Năng lượng: Giá dầu tăng hơn 1% do nguy cơ địa chính trị tăng cao sau sự sụp đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - Trung Quốc -–có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên kể từ năm 2010.
Kết thúc phiên 9/12, dầu thô Brent tăng 1,02 USD, hay 1,4%, lên 72,14 USD/thùng; dầu WTI tăng 1,17, USD hay 1,7%, lên 68,37 USD/thùng.
Quân nổi dậy ở Syria hôm Chủ nhật (8/12) đã tuyên bố trên truyền hình nhà nước rằng họ đã lật đổ Tổng thống Assad, chấm dứt triều đại gia đình kéo dài 50 năm và làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn gia tăng ở khu vực đang chìm trong chiến tranh.
Mặc dù Syria không phải là quốc gia sản xuất dầu lớn, nhưng nước này có ảnh hưởng về mặt địa chính trị, và kết hợp với những căng thẳng ở những nơi khác trong khu vực khiến cho sự thay đổi chế độ ở nước này có khả năng lan sang các vùng lãnh thổ lân cận.
"Các sự kiện ở Syria vào cuối tuần có thể tác động đến thị trường dầu thô và làm tăng mức phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị đối với giá dầu trong những tuần và tháng tới trong bối cảnh bất ổn hơn nữa ở khu vực Trung Đông", Jorge Leon, giám đốc phân tích địa chính trị của Rystad Energy cho biết.
Dấu hiệu đầu tiên của sự gián đoạn trên thị trường dầu đã xuất hiện khi một tàu chở dầu Iran đang trên đường đến Syria đã phải quay đầu ở Biển Đỏ, thay đổi hướng đi so với điểm đến ban đầu, theo dữ liệu theo dõi tàu.
Trong khi đó, Trung Quốc thông báo sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị đình trệ do sự suy giảm của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến niềm tin và tiêu dùng. Chính sách nới lỏng đề cập đến các biện pháp của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ, như tăng cung tiền, giảm lãi suất và triển khai các biện pháp kích thích tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhu cầu ở Trung Quốc là yếu tố quan trọng góp phần vào quyết định hoãn kế hoạch tăng sản lượng đến tháng 4/2025 của các nhà sản xuất dầu OPEC+ vào tuần trước.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến giá dầu là nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Saudi Aramco, thông báo giảm giá bán dầu vào tháng 1/2025 cho các khách hàng châu Á xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, khi thị trường lo ngại điều này có thể báo hiệu nhu cầu yếu.
Các nhà giao dịch cũng tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ, dự kiến công bố vào cuối tuần này, có thể củng cố việc Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất vào tuần tới. Lãi suất giảm sẽ làm giảm chi phí vay, có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.
Kim loại quý: Giá vàng tăng hơn 1% lên mức cao nhất hai tuần do ngân hàng trung ương Trung Quốc trở lại mua vàng sau sáu tháng tạm dừng, cùng với sự lạc quan gia tăng bởi dự đoán Fed cắt giảm lãi suất vào tuần tới.
Vàng giao ngay cuối phiên tăng 1,1% lên 2.662,98 USD/ounce; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2025 tăng 1% lên 2.685,5 USD/ounce.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 3% lên 31,90 USD/ounce, bạch kim tăng 1,5% lên 943,85 USD và palladium tăng 2,2% lên 977,15 USD.
"Yếu tố quan trọng nhất là tin tức Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc báo cáo rằng họ đã tiếp tục mua vàng ... thị trường đang hy vọng chúng ta có thể thấy các ngân hàng trung ương khác làm theo và chúng ta có thể thấy hoạt động mua vào đạt mức kỷ lục", Bart Melek, giám đốc chiến lược hàng hóa tại TD Securities cho biết.
Việc Trung Quốc khôi phục mua vàng có thể hỗ trợ nhu cầu của nhà đầu tư tại quốc gia này. Trong năm 2023, Trung Quốc là khách hàng mua vàng chính thức lớn nhất thế giới, nhưng nước này đã tạm dừng việc mua vào kéo dài 18 tháng trong tháng 5.
