Năng lượng: Giá dầu tăng tuần đầu tiên sau 3 tuần giảm
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng 1%, với dầu thô Brent có tuần đầu tiên sau 3 tuần giảm trước đó, nhờ các chỉ số kinh tế từ hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới - Trung Quốc và Mỹ - củng cố kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng lên.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 71 cent, tương đương 0,9%, lên 83,98 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 83 cent, tương đương 1,1%, lên 80,06 USD.
Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng khoảng 1%, trong khi WTI tăng 2%.
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái do lĩnh vực sản xuất phục hồi nhanh chóng, cho thấy nhu cầu có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới. Trung Quốc cũng công bố các bước quan trọng để ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.
Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho cho biết, số liệu của Trung Quốc cho thấy tiềm năng nhu cầu sẽ tăng từ đó hỗ trợ giá. Tuy nhiên, dữ liệu của chính phủ cho thấy sản lượng dầu tinh chế của nước này có thể giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tồn kho dầu và sản phẩm dầu lọc tại các trung tâm thương mại toàn cầu giảm cũng góp phần gia tăng tâm lý lạc quan về nhu cầu, đảo ngược xu hướng tăng tồn kho đã gây áp lực nặng nề lên giá dầu thô trong những tuần trước.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu của Mỹ trong tuần này đã tăng 1 giàn lên 497, tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
Các chỉ số kinh tế gần đây của Mỹ đã làm tăng thêm sự lạc quan về nhu cầu dầu toàn cầu. Dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng ít hơn dự kiến, làm tăng kỳ vọng về khả năng lãi suất sắp được điều chỉnh giảm.
Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics, cho biết: “Giá tiêu dùng không tệ như mong đợi”. “Điều đó đã mang lại cho Mỹ một chút động lực.”
Lãi suất của Mỹ giảm có thể giúp đồng đô la giảm giá, từ đó sẽ khiến dầu được định giá bằng đồng bạc xanh rẻ hơn đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trong khi đó, hỏa hoạn bùng phát trong đêm tại nhà máy lọc dầu Tuapse của Nga sau làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái. Hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của vụ viẹc này.
Về phía cung, các nhà đầu tư tập trung chờ đợi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 1/6.
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết: “Với giá dầu thô Brent dao động dưới 90 USD, một mức được Saudi Arabia và các nước khác âm thầm nhắm tới, cuộc họp OPEC+ sắp tới có thể sẽ dẫn đến việc kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng như đang thực hiện”.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 2 liên tiếp, bạc cao nhất 11 năm
Giá vàng tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ các biện pháp kích thích kinh tế mới của Trung Quốc và kỳ vọng về việc Mỹ sắp cắt giảm lãi suất. Bạc cũng tỏa sáng khi giá tăng vượt 30 USD đạt mức cao nhất trong vòng 11 năm.
Phiên thứ Sáu, giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên 2.412,83 USD/ounce, không xa mức cao nhất mọi thời đại, là 2.431,29 USD đạt được vào ngày 12/4/2024.
Giá vàng kỳ hạn tham chiếu tăng 1,3% lên 2417,40 USD/ounce.
Bart Melek, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa của TD Securities, cho biết: “Vàng đang tăng bất chấp đồng đô la và lợi suất tăng. Tôi nghĩ trong trường hợp này, sự kích thích của Trung Quốc đã giúp ích vì chúng ta cũng thấy các kim loại (cơ bản) khác hoạt động rất tốt”.
Thị trường vàng tăng giá mạnh sau khi Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại công nghiệp và vàng hàng đầu thế giới, vừa công bố các bước đi "lịch sử" nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.
Giá vàng hợp đồng tham chiếu trên sàn London kết thúc tuần ở mức cao kỷ lục 2402,60 USD/ounce, Hiệp hội Thị trường Vàng thỏi London (LBMA) cho biết.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng 2%.
Ông Melek nói: “Vàng đang phản ứng với ý tưởng rằng lạm phát ở Mỹ có thể đã được kiểm soát…”. Các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 2/4 điểm trong năm nay, trong đó tháng 11 là thời điểm có khả năng xảy ra nhất.
Lãi suất hạ xuống thường có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng thỏi phi lợi nhuận.
Đáng chú ý, giá bạc trong phiên thứ Sáu đã vượt ngưỡng 30 USD và đạt mức cao nhất 11 năm.
Hợp đồng bạc giao ngay phiên này tăng 4,8% lên 31,02 USD/ounce. Lần gần đây nhất giá bạc vượt qua mức 30 USD là đầu năm 2021, nhưng lần đóng cửa trên ngưỡng này gần đây nhất cách đây hơn một thập kỷ.
Ông Melek nói: “Bất cứ khi nào chúng ta nói về việc kích thích của Trung Quốc, đó là điều tích cực cho thị trường bạch kim”.
