menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa TG tuần đến 5/7: Giá hầu hết tăng

09:00 06/07/2024

Tuần qua, giá dầu, vàng, kim loại công nghiệp và nhiều loại nông sản đều tăng.
 
Năng lượng: Giá dầu tăng nhẹ trong tuần
Giá dầu thô giảm trong phiên cuối tuần do kỳ vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza ngày càng lớn mặc dù nhu cầu nhiên liệu mạnh mẽ trong mùa hè và khả năng gián đoạn nguồn cung do các cơn bão ở Vịnh Mexico.
Dầu thô Brent kỳ hạn tương lai kế thúc phiên giảm 89 cent, tương đương 1,02%, xuống 86,54 USD/thùng, sau khi có thời điểm trước đó đạt mức cao nhất kể từ tháng 4. Hợp đồng tương lai dầu thô West Texas Middle (WTI) ổn định ở mức 83,16 USD/thùng, giảm 72 cent, tương đương 0,9%.
Giá dầu WTI không ổn định vào thứ Năm do nghỉ lễ Quốc khánh ở Mỹ, trong bối cảnh giao dịch thưa thớt, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng do kỳ vọng nhu cầu dầu mạnh trong mùa hè mẽ ở Mỹ.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 0,4%, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn tương lai tăng 2,1%.
Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ Sáu cho biết người đứng đầu cơ quan Mossad của Israel đã trở về từ Doha sau cuộc gặp ban đầu với các nhà hòa giải, những người đang cố gắng đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin ở Gaza, đồng thời các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào tuần tới.
Văn phòng của ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố rằng vẫn còn khoảng cách giữa các bên.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital, cho biết: “Rõ ràng một bước đột phá (trong thỏa thuận) sẽ giúp làm dịu tình hình”. Việc giảm bớt xung đột ở Trung Đông sẽ làm giảm chi phí rủi ro cho dầu mỏ của khu vực này”.
Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics, cho biết: “Những ngày vừa qua là cao điểm của mùa lái xe, xét về nhu cầu và giá cả tiếp tục tăng cao. Điều này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng tăng hơn và ảnh hưởng của cơn bão Beryl”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư báo cáo lượng tồn kho dầu thô giảm 12,2 triệu thùng trong tuần trước, giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến của các nhà phân tích – là giảm 700.000 thùng.
Về phía nguồn cung, Bão Beryl, cơn bão cấp 2, đã đổ bộ vào Mexico, sau khi làm chết ít nhất 11 người ở vùng biển Caribe, đã phá hỏng các tòa nhà và đường dây điện trên một số hòn đảo ở vùng Caribe.
Các giàn khoan dầu lớn của Mexico dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng bởi cơn bão, nhưng các dự án dầu mỏ ở vùng biển phía bắc của Mỹ có thể bị gián đoạn nếu cơn bão tiếp tục đi theo đường đi dự kiến.
Trong khi đó, khả năng thời điểm Mỹ sắp cắt giảm lãi suất đang đến gần làm tăng kỳ vọng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng.
Tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại một chút trong tháng 6, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất hơn 2,5 năm - là 4,1% - và mức tăng lương vừa phải cho thấy các điều kiện thị trường lao động đang nới lỏng và có thể khiến lãi suất giảm, thậm chí là ngay trong kỳ họp tháng 7.
Kilduff tại Again Capital cho biết: “Dữ liệu việc làm sáng nay cho thấy có một số rạn nứt trên thị trường lao động, điều đó có thể thúc đẩy việc cắt giảm lãi suất ngay cả trong tháng này”.
Lãi suất giảm có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng nhu cầu dầu thô.
Kim loại quý: Giá vàng tăng hơn 2%
Giá vàng tiếp tục tăng vào thứ Sáu lên mức cao nhất hơn một tháng sau dữ liệu việc làm của Mỹ - một dữ liệu rất quan trọng - cho thấy thị trường lao động đang yếu đi, nâng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ hạ lãi suất vào tháng 9.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 1,3% lên 2.385,63 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tương lai tăng 1,2% lên 2.397,7 USD.
Tính chung cả tuần, giá vàng thỏi đã tăng hơn 2%.
Trong khi đó, giá bạc giao ngay tăng 2,7% lên 31,25 USD mỗi ounce, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 17 tháng 5. Bạch kim tăng 2,6% lên 1.028,62 USD mỗi ounce và palladium tăng 0,2% lên 1.019,75 USD.
Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho biết: “Vàng đang giao dịch ở mức cao nhất trong một tháng do số liệu việc làm mới công bố và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng giúp củng cố khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9”.
Ông nói thêm: “Những nhà đầu cơ giá lên đang kỳ vọng giá sẽ quay trở lại mức cao nhất mọi thời đại là 2.450 USD nếu Fed bắt đầu đưa ra gợi ý công khai vào tháng 9”.
Số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tháng 6/2024 đã tăng thêm 206.000 việc, mặc dù cao hơn một chút so với 190.000 việc làm mới mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters ước tính, nhưng thấp hơn so với mức tăng của tháng 5/2024.