Hoạt động mua mạnh mẽ của ngân hàng trung ương đã đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ đà tăng kỷ lục của vàng trong năm nay, bên cạnh việc nới lỏng chính sách tiền tệ và căng thẳng địa chính trị.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng lãi suất của mình bằng việc cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 9, sau đó là mức cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 11. Các nhà giao dịch đang dự đoán 86% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất thêm một phần tư điểm phần trăm nữa tại cuộc họp ngày 17-18 tháng 12.
Tuy nhiên, nếu Fed tạm dừng giảm lãi suất và các thông điệp cơ bản trở nên thận trọng, điều đó sẽ gây ra một số áp lực tạm thời lên giá vàng, nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX cho biết. "Về trung hạn, những động lực thúc đẩy từ căng thẳng địa chính trị và ngân hàng sẽ vượt trội hơn bất kỳ động lực cản nào", ông nói.
Sự hỗn loạn ở Trung Đông đã gia tăng vào cuối tuần khi quân nổi dậy Syria giành quyền kiểm soát Damascus sau cuộc nội chiến kéo dài 13 năm. Vàng thỏi không có lợi suất trở nên đặc biệt hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp và thường thu hút các nhà đầu tư trong thời kỳ chính trị và kinh tế bất ổn dữ dội.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng lên mức cao nhất gần một tháng sau khi Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, thông báo sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ.
Kết thúc phiên, giá đồng đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,2% lên 9.235 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 12/11; giá trên sàn Comex của Mỹ tăng 2,1% lên 4,24 USD/lb. Giá đồng kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 0,3% lên 74.740 nhân dân tệ (10.269,30 USD)/tấn.
Giá đồng đã có dấu hiệu yếu đi một chút sau khi Bộ Chính trị Trung Quốc thông báo điều chỉnh quan điểm về chính sách tiền tệ, hàm ý rằng sẽ có thêm các biện pháp nới lỏng trong thời gian tới.
"Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã yếu trong một thời gian và rõ ràng cần một số hỗ trợ bổ sung", Ole Hansen, người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo ở Copenhagen cho biết.
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã tuyên bố áp dụng thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, giữa bối cảnh các nhà đầu tư thất vọng vì Trung Quốc thiếu các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ.
Về các kim loại cơ bản khác, giá kẽm trên sàn LME tăng 1,7% lên 3.124 USD/tấn; thiếc tăng 2,6% lên 29.915 USD/tấn, trong khi nhôm giảm 0,4% xuống 2.593, chì giảm 0,2% xuống 2.067 USD/tấn và niken giảm 0,3% xuống 16.005 USD/tấn.
Giá quặng sắt phục hồi trở lại sau hai phiên sụt giảm nhờ hy vọng về các biện pháp kích thích bổ sung từ Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 1,57% lên 808,5 CNY (111,12 USD)/tấn. Tại Singapore giá quặng sắt giao tháng 1/2025 tăng 1,05% lên 104,4 USD/tấn.
Tại Thượng Hải, thép thanh tăng 0,03%, dây thép cuộn tăng 0,23%, thép không gỉ tăng 0,43% mặc dù thép cuộn cán nóng giảm 0,11%.
Giá quặng sắt đã duy trì trên mức 100 USD/tấn nhờ vào kỳ vọng về các thông báo kích thích thêm từ Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào ngày 11-12/12. Tồn trữ quặng sắt của nước này giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 trong tuần trước.
Trong khi đó, các khoản vay mới bằng nhân dân tệ của Trung Quốc dự kiến sẽ gần như gấp đôi trong tháng 11 so với tháng 10, cho thấy nhu cầu tín dụng mạnh mẽ hơn sau các biện pháp kích thích gần đây của Bắc Kinh. Tuy nhiên, lạm phát tiêu dùng trong tháng 11 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, và tình trạng giảm phát tại các nhà máy vẫn tiếp diễn, cho thấy tác động hạn chế từ các nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu.
Trung Quốc cũng đang chuẩn bị đối mặt với khả năng bị áp thuế mới từ nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump, điều này cho thấy sẽ cần thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy tăng trưởng.