Giá bạch kim phiên thứ Sáu tăng 2,3% lên 1.081,37 USD, sau khi đạt mức cao nhất trong một năm vào thứ Năm. Kim loại này đã tăng 9% trong tuần này do thị trường tiếp tục thiếu cung. Giá palladium tăng 1,2% lên 1.007 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt tăng, đồng cao nhất hơn 2 năm, nickel cao nhất 9 tháng
Phiên cuối tuần, giá niken tăng lên mức cao nhất 9 tháng do tình trạng bất ổn tại nhà sản xuất niken lớn New Caledonia, trong khi đồng tăng lên mức cao nhất 26 tháng sau khi Trung Quốc công bố chương trình hỗ trợ mới cho lĩnh vực bất động sản.
Giá niken kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên này tăng 5,2% lên 20.820 USD/tấn sau khi chạm 21.365 USD, cao nhất kể từ tháng 8/2023.
Nhà phân tích Dan Smith cho biết giá niken và đồng có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn khi các nhà đầu cơ tiếp tục mua vào, nhưng triển vọng cung-cầu cuối cùng sẽ dẫn đến sự điều chỉnh, đặc biệt là niken.
Ông nói: “Chúng tôi đã chứng kiến một số đợt tăng giá kỳ lạ theo nghĩa là các nhà đầu tư dường như không quan tâm nhiều đến các yếu tố cơ bản”. “Chúng tôi hơi hoài nghi về việc xu hướng tăng giá niken có thể kéo dài bao xa. Bạn nhìn vào các kim loại cơ bản và loại có nguyên tắc cơ bản tồi tệ nhất là niken.”
“Nguồn cung từ New Caledonia đủ lớn để khiến mọi người phải chuyển động, nhưng nó không là gì so với Indonesia. Tăng trưởng nguồn cung từ Indonesia khá kinh ngạc và sẽ tràn ngập thị trường trong vòng 6 đến 12 tháng.”
Giá đồng kết thúc phiên thứ Sáu tăng 2,3% lên 10.662 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2022. Giá tăng sau khi Trung Quốc công bố các bước đi "lịch sử" nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, nơi chủ chốt tiêu thụ các kim loại công nghiệp.
Thông báo này được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu vào thứ Sáu, cho thấy sản lượng tại các nhà máy tốt hơn mong đợi, nhưng doanh số bán lẻ bất ngờ chậm lại và lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản đối với nền kinh tế.
Hợp đồng tương lai đồng tháng 5 trên sàn Comex của Mỹ đã phục hồi sau khi giảm trong phiên trước đó, tăng 3,2% lên 5,05 USD/lb., quay trở lại mức cao kỷ lục là 5,1775 USD đạt được vào thứ Tư.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME phiên thứ Sáu tăng 1,1% lên 2.614 USD/tấn, kẽm tăng 2,3% lên 3.027,50 USD, thiếc tăng 2,1% lên 34.445 USD trong khi chì giảm 0,5% xuống 2.283,50 USD.
Tính chung cả tuần, giá toàn bộ các kim loại cơ bản đều tăng.
Giá sắt thép cũng đang trong xu hướng tăng, với quặng sắt đạt mức cao nhất hơn 1 tuần, tính chung cả tuần tăng nhờ tiêu thụ hồi phục và triển vọng nhu cầu tăng ở Trung Quốc sau chương trình kích thích lĩnh vực bất động sản.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) kết thúc phiên thứ Sáu tăng hơn 2,18% đạt 891,5 nhân dân tệ (123,47 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 8/5. Tính chung cả tuần giá tăng 2,8%.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2024 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,37% lên 118,15 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 8/5. Giá đã tăng 1,8% trong tuần này.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép thanh vằn tăng 1,34%, thép cuộn cán nóng tăng 0,97%, thanh thép tăng 1,16% và thép không gỉ tăng 1,84%.
Dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy, nhu cầu quặng trong ngắn hạn vẫn ổn định với sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày của các nhà sản xuất thép được khảo sát tăng 1% so với tuần trước lên 2,37 triệu tấn tính đến ngày 17 tháng 5, cao nhất kể từ tháng 11 năm 2023.
Tâm lý nhà đầu tư được củng cố cũng là tin Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua “một số” căn hộ, nới lỏng các quy định thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để giao những ngôi nhà chưa hoàn thiện. Động thái này diễn ra sau khi một loạt dữ liệu trong lĩnh vực bất động sản được công bố cho thấy nhu cầu vẫn yếu.
Đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2024 đã giảm 9,8% so với một năm trước đó sau khi giảm 9,5% trong quý I. Ngoài ra, giá nhà mới của Trung Quốc đã giảm với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn chín năm vào tháng Tư.
Dữ liệu cho thấy sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 2,6% so với tháng trước và giảm 7,2% so với năm trước xuống còn 85,94 triệu tấn. Tổng sản lượng thép thô trong 4 tháng đầu năm giảm 3% xuống còn 343,67 triệu tấn.