Mức tăng trưởng việc làm ở Mỹ tháng 5/2024 đã được điều chỉnh giảm xuống 218.000 việc từ 272.000 việc công bố sơ bố, trong khi mức tăng trưởng việc làm tháng 4/2024 được điều chỉnh giảm xuống 108.000 việc so với 165.000 thông báo trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%, cao hơn một chút so với ước tính 4,0%.
Do đó, Những nhà đầu cơ giá lên đang hướng suy nghĩ tới khả năng giá vàng quay trở lại mức cao nhất mọi thời đại, là 2.450 USD, nếu Fed bắt đầu công khai đưa ra tín hiệu về việc hạ lãi suất vào tháng 9, với tỷ lệ dự đoán về kịch bản này lên đến khoảng 72%.
Theo dữ liệu trên, thị trường dự đoán có 72% khả năng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 tới.
Các nhà giao dịch cũng đang gia tăng kỳ vọng khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai vào tháng 12. Lãi suất hạ làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lời.
Đồng USD trượt xuống mức thấp nhất 3 tuần so với các đối thủ sau dữ liệu việc làm, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và quặng sắt tăng mạnh trong tuần
Giá đồng trên Sàn giao dịch London (LME) phiên cuối tuần đạt mức cao nhất hơn ba tuần, tính chung cả tuần tăng lần đầu tiên trong 7 tuần nhờ triển vọng lãi suất của Mỹ sẽ được điều chỉnh giảm, từ đó hỗ trợ kinh tế tăng trưởng – điều có lợi cho thị trường kim loại.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn LME kết thúc phiên tăng 0,7% lên 9.946 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 12 tháng 6, là 10.000 USD, và có lúc chạm mức kháng cự - là mức trung bình động 50 ngày (9.993 USD). Hợp đồng này tăng 3,6% trong tuần này.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Comex của Mỹ tăng 2,4% lên 4,64 USD/lb do một số nhà giao dịch mua lại các vị thế giảm giá hoặc bán khống để giảm mức độ rủi ro do các chuyến đồng nhập khẩu vào Mỹ dự kiến sẽ đến chậm.
Tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại một chút trong tháng 6 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao hơn 2 năm rưỡi cùng mức tăng lương ở mức vừa phải cho thấy các điều kiện thị trường lao động đang nới lỏng khiến Cục Dự trữ Liên bang có cơ sở để tiếp tục bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Nhà phân tích hàng hóa Ewa Manthey của ING cho biết: “Chúng tôi tin rằng đường hướng lãi suất của Fed sẽ tiếp tục thúc đẩy triển vọng giá đồng trong ngắn hạn”. “Nhưng nếu lãi suất của Mỹ duy trì ở mức cao lâu hơn nữa, điều đó sẽ dẫn đến đồng USD mạnh hơn và tâm lý nhà đầu tư yếu đi, từ đó sẽ khiến giá đồng giảm”.
Đồng, được sử dụng trong điện và xây dựng, giảm 10% kể từ khi hoạt động mua đầu cơ đưa giá lên mức cao kỷ lục 11.104,5 USD vào ngày 20 tháng 5.
Sự sụt giảm này đã kích thích trở lại lại một số nhu cầu tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc, thắt chặt mức chiết khấu đối với đồng nhập khẩu xuống còn 2 USD/tấn từ mức 20 USD/tấn trong tháng 5.
Tuy nhiên, tồn kho tăng đang hạn chế khả năng tăng thêm đồng. Hàng tồn kho tại các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải theo dõi đã tăng 0,7% trong tuần này trong khi dữ liệu LME cho thấy tồn kho trong các kho đăng ký với sàn LME đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10.
Với các kim loại khác, kẽm phiên thứ Sáu tăng 0,5% lên 3.000 USD/tấn lúc đóng cửa, sau khi có lúc chạm 3.022 USD, cao nhất kể từ ngày 31 tháng 5. MMG của Trung Quốc đã tạm dừng một nhà máy tại mỏ kẽm Dugald River ở Australia để sửa chữa trong khoảng hai tháng.
Giá nhôm trên sàn LME tăng 0,6% lên 2.536,50 USD/tấn, chì tăng 0,5% lên 2.237,50 USD, thiếc tăng 2,8% lên 34.000 USD và niken tăng 0,8% lên 17.350 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần do sản lượng kim loại nóng giảm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà giao dịch, nhưng tính chung cả tuần giá vẫn tăng tuần thứ hai liên tiếp do hy vọng còn sót lại về việc quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc – sẽ bổ sung nhiều chương trình kích thích kinh tế hơn nữa.
Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn trong tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã kết thúc phiên giảm hơn 2% xuống 845,5 nhân dân tệ (116,3 USD)/tấn, sau khi đạt mức cao hơn một tháng vào thứ Năm. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,2% so với tuần trước.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 3,3% xuống 110,2 USD/tấn, tăng 3,6% từ đầu tuần đến nay.
Giá thép trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng giảm trong phiên này. Thép cây giảm 1,7%, thép cuộn cán nóng giảm 1,2%, thép thanh giảm 1,3% và thép không gỉ ít biến động.
Giá nguyên liệu sản xuất thép quan trọng đã mất đi một số mức tăng so với đầu tuần này, sau làn sóng chốt lời trong bối cảnh sản lượng kim loại nóng, sản phẩm lò cao thường được sử dụng để đánh giá nhu cầu quặng, giảm.
Dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày của các nhà sản xuất thép được khảo sát đã giảm 0,1% trong tuần này giảm tuần thứ hai liên tiếp xuống còn khoảng 2,39 triệu tấn tính đến ngày 4 tháng 7.
Các nhà phân tích cho biết giá quặng sắt tăng gần đây đã làm giảm lợi nhuận của một số nhà sản xuất thép đồng thời cũng làm tăng thêm sự thận trọng của thị trường.
Các nhà phân tích tại Galaxy Futures cho biết: “Một số nhà máy tỏ ra ít quan tâm hơn đến việc tăng sản lượng sau khi chịu lỗ. Và chúng tôi dự kiến khả năng tăng sản lượng kim loại nóng sẽ hạn chế trong thời gian tới”.
Các nhà phân tích của Galaxy cho biết: “Sau hội nghị trung ương lần thứ ba (của Trung Quốc), thị trường kim loại đen có thể sẽ phải đối mặt với một số áp lực giảm giá. Ngoài ra, chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có động lực tăng mạnh sau làn sóng tăng giá nhanh chóng gần đây”.
Hội nghị trung ương toàn quốc lần thứ ba của Trung Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7, tập trung vào cải cách sâu sắc và thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc.
Nông sản: Giá ngũ cốc và cà phê tăng trong tuần, đường giảm
Giá lúa mì kỳ Mỹ tăng vọt vào thứ Sáu trong bối cảnh nhu cầu đối với lúa mì Mỹ tăng do đồng đô la yếu đi và xuất khẩu lúa mì Mỹ tăng. Giá ngô và đậu tương kỳ hạn cũng tăng do lo ngại thời tiết khô nóng làm gián đoạn vụ mùa ở Mỹ trong thời kỳ trồng trọt quan trọng.
Các thương nhân cho biết giao dịch vẫn thưa thớt kể từ khi thị trường đóng cửa vào thứ Năm do ngày lễ Ngày Độc lập của Mỹ và trước khi bước vào kỳ nghỉ cuối tuần.
Trên sàn Chicago (CBOT), giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kết thúc phiên tăng 16-1/2 US cent lên 5,90-1/2 USD/bushel. Đậu kỳ hạn tháng 11 - hợp đồng được giao dịch nhiều nhất - kết thúc ở mức tăng 8-1/4 cent lên 11,29-3/4 USD/bushel, trong khi ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 4,5 cent lên 4,24 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 1,9% xuống 20,14 cent/lb, một ngày sau khi chạm mức cao nhất 2 tháng rưỡi. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 1,6% xuống 575 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đường tăng nhẹ.
Dữ liệu cho thấy nhà sản xuất hàng đầu Brazil đã xuất khẩu 3,20 triệu tấn đường trong tháng 6, tăng so với 2,87 triệu tấn một năm trước đó.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tương lai trên sàn ICE tăng vào thứ Sáu do thời tiết khô hạn ở Brazil.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 2,1% lên 2,2895 USD/lb, sau khi trước đó chạm mức cao nhất trong 1 tuần rưỡi, là 2,3305 USD. Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9 cũng tăng 0,8% lên 4.185 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá cà phê tăng nhẹ.
Các đại lý cho biết cà phê arabica đang được thúc đẩy bởi thời tiết khô hạn ở Brazil, dẫn đến khả năng một số hạt có thể có kích cỡ nhỏ hơn bình thường.
Vụ thu hoạch ở Brazil đang tiến triển tốt. Dữ liệu cho thấy Brazil đã xuất khẩu 203.278 tấn cà phê xanh trong tháng 6, tăng so với 138.686 tấn một năm trước đó.
Nguồn cung tại nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới - Việt Nam - vẫn khan hiếm, đẩy giá tăng do đảm bảo xuất khẩu sẽ duy trì ở mức tương đối thấp.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản vào thứ Sáu giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần do các nhà giao dịch chốt lời sau khi giá tăng gần đây do gián đoạn nguồn cung, trong khi đồng Yên mạnh lên cũng gây áp lực lên giá.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) giảm 6,1 yên, tương đương 1,85%, xuống 324,1 yên (2,02 USD)/kg. Trước đó, trong phiên này, có lúc giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 16 tháng 5, là 320,2 yên.
Hợp đồng cao su tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đóng cửa giảm 465 nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 6 tuần là 14.580 nhân dân tệ (2.006,11 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 163,5 US cent/kg, giảm 2,2%.
Đối với cao su tổng hợp, hợp đồng cao su butadien giao tháng 8 trên sàn SHFE – hợp đồng giao dịch nhiều nhất - giảm 425 nhân dân tệ, tương đương 2,81%, xuống 14.720 nhân dân tệ (2.025,37 USD)/tấn.
Priyanka Sachdeva, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Phillip Nova, cho biết: “Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã làm gián đoạn sản xuất trong tháng qua”, dẫn đến “giá cao su tự nhiên tăng mạnh gần đây, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn chốt lời”.
Các quan chức EU cho biết nhập khẩu xe điện được sản xuất tại nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc - sẽ phải đối mặt với mức thuế lên tới 37,6% của EU từ thứ Sáu, làm gia tăng căng thẳng thương mại với Bắc Kinh.
Diễn biến giá hàng hóa:

