Năng lượng: Giá dầu giảm khi các nhà giao dịch tập trung theo dõi các yếu tố cơ bản của thị trường và nhận thấy trong ngắn hạn không có nhiều rủi ro xung đột ở Trung Đông sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 29 US cent, tương đương 0,33%, xuống 87 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 29 US cent, tương đương 0,35%, xuống 82,85 USD/thùng.
Nhà phân tích Phil Flynn của công ty Price Futures Group cho biết cán cân cung cầu sẽ thắt chặt trong thời gian tới. “Các nguyên tắc cơ bản trên thị trường dầu rất mạnh”. “Dự đoán thị trường sẽ thắt chặt vào mùa hè này về phía thiếu cung”, Flynn nói.
Chiến lược gia Giovanni Staunovo của UBS cho biết phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị có xu hướng không kéo dài nếu nguồn cung không thực sự bị gián đoạn, đồng thời cho biết thêm rằng công suất dự phòng cao của một số quốc gia sản xuất dầu có thể bù đắp cho bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào.
Tamas Varga của nhà môi giới dầu mỏ PVM cho biết, một đợt tăng giá dầu kéo dài có thể xảy ra nếu eo biển Hormuz, huyết mạch dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, bị gián đoạn hoặc Saudi Arabia trực tiếp bị lôi kéo vào cuộc xung đột.
Trong khi đó, nguồn cung một số loại dầu thô quan trọng nhất thế giới dồi dào đang hạn chế tác động của cuộc xung đột đối với giá dầu kỳ hạn, một phân tích của Reuters cho thấy.
Về mặt kinh tế, lạm phát đang trở lại là tâm điểm chú ý, với những bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang và một loạt dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến khiến thị trường phải giảm bớt kỳ vọng về việc Fed sẽ siwns cắt giảm lãi suất.
Đồng đô la mạnh cũng khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Kim loại quý: Giá vàng giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất 1 tuần khi thị trường giảm do lo ngại về cuộc xung đột ở Trung Đông giảm, khiến các nhà đầu tư giảm bớt giao dịch tài sản trú ẩn an toàn và chuyển hướng sang tài sản rủi ro hơn, như cổ phiếu.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 2,5% xuống 2.330,51 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2024 giảm 2,8% xuống 2.346,4 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay cũng giảm 5% xuống 27,22 USD/ounce – phiên giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm; bạch kim giảm 0,9% xuống còn 923,55 USD và palladium giảm 1,3% xuống còn 1.013,25 USD.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, cho biết: “Một số nguy cơ về một cuộc trả đũa sắp xảy ra ở Trung Đông đã được loại bỏ, điều này đã thu hút một số hoạt động bán vàng. Nhưng câu hỏi đặt ra là giá sẽ giảm đến lúc nào”.
Tehran đã hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây, một động thái dường như nhằm ngăn chặn sự leo thang trong khu vực.
Vàng cũng chịu áp lực khi các chỉ số chính của Phố Wall tăng điểm, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn và không trả lãi.
Căng thẳng địa chính trị cùng với hoạt động mua của ngân hàng trung ương tăng mạnh đã đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục 2.431,29 USD/ounce hôm 12/4/2024.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ báo cáo chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, công bố vào thứ Sáu, để tìm kiếm dấu hiệu kế hoạch cắt giảm lãi suất của Mỹ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Chicago Austan Goolsbee hôm thứ Sáu cho biết tiến trình giảm lạm phát đã "bị đình trệ" trong năm nay, trở thành quan chức Fed tiếp theo thông báo quan điểm cá nhân về việc không sớm hạ lãi suất.
Theo ông Ghali: “Vàng có thể quay trở lại mức cao nhất mọi thời đại trong trường hợp báo cáo PCE bất ngờ cho thấy lạm phát hạ nhiệt… Chúng tôi vẫn kỳ vọng hoạt động mua ở châu Á sẽ duy trì ổn định vì vàng được coi là hàng rào phòng hộ chống tiền tệ mất giá ở châu Á”.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên giảm 0,5% xuống 9.825 USD/tấn; nhôm cũng giảm 0,1% xuống 2.666 USD, kẽm giảm 0,8% xuống 2.828 USD và chì giảm 2,3% xuống 2.167 USD.
Trái lại, giá thiếc tăng lên mức cao nhất 22 tháng khi thị trường lo ngại về nguồn cung từ Indonesia và tồn trữ tại London giảm. Mở cửa phiên giao dịch vừa qua, giá đạt 36.050 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 6/2022. Tuy nhiên, sau đó giá giảm trở lại theo xu hướng chung của các kim loại khác, kết thúc phiên giảm 3,5% xuống 34.365 USD/tấn.
Mối lo ngại về xuất khẩu từ Indonesia – chiếm 18% nguồn cung thiếc toàn cầu và gián đoạn tại Myanmar – nước sản xuất thiếc khai thác lớn thứ 2 thế giới, đã đẩy giá thiếc tăng vọt. Tồn trữ thiếc tại London giảm gần 50% xuống còn 4.190 tấn kể từ tháng 12/2023 và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023, điều này cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trong khi đó, giá niken, thành phần sản xuất thép không gỉ, đạt mức cao nhất trong 7 tháng, là 19.550 USD/tấn, do lo ngại về sản lượng tại nước xuất khẩu hàng đầu thế giới – Indonesia (chiếm hơn một nửa nguồn cung toàn cầu).
