Năng lượng: Giá dầu giảm khoảng 1% sau dữ liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp, làm gia tăng lo ngại về ttrieenrvongj nhu cầu trong bối cảnh mùa lái xe ở Mỹ - mùa Hè – khởi đầu chậm chạp.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 1 USD hay 1,2% xuống 85,01 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,8 USD, hay 1%, xuống 80,83 USD/thùng.
Cả hai loại dầu này đã tăng khoảng 3% trong tuần trước và có giá cao nhất kể từ tháng 4.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 giảm xuống mặc dù các hộ gia đình vẫn lạc quan về thị trường lao động và dự kiến lạm phát vừa phải trong năm tới. Những lo ngại về nền kinh tế suy yếu có thể đồng nghĩa với nhu cầu xăng giảm.
Mức tồn trữ cao khiến các nhà đầu tư lo ngại về mức độ nhu cầu đi lại mùa hè. Tuy nhiên số liệu sắp tới dự kiến cho thấy dự trữ nhiên liệu đang sụt giảm.
Kết quả thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy tồn trữ xăng và dầu thô của Mỹ trong tuần trước ước tính giảm trong khi tồn trữ sản phẩm chưng cất tăng.
Trong khi nguồn cung có thể giảm, mức chi tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng có thể phụ thuộc vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giảm lãi suất.
Thống đốc Fed Lisa Cook hôm thứ Ba cho biết ngân hàng trung ương Mỹ đang trên đà cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế đáp diễn biến đúng như kỳ vọng, nhưng bà từ chối cho biết khi nào Fed sẽ bắt đầu hành động.
Dennis Kissler, phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial cho biết: “Quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều và hầu hết thị trường dầu thô đã định giá giảm 1/4% vào tháng 9”.
Thị trường dầu vẫn được hỗ trợ bởi nguồn cung gián đoạn - liên quan tới các cuộc tấn vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga. Trong ngày 21/6, máy bay không người lái đã tấn công 4 nhà máy lọc dầu gồm nhà máy lọc dầu Ilsky, một trong những nhà sản xuất nhiên liệu chính ở miền nam nước Nga.
Các nhà phân tích cho biết lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Israel và nhóm Hezbollah cũng hỗ trợ giá dầu.
Kim loại quý: Giá vàng giảm do USD tăng lên và lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng khi nhà đầu tư đợi số liệu lạm phát của Mỹ công bố vào cuối tuần này có thể cung cấp manh mối về thời điểm Fed giảm lãi suất trong năm nay.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 2.318,82 USD/ounce; vàng giao sau giảm 0,6% xuống 2.330,8 USD/ounce.
USD tăng 0,2% so với các đồng tiền đối thủ, khiến vàng đắt đỏ hơn cho người giữ các ngoại tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng tăng.
Ryan McKay, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại TD, cho biết: “Nhu cầu vàng vật chất từ các ngân hàng trung ương ở châu Á vẫn mạnh… và sau nữa là kỳ vọng là Fed sẽ cắt giảm lãi suất và các nhà đầu tư rất miễn cưỡng bán khống vàng”.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các quỹ giao dịch trao đổi vàng (ETF) tuần trước đã chứng kiến dòng vốn vào lên tới 212 triệu USD, tương đương 2,1 tấn.
Giá vàng đã đạt cao kỷ lục 2.449,89 USD/ounce vào ngày 20/5 và đã tăng 12% từ đầu năm tới nay, được hỗ trợ bởi hy vọng Fed cắt giảm lãi suất và các ngân hàng trung ương mua vào mạnh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
Tuần này, các nhà giao dịch đang mong chờ dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên của Mỹ, công bố vào thứ Năm, và báo cáo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) vào thứ Sáu.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Hai cho biết rằng ông vẫn đang tìm cách hạ nhiệt lạm phát hơn nữa như một phần của quá trình mở ra cơ hội cắt giảm lãi suất.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay kết thúc phiên giảm 2,5% xuống 28,88 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 1,4% xuống 980,86 USD và palladium giảm 4,1% xuống 939,45 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm do USD mạnh lên thúc đẩy làn sóng bán ra, trong khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng chậm lại.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên giảm 0,9% xuống 9.576 USD/tấn. Giá đã giảm hơn 10% kể từ mức giá cao kỷ lục trên 11.100 USD/tấn trong ngày 20/5. USD mạnh lên đã kích hoạt các quỹ bán ra tăng nhanh sau khi New York.
Với việc thị trường lại tập trung chú ý vào thực trạng lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn đang trì trệ và nhu cầu mong manh đối với đồng và các kim loại công nghiệp khác, giá đồng dự kiến giao dịch trong phạm vi 9.500 – 9.900 USD/tấn cho tới khi Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế mới.
“Câu chuyện về Trung Quốc, gói kích thích của Trung Quốc không không đủ và không hiệu quả, và thị trường bất động sản có rất ít dấu hiệu phục hồi,” một nhà kinh doanh kim loại cho biết. “Hàng tồn kho cũng đang đè nặng lên tâm lý các nhà giao dịch.”
Tồn trữ đồng tại các kho của sàn LME đến 16/5 tăng 67% lên mức cao nhất 6 tháng, là 172.850 tấn, phần lớn nằm ở Trung Quốc. Dấu hiệu dư thừa đã đẩy chênh lệch giá đồng kỳ hạn giao ngay so với kỳ hạn 3 tháng lên mức cao kỷ lục, gần 150 USD/tấn.
