Năng lượng: Giá dầu tăng khoảng 1% sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm nhiều hơn dự kiến, nhưng mức tăng bị hạn chế do lo ngại về tồn kho trên toàn cầu tăng trong sự giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ Lễ Độc lập của Mỹ.
Dầu thô Brent kỳ hạn tham chiếu tăng 1,10 USD, tương đương 1,3%, đạt 87,34 USD/thùng. Hợp đồng dầu thô West Texas Middle (WTI) của Mỹ tăng 1,07 USD, tương đương 1,3%, lên 83,88 USD.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo lượng dầu thô dự trữ trong kho của nước này giảm 12,2 triệu thùng vào tuần trước, lớn hơn kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters (là giảm 680.000 thùng).
Nhà phân tích dầu mỏ Matt Smith của Kpler cho biết “xuất khẩu mạnh, nhập khẩu giảm nhẹ và hoạt động lọc dầu phục hồi đã cùng nhau kéo tồn kho dầu thô giảm tới con số khổng lồ 12 triệu thùng”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng phản ứng của thị trường im lặng một phần do khối lượng giao dịch ít trước ngày Lễ Độc lập.
Khả năng nguồn cung bị gián đoạn do Bão Beryl cũng khiến giá tăng cao, mặc dù lo ngại đã giảm bớt sau khi Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ cho biết cơn bão dự kiến sẽ suy yếu khi đi vào Vịnh Mexico trong tuần này. Andrew Lipow, chủ tịch Hiệp hội Dầu Lipow cho biết, tác động của mưa và gió vẫn có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu ngoài khơi của Mexico cũng như cơ sở hạ tầng xuất khẩu và thắt chặt nguồn cung. Mexico là nước xuất khẩu dầu thô lớn.
Một cuộc khảo sát của Reuters hôm thứ Ba cho thấy sản lượng của OPEC trong tháng 6 đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, điều này gây áp lực lên giá dầu. Nguồn cung tăng từ Nigeria và Iran bù đắp cho tác động của việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện của các thành viên khác và liên minh OPEC+ rộng hơn.
Kelty của Panmure Gordon cho biết: “OPEC+ được cho là đã tăng sản lượng trong tháng 6 bất chấp cam kết kiểm soát hạn ngạch trong suốt quý 3 và những lo ngại kéo dài về sự phục hồi yếu ớt ở Trung Quốc đã gửi tín hiệu giảm giá”.
Giá cả giảm cũng do kết quả khảo sát cho thấy hoạt động dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 8 tháng và niềm tin trong tháng 6 chạm mức thấp nhất trong 4 năm. Tăng trưởng kinh doanh tổng thể trên toàn khu vực đồng euro cũng chậm lại đáng kể trong tháng trước. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất và hoạt động kinh tế của nước này chậm lại có thể gây thiệt hại cho nhu cầu dầu.
Kim loại quý: Giá vàng tăng hơn 1% lên mức cao nhất gần hai tuần vào thứ Tư, do thị trường gia tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 sau khi dữ liệu gần đây của Mỹ cho thấy thị trường lao động đang yếu đi.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 1,2% lên 2.357,06 USD/ounce. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8/2024 tăng 1,5% lên 2369,40 USD.
Tai Wong, một nhà phân tích động lập ở New York cho biết: “Các kim loại quý, cũng như kim loại cơ bản, đang tăng mạnh nhờ dữ liệu ADP và dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp phù hợp với dự kiến, củng cố quan điểm ‘nền kinh tế đang suy yếu’, có thể sẽ dẫn đến đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9,”
Ông nói thêm: “Những nhà đầu cơ giá lên đang cố gắng vượt qua những gì mà nhiều người tin rằng bảng lương lĩnh vực phi nông nghiệp công bố vào thứ Sáu có thể sẽ cho kết quả yếu”.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ đã tăng vào tuần trước, trong khi số người thất nghiệp tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 2 năm rưỡi vào cuối tháng 6, cho thấy thị trường lao động đang dần hạ nhiệt.
Một thước đo về hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm vào tháng 6 trong bối cảnh đơn đặt hàng giảm mạnh, có khả năng cho thấy nền kinh tế sẽ mất đà vào cuối quý hai.
Theo dữ liệu của Mỹ, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm.
Thị trường hiện dự đoán 68% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lãi suất giảm làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lời.
Theo biên bản của phiên họp kéo dài hai ngày được tổ chức vào ngày 11-12/6, các quan chức Fed tại cuộc họp gần đây nhất thừa nhận nền kinh tế Mỹ dường như đang chậm lại và “áp lực giá đang giảm dần”.