Nông sản: Giá đậu tương Mỹ giảm do kỳ vọng về một vụ mùa bội thu ở Nam Mỹ, trong khi giá ngô tương lai tăng do các nhà giao dịch dự đoán ước tính cung cầu thế giới từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ cho thấy lượng dự trữ của Mỹ giảm. Giá lúa mì tăng do có sự hỗ trợ kỹ thuật, theo sau giá ngô, khi thị trường đánh giá quy mô vụ mùa của Nga.
Kết thúc phiên, trên sàn Chicago, giá đậu tương giảm 4-3/4 cent xuống còn 9,89 USD/bushel, ngô tăng 1/2 cent lên 4,40-1/2 USD/bushe, trong khi lúa mì tăng 1/2 cent lên 5,57-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2025 đóng cửa giảm 0,31 US cent hay 1,4% xuống 21,5 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2025 giảm 1,1% xuống 555 USD/tấn.
Các nhà phân tích của ngân hàng Citi dự khiến giá phục hồi do triển vọng tiêu cực trong vụ tới của Brazil và câng bằng nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Giá cà phê arabica tương đối vững ở mức 3,301 USD/lb, trước đó giá đã đạt 3,364 USD cao nhất kể từ năm 1977; cà phê robusta tăng 84 USD hay 1,6% lên 5.200 USD/tấn.
Lo ngại vụ mùa sắp tới ở Brazil sẽ gây thất vọng vì có khả năng vụ mùa này đã bị thiệt hại bởi hạn hán nghiêm trọng vào đầu năm nay.
Giá cao su trên thị trường Nhật bản giảm do các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá mạnh vào tuần trước bởi lo ngại về gián đoạn nguồn cung, trong khi số liệu lạm phát yếu từ Trung Quốc cũng làm suy giảm tâm lý thị trường.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Osaka giảm 7,4 JPY hay 1,96% xuống 371 JPY (2,47 USD)/kg; cao su cùng kỳ hạn tại sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa giảm 160 CNY hay 0,85% xuống 18.740 CNY (2.575,17 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 1 trên Sở giao dịch Singapore giảm 1,5% xuống 203,1 US cent/kg.
Cơ quan khí tượng Thái Lan, quốc gia sản xuất cao su hàng đầu thế giới, cho biết nông dân nên chuẩn bị thiệt hại cho mùa màng và cảnh báo sự thay đổi thời tiết ở khu vực phía bắc quốc gia này.
Dữ liệu chính thức cho thấy lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc tháng 11 đã chạm mức thấp nhất trong 5 tháng trong khi tình trạng giảm phát của nhà máy vẫn tiếp diễn, cho thấy những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh nhằm củng cố nhu cầu kinh tế đang chững lại đang có tác động hạn chế.
Cập nhật giá hàng hóa:
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
68,21
|
-0,16
|
-0,23%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
72,00
|
-0,14
|
-0,19%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
194,48
|
-0,77
|
-0,39%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,17
|
-0,01
|
-0,41%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
217,97
|
-0,38
|
-0,17%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.686,10
|
+0,30
|
+0,01%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.665,45
|
+5,15
|
+0,19%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
32,50
|
-0,11
|
-0,34%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
940,35
|
-1,15
|
-0,12%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
425,70
|
-1,85
|
-0,43%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.232,00
|
+109,50
|
+1,20%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.588,00
|
-15,50
|
-0,60%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
3.126,00
|
+54,50
|
+1,77%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
29.918,00
|
+767,00
|
+2,63%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
441,25
|
-0,50
|
-0,11%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
557,25
|
-1,50
|
-0,27%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
361,25
|
+6,75
|
+1,90%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
15,10
|
-0,01
|
-0,10%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
989,50
|
-0,50
|
-0,05%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
289,10
|
-0,50
|
-0,17%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
42,53
|
-0,27
|
-0,63%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
617,10
|
-1,60
|
-0,26%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
10.081,00
|
+228,00
|
+2,31%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
330,10
|
-0,15
|
-0,05%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
21,50
|
-0,31
|
-1,42%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
491,80
|
-12,20
|
-2,42%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
69,95
|
-0,16
|
-0,23%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
204,40
|
-4,00
|
-1,92%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)