việc này sẽ mất một thời gian. Tính đến thứ Ba, chênh lệch giá của hợp đồng giao sau 1 tháng trên sàn CME so với giá hợp đồng giao ngay trên sàn LME ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, là hơn 900 USD/tấn.
Về những kim loại cơ bản kahcs, giá nhôm trên sàn tăng 1,9% lên 2.597,50 USD/tấn, kẽm giảm 1,0% xuống 2.973,50 USD, chì tăng 0,8% lên 2.274,50 USD và thiếc tăng 0,1% lên 33.300 USD. Giá niken tăng 2% lên 19.445 USD. Tình trạng bất ổn ở đảo New Caledonia ở Thái Bình Dương, một trong mười nhà sản xuất niken hàng đầu thế giới, đã làm lan rộng thêm tình trạng ngừng khai thác mỏ trong ngành công nghiệp đang gặp khó khăn.
Đối với sắt thép, giá tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp do dự đoán nhu cầu giảm theo mùa tại Trung Quốc và Mỹ tăng thuế đối với một số sản phẩm của Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc chốt phiên giảm 1,55% xuống 858 nhân dân tệ (118,78 USD)/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2024 trên Sàn giao dịch Singapore thấp hơn 1,13% xuống 113,85 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 24/4.
Giá thép chuẩn trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng giảm: Thép cây giảm 0,77%, thép cuộn cán nóng giảm 0,4%, thép thanh giảm 0,67% và thép không gỉ giảm 0,88%. Các nhà phân tích tại Everbright Futures cho biết: “Nhu cầu thép đã có dấu hiệu suy giảm vào tháng 5 và việc tiêu thụ các sản phẩm thép cũng chậm lại”.
Trước đó, giá quặng sắt và thép đều tăng vào thứ Hai sau khi tâm lý thị trường được thúc đẩy bởi Bộ tài chính Trung Quốc công bố kế hoạch phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ đặc biệt dài hạn. Tuy nhiên, sau đó thị trường nhận thấy việc sử dụng đợt phát hành trái phiếu mới nhất không liên quan trực tiếp đến thị trường kim loại màu.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba đã công bố tăng thuế mạnh đối với một loạt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, với thuế đối với một số sản phẩm thép và nhôm tăng hơn gấp ba lần lên 25% vào năm 2024.
Nông sản: Giá đậu tương Mỹ giảm sau khi Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) báo cáo rằng sản lượng ép hạt trong tháng Tư giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng. NOPA cho biết lượng ép đậu tương Mỹ tháng 4 giảm xuống còn 166,034 triệu bushel, giảm 15,5% so với mức kỷ lục 196,406 triệu bushel trong tháng 3 và giảm 4,2% so với 173,232 triệu bushel trong tháng 4/2023.
Giá ngô và lúa mì kỳ hạn cũng sụt giảm do thời tiết tốt lên có lợi cho sự phất triển của cây trồng, hứa hẹn cho năng suất cao. Dự báo thời tiết khô hơn ở Trung Tây nước Mỹ thuận lợi cho việc trồng trọt đã gây áp lực lên giá ngô. Trong khi đó, công ty tư vấn Sovecon đã cắt giảm dự báo vụ lúa mì năm 2024 của Nga xuống 85,7 triệu tấn từ 89,6 triệu tấn dự báo trước đây.
Kết thúc phiên, giá đậu tương trên sàn Chicago (CBOT) giảm 1 cent xuống 12,13-1/2 USD/bushel; giá ngô giảm 5 cent xuống 4,62-1/2 USD/bushel, trong khi lúa mì giảm 6-3/4 cent xuống 6,65-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE đóng cửa giảm do tốc độ sản xuất mạnh mẽ ở Trung Nam Brazil. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,22 cent, tương đương 1,2%, xuống 18,65 cent/lb, quay trở lại mức thấp nhất 18 tháng chạm tới trong phiên trước đó là 18,31 cent. Đường trắng kỳ hạn tháng 8/2024 giảm 1,9% xuống 542,30 USD/tấn.
