menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa TG tuần tới 16/2: Giá dầu, đồng, cao su tăng, cà phê, đường giảm

00:31 18/02/2024

Giá dầu tăng trong phiên thứ Sáu, cùng chiều với vàng, đồng, đậu tương, cà phê, đường…. Tính chung cả tuần, giá dầu vẫn tăng, trong khi vàng, cà phê, đường… giảm.
 
Năng lượng: Giá dầu tăng trong tuần
Giá dầu tăng trong phiên thứ Sáu do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông mặc dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu dầu chậm lại.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô Brent tăng 61 US cent, tương đương 0,74%, lên 83,47 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 3 tăng 1,16 USD, tương đương 1,49%, lên 79,19 USD (hợp đồng này đáo hạn trong phiên này); dầu WTI kỳ hạn tháng 4 tăng 87 cent lên 78,46 USD.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng hơn 1% và giá dầu chuẩn Mỹ tăng khoảng 3%.
Nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng ở Trung Đông đã hỗ trợ giá dầu thô. Hôm thứ Năm, Hezbollah cho biết họ đã bắn hàng chục quả tên lửa vào một thị trấn phía bắc Israel. Tuy nhiên, Giovanni Staunovo, nhà phân tích của UBS, cho biết thị trường dầu mỏ chỉ phản ứng vừa phải trước tin tức từ Trung Đông. Ông nói: “Thị trường nhận thấy dầu vẫn chảy và sự gián đoạn không đáng kể”.
Trong khi đó, dữ liệu từ Mỹ cho thấy giá sản xuất trong tháng 1 tăng nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh chi phí dịch vụ tăng mạnh, điều này có thể làm tăng thêm lo ngại về lạm phát. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ sụt giảm đã thúc đẩy hy vọng Fed sẽ sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất, điều có thể hỗ trợ nhu cầu dầu.
Hôm thứ Năm, IEA cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang mất đà và cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2024. Cơ quan này dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm xuống còn 1,22 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2024, bằng khoảng một nửa mức tăng trưởng được thấy vào năm ngoái, một phần do tiêu dùng của Trung Quốc giảm mạnh. Trước đó họ đã dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2024 là 1,24 triệu thùng/ngày.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến việc sử dụng dầu sẽ tiếp tục tăng trong hai thập kỷ tới.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes trong báo cáo hôm thứ Sáu cho biết các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên đang hoạt động lần thứ hai trong ba tuần.
Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần thứ 2
Giá vàng tăng trong phiên thứ Sáu nhưng giảm tuần thứ hai liên tiếp sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ ‘nóng’ làm giảm triển vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,4% lên 2.012,86 USD/ounce, nhưng tính chung cả tuần giảm 0,6%; vàng giao sau tăng 0,5% lên 2024,1 USD.
Giá bạch kim giao ngay tăng 0,8% lên 904,68 USD/ounce trong phiên thứ Sáu, palladium giảm 0,5% xuống 948,11 USD, nhưng tăng 10,4% trong tuần và bạc tăng 2,4% chạm 23,46 USD/ounce.
Chỉ số Dollar index đã tăng trong tuần và lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm kéo dài mức tăng, khiến vàng kém hấp dẫn hơn.
Dữ liệu cho thấy giá sản xuất của Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 1. Một báo cáo khác công bố hôm thứ Ba cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng hơn dự kiến vào tháng trước.
Mặc dù vàng được coi là công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của vàng thỏi.
Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết hôm thứ Năm rằng cần thêm thời gian để cân nhắc triển vọng cắt giảm lãi suất.
Everett Millman, nhà phân tích thị trường của Gainesville Coins, cho biết do Fed không có khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 3, vàng có thể sẽ phải vật lộn để vượt xa khỏi mức 2.000 USD.
Ông nói thêm: “Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ khá mạnh mẽ, cho thấy lạm phát sẽ duy trì ở mức cao, đây là một trở ngại đối với vàng và “tôi dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục giảm xuống mức 1.960 USD”.
Các nhà giao dịch đã đẩy lùi kỳ vọng của họ về việc Mỹ cắt giảm lãi suất từ tháng 3 sang tháng 6. Theo CME Fed Watch Tool, các thị trường hiện đang định giá 73% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Về mặt vật chất, giá vàng ở Ấn Độ trong tuần này tăng lên mức cao nhất hơn 4 tháng do nhu cầu tăng lên khi các nhà kim hoàn đang tích trữ vàng cho mùa cưới.