Trong khi đó, tại kho ngoại quan của Thượng Hải dự trữ đồng trong tháng 5 lên mức gần mức cao nhất một năm, là 92.800 tấn.
Nhà phân tích của Saxo cho biết: “Các nguyên tắc cơ bản dài hạn hỗ trợ nhu cầu đồng mạnh mẽ trong tương lai đến từ các lĩnh vực xe điện, cơ sở hạ tầng lưới điện và trung tâm dữ liệu AI, trong khi hoạt động sản xuất có thể gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu”.
Về các kim loại khác, nhôm giảm 0,2% xuống 2.498 USD/tấn, kẽm tăng 1% lên 2.875 USD, chì tăng 1,1% lên 2.208 USD, thiếc giảm 1,4% xuống 32.300 USD và niken giảm 0,7% xuống 17.200 USD.
Giá quặng sắt tăng do nhu cầu tăng và hy vọng mới về những gói kích thích kinh tế tại Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc vượt ngưỡng tâm lý 800 CNY (110,16 USD)/tấn, kết thúc phiên ở mức 801 CNY/tấn.
Trong phiên giá đã xuống mức thấp nhất 11 tuần tại 791 CNY/tấn.
Giá quặng sắt đã giảm 3 phiên liên tiếp do nhu cầu thép yếu theo mùa, dự trữ ở cảng cao và dự đoán cắt giảm sản lượng thép.
Tại Singapore quặng sắt giao tháng 7 tăng 1,12% lên 103,75 USD/tấn.
Hầu hết các tiêu chuẩn thép trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đều giảm. Cụ thể, giá thép thanh giảm 0,31%, thép cuộn cán nóng giảm 0,32%, dây thép cuộn giảm 0,4%, trong khi thép không gỉ tăng 0,36%.
Thị trường lại dấy lên kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ bổ sung những chương trình kích thích kinh tế sau khi Thủ tướng Lý Cường nói rằng nước này tự tin và có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024 và cam kết sẽ bảo vệ sự ổn định của ngành công nghiệp.
Nông sản: Giá ngô Mỹ kỳ hạn tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 26/2 do các thương nhân đánh giá ảnh hưởng của nắng nóng và lũ lụt ở miền trung của Mỹ và xếp hạng mùa vụ vẫn ở mức cao vào thời điểm này của năm. Trong khi đó, giá đậu tương giảm do ảnh hưởng của nắng nóng và lũ lụt ở miền trung Mỹ.
Trên sàn giao dịch Chicago, giá ngô hạn tháng 7 đóng cửa giảm 8 US cent xuống 4,25-1/2 USD/bushel, sau khi xuống mức thấp nhất 4 tháng tại 4,24 USD/bushel; đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 12 US cent xuống 11,63-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô tháng 7 giảm 0,31 cent, tương đương 1,6%, xuống 19,10 cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 1,5% xuống 561,70 USD/tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 3,2% xuống 4.117 USD/tấn, giá đã lên mức cao kỷ lục tại 4.394 USD/tấn trong tháng này. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 2,9% xuống 2,2930 USD/lb.
Diện tích cà phê ở Việt Nam năm nay bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng khô hạn tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ giá cà phê espressos trên thế giới sẽ tăng cao, ngay cả khi một số nông dân vẫn giữ sản lượng tốt bằng các biện pháp đối phó thông minh.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ hai liên tiếp lên mức cao nhất hơn một tuần, theo xu hướng tăng ở thị trường Thượng Hải, trong khi đồng yên yếu đi cũng góp phần hỗ trợ giá tăng.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 8,3 JPY, hay 2,54%, lên 335,5 JPY (2,1 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 14/6.
Tại Thượng Hải giá cao su giao tháng 9 tăng 335 CNY lên 15.290 CNY (2.105,45 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 7 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore tăng 0,6% lên 172 US cent/kg.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi hôm thứ Ba cho biết chính quyền sẽ có phản ứng phù hợp trước biến động tiền tệ quá mức khi đồng yên suy yếu về mức chủ chốt 160 đổi 1 đô la. Đồng tiền yếu đi khiến tài sản bằng đồng yên trở nên dễ mua hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
81,07
|
+0,24
|
+0,30%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
85,23
|
+0,22
|
+0,26%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
251,10
|
-0,37
|
-0,15%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,73
|
-0,03
|
-1,05%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
252,02
|
+1,08
|
+0,43%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.332,00
|
+1,20
|
+0,05%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.320,86
|
+1,24
|
+0,05%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
29,25
|
+0,05
|
+0,18%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
993,37
|
+5,41
|
+0,55%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
436,25
|
-0,85
|
-0,19%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.571,00
|
-90,00
|
-0,93%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.496,00
|
-7,00
|
-0,28%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.871,00
|
+25,00
|
+0,88%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
32.251,00
|
-495,00
|
-1,51%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
445,75
|
+2,75
|
+0,62%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
562,50
|
+2,00
|
+0,36%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
317,25
|
+2,00
|
+0,63%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
15,44
|
-0,03
|
-0,19%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.115,25
|
+3,75
|
+0,34%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
344,30
|
+1,60
|
+0,47%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
42,88
|
+0,06
|
+0,14%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
603,20
|
-1,10
|
-0,18%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
7.848,00
|
-72,00
|
-0,91%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
229,30
|
-6,95
|
-2,94%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,49
|
-0,23
|
-1,17%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
431,10
|
+8,95
|
+2,12%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
74,94
|
-0,13
|
-0,17%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
170,80
|
-3,50
|
-2,01%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)