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm, chịu áp lực bởi giảm bớt kỳ vọng về các biện pháp kích thích tại Trung Quốc và tồn trữ tại cảng biển nước này tăng cao.
Kết thúc phiên này, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Đại Liên giảm 0,06% xuống 866,5 CNY (119,63 USD)/tấn, sau khi tăng hơn 5% trong tuần trước đó. Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn Singapore giảm 0,34% xuống 116,05 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,22%, thép cuộn cán nóng giảm 0,65%, thép cuộn giảm 0,83% và thép không gỉ giảm 0,21%.
Tồn trữ quặng sắt tại các cảng lớn trong tuần tính đến ngày 19/4/2024 tăng 0,5% so với tuần trước đó lên 145,59 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Các nhà phân tích tại Everbright Futures cho biết giá quặng sắt có thể sẽ ổn định trong thời gian tới do sự không chắc chắn về việc sản lượng kim loại nóng có thể tăng thêm bao nhiêu.
Các nhà phân tích tại Guotai Junan Securities dự đoán sản lượng thép thô của Trung Quốc năm 2024 sẽ thấp hơn năm 2023 và mức tiêu thụ thép sẽ giảm hơn nữa, do lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.
Họ cho biết: “Động lực chính đằng sau sự phục hồi giá vào tuần trước là yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố cơ bản được cải thiện nhẹ”, đề cập đến tỷ suất lợi nhuận thép được cải thiện và niềm tin thị trường cũng như việc giảm liên tục các sản phẩm thép, cùng những vấn đề khác.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn ở mức cố định hàng tháng, phù hợp với kỳ vọng của thị trường, vì dữ liệu kinh tế quý đầu tiên tốt hơn mong đợi có thể khiến Bắc Kinh không vội đưa ra các biện pháp kích thích tiền tệ mới để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Nông sản: Giá lúa mìi Mỹ tăng lên mức cao nhất hơn 2 tháng do lo ngại thời tiết ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tại Bắc bán cầu, cùng với hoạt động mua bù thiếu đã hỗ trợ giá.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 20-3/4 US cent lên 5,87-1/2 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 14/2/2024 trong đầu phiên giao dịch; ngô kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 6-3/4 US cent lên 4,49-3/4 USD/bushel; giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 10-3/4 US cent lên 11,76-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn ICE tăng 0,07 US cent tương đương 0,4% lên 19,8 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn London tăng 1,2% lên 570,4 USD/tấn.
Các đại lý cho biết các yếu tố hỗ trợ giá bao gồm thời tiết khô ráo ở khu vực Trung Nam của Brazil với khả năng năng suất trong niên vụ 2024/25 sẽ giảm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn London tăng 53 USD tương đương 1,3% lên 4.133 USD/tấn, sau khi đạt mức cao kỷ lục (4.292 USD/tấn) trong tuần trước đó; cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn ICE giảm 1,8% xuống 2,2765 USD/lb.
Các đại lý cho biết nguồn cung tại Việt Nam vẫn khan hiếm và lo ngại thời tiết khô hạn sẽ làm giảm quy mô vụ mùa tiếp theo.
Xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 3 giảm 32% so với cùng kỳ, sau vụ thu hoạch kém tại một trong những khu vực trồng cà phê Robusta lớn.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, cùng với đó là thị trường chứng khoán nội địa tăng mạnh và đồng JPY suy yếu kéo dài cũng hỗ trợ giá.
Kết thúc phiên, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Osaka (OSE) tăng 6,2 JPY tương đương 1,99% lên 317 JPY (2,05 USD)/kg – cao nhất kể từ ngày 12/4/2024; cao su kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Thượng Hải giảm 160 CNY xuống 14.415 CNY (1.990,31 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn Singapore giảm 0,56% xuống 160,9 US cent/kg.
Chery Automobile của Trung Quốc sẽ thành lập một nhà máy ở Thái Lan để sản xuất xe cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu, dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2025.
Tồn kho cao su tại các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải giám sát đã giảm 0,4% so với thứ Sáu tuần trước, sàn giao dịch này cho biết hôm thứ Sáu.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
82,85
|
-0,29
|
-0,35%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
87,21
|
+0,21
|
+0,24%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
268,75
|
+0,21
|
+0,08%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,79
|
0,00
|
-0,06%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
256,04
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.318,40
|
-28,00
|
-1,19%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.312,08
|
-15,22
|
-0,65%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
27,31
|
-0,22
|
-0,78%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
916,04
|
-6,37
|
-0,69%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
448,25
|
-2,35
|
-0,52%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.829,50
|
-46,50
|
-0,47%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.670,50
|
+1,50
|
+0,06%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.832,00
|
-20,00
|
-0,70%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
34.478,00
|
-1.104,00
|
-3,10%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
450,75
|
+1,00
|
+0,22%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
592,50
|
+5,00
|
+0,85%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
354,50
|
+1,75
|
+0,50%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
19,22
|
+0,03
|
+0,13%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.179,75
|
+3,25
|
+0,28%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
345,30
|
+0,50
|
+0,14%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
45,78
|
+0,12
|
+0,26%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
645,00
|
+4,40
|
+0,69%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
11.064,00
|
-397,00
|
-3,46%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
227,65
|
-4,20
|
-1,81%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,61
|
+0,11
|
+0,56%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
369,70
|
+8,30
|
+2,30%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
82,71
|
+0,29
|
+0,35%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
162,80
|
0,00
|
0,00%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)