Tập đoàn công nghiệp đường UNICA cho biết sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil trong nửa cuối tháng 4 đạt tổng cộng 1,84 triệu tấn, tăng 84,25% so với cùng kỳ năm trước. Các đại lý cho biết mặc dù thị trường hiện được cung cấp đầy đủ nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu sản lượng ở Trung Nam Brazil có giảm trong nửa sau của niên vụ này hay không.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 1,45 cent, tương đương 0,7%, xuống 1,994 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 0,9% xuống 3.402 USD/tấn.
Xuất khẩu từ Brazil đạt mức cao và thời tiết thuận lợi nước sản xuất arabica hàng đầu thế giới đã góp phần gây áp lực giảm giá gần đây.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ 3 liên tiếp, đóng cửa ở mức cao nhất hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung và hy vọng cải thiện nhu cầu ở Trung Quốc.
Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 10/2024 trên sàn Osaka tăng 1,24% lên 317,2 yên (2,03 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 11/4/2024. Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 35 nhân dân tệ, tương đương 0,24%, xuống 14.430 nhân dân tệ (1.997,62 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 6/2024 trên Sàn giao dịch Singapore chốt phiên ở mức 166 US cent/kg, tăng 0,7%.
Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu từ nay dự báo sẽ tăng do nông dân ở các nước sản xuất lớn dự kiến sẽ khởi động trở lại việc khai thác, nhưng điều kiện thời tiết ấm áp bất thường và mùa hè kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung, Jom Jacob, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích WhatNext Rubber Media International có trụ sở tại Ấn Độ cho biết.
Ông nói: “Mặc dù nhu cầu vẫn còn yếu nhưng vẫn có những hy vọng mới về khả năng phục hồi nhu cầu từ Trung Quốc do chính phủ nước này đã vạch ra một kế hoạch kích thích nhằm phục hồi nền kinh tế đang trì trệ nhanh hơn dự kiến”.
Đồng yên giảm xuống gần mức thấp nhất hai tuần so với đồng đô la do chênh lệch lãi suất vẫn còn lớn giữa trái phiếu địa phương và các trái phiếu khác của Mỹ tiếp tục khuyến khích việc bán đồng tiền Nhật Bản. Đồng tiền yếu hơn làm cho tài sản bằng đồng yên trở nên hợp lý hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
79,04
|
+0,41
|
+0,52%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
83,11
|
+0,36
|
+0,44%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
251,69
|
+2,01
|
+0,81%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,41
|
0,00
|
-0,08%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
243,53
|
+1,22
|
+0,50%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.394,00
|
-0,90
|
-0,04%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.388,71
|
+2,72
|
+0,11%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
29,85
|
+0,12
|
+0,39%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
1.072,18
|
+3,83
|
+0,36%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
496,45
|
+4,00
|
+0,81%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
10.219,00
|
+105,00
|
+1,04%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.598,50
|
+47,50
|
+1,86%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.976,00
|
-27,50
|
-0,92%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
33.410,00
|
+44,00
|
+0,13%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
463,25
|
+0,75
|
+0,16%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
665,75
|
0,00
|
0,00%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
391,75
|
-6,00
|
-1,51%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
18,98
|
-0,13
|
-0,71%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.215,50
|
+2,00
|
+0,16%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
372,00
|
+0,30
|
+0,08%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
43,60
|
+0,05
|
+0,11%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
650,90
|
+1,60
|
+0,25%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
7.843,00
|
+521,00
|
+7,12%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
199,40
|
-1,45
|
-0,72%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
18,65
|
-0,22
|
-1,17%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
428,50
|
+4,30
|
+1,01%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
75,93
|
+0,52
|
+0,69%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
167,40
|
+0,60
|
+0,36%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|