Các nhà đầu tư hiện đang mong đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Sáu để biết rõ hơn về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 3,4% lên 30,51 USD, bạch kim tăng 0,8% lên 999,12 USD và palladium giảm 0,1% xuống 1.020,98 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng vào thứ Tư tăng phiên thứ tư liên tiếp, được thúc đẩy bởi các dấu hiệu về nhu cầu vững chắc hơn ở Trung Quốc, việc mua vào từ các quỹ và dữ liệu của Mỹ làm suy yếu đồng đô la và làm tăng hy vọng cắt giảm lãi suất.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn tăng 2,1% lên 9.876 USD/tấn, phục hồi trong sau khi chạm mức thấp nhất hơn hai tháng vào thứ Năm tuần trước.
Giá đồng trên sàn LME đã giảm 11% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục 11.104,50 USD vào ngày 20 tháng 5 trong một đợt phục hồi do các nhà đầu cơ và quỹ thúc đẩy.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Comex của Mỹ tăng 2,7% lên 4,54 USD/lb.
Giá kim loại được hỗ trợ bởi dữ liệu của Mỹ về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, hoạt động dịch vụ và đơn đặt hàng nhà máy, những dữ liệu yếu này đã khiến chỉ số USD xuống mức thấp nhất trong hai tuần. Đồng tiền Mỹ yếu đi làm cho hàng hóa định giá bằng đồng đô la trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Các nhà phân tích cho biết dữ liệu kinh tế Mỹ yếu đi và lạm phát hạ nhiệt có thể sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Các nhà đầu tư cũng được khuyến khích bởi những dấu hiệu nhu cầu đồng vững chắc hơn tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu.
Dan Smith, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Amalgamated Metal Trading cho biết: “Nhu cầu đã tăng ở Trung Quốc. Nó không giảm mạnh nhưng chắc chắn đã tăng so với vài tuần trước”.
Ông cho biết thêm, tỷ lệ sử dụng tại các nhà máy chế tạo thanh đồng ở Trung Quốc đã tăng lên 59% từ mức 48% vào cuối tháng 5.
Smith cho biết: “Giá đồng tăng cũng do các thuật toán đến để mua khi giá giảm và đuổi theo giá tăng”, đề cập đến các mô hình máy tính thuật toán đặt lệnh mua và bán dựa trên tín hiệu động lượng.
Tuy nhiên, yếu tố hạn chế mức tăng là dữ liệu cho thấy hoạt động dịch vụ của Trung Quốc mở rộng với tốc độ chậm nhất trong 8 tháng và niềm tin trong tháng 6 chạm mức thấp nhất trong 4 năm, do số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm.
Về các kim loại cơ bản khác trên sàn LME, giá nhôm tăng 1,1% lên 2.549 USD/tấn, kẽm tăng 2,4% lên 2.993,50 USD, chì tăng 0,9% lên 2.221,50 USD, niken tăng 2,1% lên 17.355 USD và thiếc tăng 1,3% lên 33.350 USD.
Giá quặng sắt kỳ hạn vào thứ Tư tăng phiên thứ tư liên tiếp lên mức cao nhất trong bốn tuần, được hỗ trợ bởi nhu cầu ngắn hạn vững chắc ở quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và kéo dài kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích hơn trong những tuần tới.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 – kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất - trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên tăng gần 2,6% lên 864 nhân dân tệ (118,79 USD)/tấn, một mức chưa từng thấy kể từ ngày 3/6.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 3,1% lên 113,35 USD/tấn, , mức cao nhất kể từ ngày 7 tháng 6.
Giá thép trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng tăng trong phiên này. Thép cây và thép dây tăng gần 1,5%, thép cuộn cán nóng tăng 1,2%, thép không gỉ tăng gần 0,4%.
Các nhà phân tích tại Huatai Futures cho biết: “Những tín hiệu tích cực từ gói kích thích lĩnh vực bất động sản đã cải thiện tâm lý thị trường và giúp đẩy giá kim loại màu tăng cao”.
Bắc Kinh đã công bố một loạt các biện pháp kích thích nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ nhiều thép nhất.
Các nhà phân tích của Huatai cho biết thêm: “Sản lượng kim loại nóng của các nhà sản xuất thép Trung Quốc vẫn ở mức cao và lượng cung cấp thép phế liệu giảm cũng làm tăng mạnh nhu cầu quặng rắn”.
Khối lượng giao dịch quặng sắt bên cảng của Trung Quốc đã tăng gần 28% từ thứ Hai lên 1,12 triệu tấn vào thứ Ba, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Trong khi triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định góp phần hỗ trợ giá, thị trường vẫn kỳ vọng sẽ có thêm sự hỗ trợ từ chính sách trong Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX sắp tới để vực dậy lĩnh vực bất động sản”.
Hội nghị toàn thể lần thứ ba sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7, tập trung vào cải cách sâu rộng và thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc.
Cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã tăng mạnh hôm thứ Ba, sau khi dữ liệu tư nhân cho thấy mức giảm doanh số bán hàng hàng năm của các nhà phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng Sáu.
Nông sản: Giá đậu tương Mỹ tăng sau khi chạm mức thấp nhất 4 năm trong tuần này do lo ngại về nguồn cung lớn và nhu cầu xuất khẩu đậu tương Mỹ mờ nhạt, các nhà phân tích cho biết.
Thị trường thiết lập mức cao nhất trong một tuần khi các nhà giao dịch điều chỉnh vị thế trước khi Ủy ban Thương mại Chicago (CBOT) đóng cửa vào thứ Năm để nghỉ lễ Ngày Độc lập của Mỹ. Tomm Pfitzenmaier, nhà phân tích của Summit Commodity Brokerage cho biết: “Thị trường đậu nành đang trong quá trình điều chỉnh tình trạng bán quá mức”.
Giá ngô kỳ hạn chốt phiên giảm và giao dịch gần mức thấp nhất 4 năm, trong khi giá lúa mì kỳ hạn cũng giảm.
Trên sàn CBOT, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11, đại diện cho vụ mùa sẽ được thu hoạch vào mùa thu này, kết thúc ở mức tăng 8,5 cent lên 11,21-1/2 US/bushel. Vào thứ Hai, hợp đồng hoạt động mạnh nhất này đã giảm xuống còn 10,97 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2020.
Giá ngô trên sàn CBOT kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên giảm 1-3/4 cent xuống 4,19-1/2 USD/bushel; lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 7 US cent xuống còn 5,74 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,08 cent, tương đương 0,4%, xuống 20,53 cent/lb, một ngày sau khi đạt mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 1,5% xuống 575,50 USD/tấn.
Giá đường đang được hỗ trợ bởi thời tiết khô hạn tiếp tục ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil - và những dấu hiệu nhu cầu tốt.
“Chúng tôi dự đoán một kịch bản khó khăn hơn trong những tháng cuối cùng của vụ mùa 2024/25 do thời tiết bất thường hơn ở CS Brazil,” Citi cho biết trong một ghi chú.
Tuy nhiên, đồng real Brazil giảm giá mạnh, khiến các nhà xuất khẩu Brazil tăng xuất khẩu đường.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 3,1 cent, tương đương 1,4%, xuống 2,242 USD/lb, một ngày sau khi tăng 1,1%. Cà phê Robusta giao tháng 9 giảm 0,8% xuống 4.058 USD/tấn.
Cà phê, giống như đường, đang được hỗ trợ bởi thời tiết khô hạn ở quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới - Brazil, với sự yếu kém của đồng real và giá cổ phiếu hối đoái tăng đang hạn chế đà tăng.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm vào thứ Tư do nhu cầu yếu gây áp lực lên thị trường.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa giảm 2,6 yên, tương đương 0,78%, xuống 331,4 yên (2,05 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 60 nhân dân tệ lên 15.105 nhân dân tệ (2.076,75 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,6% xuống 169,3 US cent/kg.
Dữ liệu sản xuất từ quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc – không khả quan đã "ảnh hưởng tiêu cực" đến tâm lý thương nhân, Jom Jacob, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích What Next Rubber của Ấn Độ, cho biết.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
83,67
|
-0,21
|
-0,25%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
87,34
|
+1,10
|
+1,28%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
258,81
|
-1,32
|
-0,51%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,42
|
+0,01
|
+0,21%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
262,86
|
-0,57
|
-0,22%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.366,90
|
-2,50
|
-0,11%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.358,39
|
+2,19
|
+0,09%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
30,82
|
-0,03
|
-0,09%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
1.000,61
|
+1,74
|
+0,17%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
452,95
|
-0,40
|
-0,09%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.868,00
|
+195,50
|
+2,02%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.548,00
|
+25,50
|
+1,01%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.991,00
|
+68,50
|
+2,34%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
33.363,00
|
+441,00
|
+1,34%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
419,50
|
-1,75
|
-0,42%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
574,00
|
-7,00
|
-1,20%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
313,75
|
-3,00
|
-0,95%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
14,99
|
-0,07
|
-0,46%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.121,50
|
+8,50
|
+0,76%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
329,20
|
+0,90
|
+0,27%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
47,91
|
+1,19
|
+2,55%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
652,70
|
+1,60
|
+0,25%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
7.706,00
|
-82,00
|
-1,05%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
224,20
|
-3,10
|
-1,36%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
20,53
|
-0,08
|
-0,39%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
426,60
|
-11,85
|
-2,70%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
72,36
|
-0,34
|
-0,47%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
171,60
|
+0,10
|
+0,06%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)