Kim loại công nghiệp: Giá đồng có tuần tăng mạnh nhất 11 tháng

Giá đồng tăng trong phiên thứ Sáu, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong 11 tháng do lượng tồn trữ giảm và kỳ vọng về việc quốc gia tiêu dùng đồng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - sẽ gia tăng hỗ trợ nền kinh tế.
Kết thúc phiên thứ Sáu, trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), giá đồng kỳ hạn ba tháng tăng 2,1% lên 8.488 USD/tấn.
Trước đó trong phiên, đồng đã đạt mức cao nhất trong hai tuần là 8.495,5 USD, vượt qua các rào cản kỹ thuật chính bao gồm các đường trung bình động 21 ngày, 50 ngày và 200 ngày, như những gì các nhà giao dịch cho là giao dịch trầm lắng do Trung Quốc nghỉ Tết Nguyên đán.
Giá kim loại này - được sử dụng trong ngành điện và xây dựng - đã tăng 3,9% trong tuần này, mức tăng hàng tuần cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.
Đối với các kim loại khác, giá kẽm phiên này tăng 1,1% lên 2.381 USD khi dòng vốn tiếp tục chảy vào các kho ở Singapore đã đăng ký với sàn LME, ở mức 264.825 tấn, gần mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2021. Giá nhôm giảm 0,3% xuống 2.219 USD, chì tăng 0,9% lên 2.060 USD, thiếc giảm 1,4% xuống 26.915 USD và niken tăng 0,9% lên 16.405 USD.
Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa trưởng của SEB cho biết, sự hỗ trợ thêm từ chính phủ Trung Quốc có thể đến dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, điều này có thể tích cực cho nhu cầu kim loại cơ bản của nước này.
Schieldrop cho biết, đợt hạn chế năm ngoái đối với khu vực tư nhân và các biện pháp khác có tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng, có thể được đảo ngược khi chính phủ Trung Quốc ưu tiên ổn định kinh tế. Ông nói thêm: “Nhìn chung, các yếu tố cơ bản của đồng vẫn vững chắc”.
Tuy nhiên, sức mạnh của đồng đô la đã hạn chế mức tăng của giá kim loại công nghiệp, đặc biệt sau khi giá sản xuất của Mỹ khẳng định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cho đến giữa năm 2024 hoặc muộn hơn. Đồng tiền Mỹ mạnh hơn khiến kim loại được định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tồn kho đồng tại các kho đăng ký với sàn LME ở mức 130.675 tấn, là mức thấp nhất trong 6 tháng.
Thị trường sắt thé Trung Quốc đóng cửa nghỉ Tết và sẽ trở lại hoạt động từ thứ Hai (19/2).
Nông sản: Giá lúa mì, đậu tương, đường, cà phê giảm trong tuần, cao su tăng mạnh
Giá đậu tương tăng vào thứ Sáu, một ngày sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm. Trong khi đó, giá ngô phiên thứ ba liên tiếp giảm xuống mức thấp nhất mới trong vòng trong ba năm dưới áp lực từ nguồn cung lớn. Giá lúa mì kỳ hạn cũng kéo dài mức giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng rưỡi.
Các nhà giao dịch chú ý tới dự báo tồn trữ ngũ cốc và hạt có dầu của Mỹ sẽ tăng vào năm 2024/25 và cũng điều chỉnh vị thế giao dịch trước kỳ nghỉ lễ kéo dài ba ngày cuối tuần. Thị trường Chicago sẽ đóng cửa vào thứ Hai nhân Ngày Tổng thống.
Kết thúc phiên thứ Sáu, hợp đồng đậu tương giao dịch mạnh nhất tăng 10 cent lên 11,72-1/4 USD/bushel, sau khi giảm vào thứ Năm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 202, là 11,60-1/4 USD, tính chung cả tuần giá giảm mạnh. Giá ngô giảm 1-1/4 cent xuống 4,16-1/2 USD/bushel, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020, là 4,15 USD; tính chung cả tuần giá gần như không thay đổi. Lúa mì chạm mức thấp kỷ lục mới, sau khi giảm 6,1/2 cent xuống 5,60-1/2 USD/bushel và giảm 6,1% trong tuần.
Nhà kinh tế trưởng của USDA cho biết đậu tương Mỹ sẽ phải đối mặt với nhu cầu chậm lại từ nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và sự cạnh tranh gay gắt từ Nam Mỹ. Mưa có lợi cho cây trồng ở Argentina và Brazil đã xoa dịu nỗi lo về thiệt hại do nắng nóng và hạn hán.
Pfitzenmaier cho biết: “Thời tiết tốt hơn ở Nam Mỹ, cùng với việc xuất khẩu của Mỹ sụt giảm, khiến các thương nhân có rất ít lý do để mua đậu tương trong thời gian ngắn ngoại trừ việc chốt lời ngắn hạn”.
USDA hôm thứ Năm cho biết dự trữ đậu tương Mỹ cuối vụ 2024/25sẽ tăng lên 435 triệu bushel, cao nhất kể từ năm 2019/20 và dự trữ ngô của Mỹ sẽ tăng lên 2,532 tỷ bushel, cao nhất kể từ mùa vụ 1987/88.
Giá đường thô phục hồi từ mức thấp nhất một tháng, với đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,26 cent, tương đương 1,1%, lên 23,08 cent/lb, trước đó có lúc giá chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1, là 22,71. Tính chung cả tuần giá đường thô giảm 3,9%. Đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 1,2% trong phiên cuối tuần, lên 638,30 USD/tấn.
Các đại lý cho biết sản lượng đường thô tại nước sản xuất hàng đầu thế giới - Brazil sẽ duy trì ở mức cao gần với mức kỷ lục hiện nay trong khi sản lượng sẽ kém ở Ấn Độ và Thái Lan.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 1,55 cent, tương đương 0,8%, lên 1,867 USD/lb, nhưng hợp đồng này mất 2,5% trong tuần. Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 1,1% lên 3.141 USD/tấn, tính cả tuần giảm 2%.
Mưa tại Brazil - quốc gia sản xuất arabica hàng đầu thế giới - đang thúc đẩy triển vọng cây cà phê, trong khi lượng tồn kho được ICE chứng nhận tăng cũng đang gây áp lực lên giá.
Tồn kho cà phê arabica trên sàn ICE đã tăng lên 307.262 bao vào thứ Sáu và có 65.717 bao đang chờ phân loại.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên mức cao nhất 7 năm do thị trường chứng khoán trong nước mạnh lên làm phấn chấn tâm lý nhà đầu tư, trong khi đồng Yên yếu hơn đã hỗ trợ thêm.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) tăng 7,3 yên, tương đương 2,53%, lên 296,1 yên (1,97 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 20 tháng 2 năm 2017. Hợp đồng này đã phục hồi sau hai tuần giảm liên tiếp để ghi nhận mức tăng hàng tuần là 6,51%.
Hợp đồng cao su giao tháng 3 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange tăng 0,65% lên 154,10 US cent/kg.
Chỉ số Nikkei chuẩn của Nhật Bản đã tăng vọt lên đóng cửa ở một mức cao nhất khác trong 34 năm vào thứ Sáu, được hỗ trợ cao bởi chứng khoán Phố Wall sôi động. Đồng yên Nhật giảm 0,18% xuống 150,19 so với đồng đô la, sau khi mạnh lên ở đêm trước do doanh số bán lẻ tháng 1 của Mỹ giảm lớn hơn dự kiến. Đồng yên suy yếu đã giúp thúc đẩy chứng khoán Nhật Bản tăng giá và thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường cao su vì nó khiến tài sản bằng đồng yên trở nên hợp lý hơn đối với người mua nước ngoài.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