ĐVT

28/6/6

5/7

5/7 so với 4/7

5/7 so với 4/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

81,91

83,16

-0,72

-0,86%

Dầu Brent

USD/thùng

85,35

86,54

-0,89

-1,02%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

252,75

255,91

-4,22

-1,62%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,57

2,32

-0,10

-4,09%

Dầu đốt

US cent/gallon

255,34

238.42

+2.03

+0.80%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.335,60

2.397,70

+28,30

+1,19%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.326,50

2.392,16

+35,47

+1,51%

Bạc (Comex)

USD/ounce

29,38

31,69

+0,85

+2,75%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

994,46

1.030,09

+28,67

+2,86%

Đồng (Comex)

US cent/lb

437,20

465,20

+11,85

+2,61%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.599,00

9.944,00

+61,50

+0,62%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.524,50

2.535,50

+13,00

+0,52%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.937,50

3.001,00

+14,50

+0,49%

Thiếc (LME)

USD/tấn

32.739,00

33.874,00

+716,00

+2,16%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

421,25

424,00

+4,50

+1,07%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

576,25

590,50

+16,50

+2,87%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

325,50

322,50

+8,75

+2,79%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

15,47

14,56

-0,43

-2,87%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.104,25

1.129,75

+8,25

+0,74%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

333,90

332,50

+3,30

+1,00%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

44,28

48,70

+0,79

+1,65%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

627,10

658,20

+8,30

+1,28%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.731,00

7.850,00

+144,00

+1,87%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

226,80

228,95

+4,75

+2,12%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

20,30

20,14

-0,39

-1,90%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

413,20

433,35

+6,75

+1,58%

Bông (ICE)

US cent/lb

72,73

70,98

-1,38

-1,91%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

167,70

165,30

-3,60

-2,13%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)