9/2/2024

16/2/2024

16/2 so với 15/2

16/2 so với 15/2 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

76,84

79,19

+1,16

+1,49%

Dầu Brent

USD/thùng

82,19

83,47

+0,61

+0,74%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

233,95

233,60

+1,77

+0,76%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,85

1,61

+0,03

+1,77%

Dầu đốt

US cent/gallon

296,42

280,66

-1,71

-0,61%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.038,70

2.024,10

+9,20

+0,46%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.024,26

2.013,59

+9,19

+0,46%

Bạc (Comex)

USD/ounce

22,59

23,48

+0,52

+2,28%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

877,04

909,63

+8,84

+0,98%

Đồng (Comex)

US cent/lb

368,15

383,85

+8,05

+2,14%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.169,00

8.489,00

+175,00

+2,10%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.216,00

2.218,00

-6,50

-0,29%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.300,50

2.385,00

+30,50

+1,30%

Thiếc (LME)

USD/tấn

26.367,00

26.970,00

-323,00

-1,18%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

429,00

429,50

-0,25

-0,06%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

596,75

559,00

-8,25

-1,45%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

375,25

383,25

+1,00

+0,26%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,92

18,32

-0,31

-1,66%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.183,50

1.176,25

+10,25

+0,88%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

346,80

338,90

+5,50

+1,65%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

47,26

46,08

-0,46

-0,99%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

596,90

587,70

+10,70

+1,85%

Cacao (ICE)

USD/tấn

5.599,00

5.341,00

-264,00

-4,71%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

191,50

186,70

+1,55

+0,84%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

24,02

22,59

+0,35

+1,57%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

373,65

368,65

+6,05

+1,67%

Bông (ICE)

US cent/lb

92,22

94,42

-0,89

-0,93%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

151,80

153,80

+0,90

+0,59%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn:VITIC/Vinanet (Theo Reuters, Bloomberg)