Nông sản: Giá cao su và cà phê tăng trong tuần, ngũ cốc và đường giảm
Giá lúa mì Mỹ giảm trong phiên cuối tuần do triển vọng vụ mùa ở Mỹ tiến triển tốt. Giá ngô phiên này cũng giảm trong khi đậu tương tăng tiếp do dự báo mưa nhiều hơn ở miền nam Brazil làm dấy lên lo ngại về thiệt hại mùa màng do lũ lụt.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá lúa mì kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago giảm 12 US cent xuống 6,51-1/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm khoảng 1,9% do thị trường lùi bước sau khi đạt mức cao nhất 10 tháng vào thứ Tư - khi lo ngại về thời tiết mùa vụ kém ở Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
Giá ngô kỳ hạn tháng 7 kết thúc giảm 4,5 cent ở mức 4,52-1/2 USD/bushel, trong khi đậu tương kỳ hạn tháng 7 tăng 11-3/4 cent lên 12,28 USD/bushel.
Giá đường thô phiên thứ Sáu giảm trở lại mức thấp nhất trong 18 tháng, với hợp đồng giao tháng 7 giảm 0,2 cent, tương đương 1,1%, xuống 18,13 cent/lb sau khi giảm xuống mức thấp nhất 18 tháng là 17,95 cent vào thứ Năm. Tính chung cả tuần giá giảm 6%. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,3% xuống 534,70 USD/tấn.
Tập đoàn ngành đường Brazil UNICA hôm thứ Tư báo cáo rằng sản lượng đường ở khu vực Trung Nam nước này đạt tổng cộng 1,84 triệu tấn trong nửa cuối tháng 4, tăng 84,25% so với cùng kỳ năm trước. Nông dân Đức đã tăng diện tích gieo trồng củ cải đường vụ mùa 2024/25 mới thêm 6,5% lên 421.600 ha.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 98 USD, tương đương 2,9%, lên 3.518 USD/tấn. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 4,4% lên 2,066 USD/lb.
Các đại lý lưu ý thị trường đã bắt đầu phục hồi sau khi giảm mạnh vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới - Việt Nam - nhận được những cơn mưa rất cần thiết.
USDA dự báo sản lượng cà phê ở ba nước trồng quan trọng ở Trung Mỹ hầu hết sẽ ổn định khi khu vực này phải đối mặt với khủng hoảng thời tiết và thiếu lao động.
Giá cao trên thị trường Nhật Bản tăng cả 5 phiên trong tuần này, sau khi giá cao su physical tăng ở Thái Lan do lo ngại thời tiết bất lợi và giá dầu tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2024 tại sở giao dịch Osaka tăng 5,3 yên, tương đương 1,64%, lên 327,8 yên (2,10 USD)/kg. Tính chung cả tuần giá tăng hơn 7%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2024 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 150 nhân dân tệ, tương đương 1,03%, lên 14.720 nhân dân tệ (2.037,17 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tại SICOM Singapore giao tháng 6 chốt phiên ở mức 169 US cent/kg, giảm 0,2%.
Giá cao su tấm hun khói xuất khẩu (RSS3) của Thái Lan đạt mức cao nhất gần một tháng ở mức 86,29 baht (2,38 USD)/kg.
Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo về "điều kiện thời tiết khắc nghiệt", "mưa lớn đến rất to" và "lũ quét" ở vùng thượng Thái Lan từ ngày 17-22/5.
Diễn biến giá hàng hóa:
|
ĐVT
|
Giá 10/5
|
Giá 17/5
|
17/5 so với 16/5
|
17/5 so với 16/5 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
78,26
|
80,06
|
+0,83
|
+1,05%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
82,79
|
83,98
|
+0,71
|
+0,85%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
249,97
|
257,42
|
+3,64
|
+1,43%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,25
|
2,63
|
+0,13
|
+5,25%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
243,44
|
248,63
|
+4,26
|
+1,74%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.375,00
|
2.417,40
|
+31,90
|
+1,34%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.360,50
|
2.415,22
|
+38,36
|
+1,61%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
28,51
|
31,26
|
+1,38
|
+4,63%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
997,63
|
1.085,41
|
+22,30
|
+2,10%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
466,25
|
505,00
|
+17,30
|
+3,55%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
10.004,00
|
10.668,00
|
+244,00
|
+2,34%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.529,50
|
2.612,00
|
+25,50
|
+0,99%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.930,50
|
3.031,00
|
+71,00
|
+2,40%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
32.093,00
|
34.251,00
|
+522,00
|
+1,55%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
469,75
|
452,50
|
-4,50
|
-0,98%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
663,50
|
651,25
|
-12,00
|
-1,81%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
410,75
|
365,00
|
-21,00
|
-5,44%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
19,36
|
18,76
|
-0,34
|
-1,81%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.219,00
|
1.228,00
|
+11,75
|
+0,97%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
371,90
|
368,80
|
+1,10
|
+0,30%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
44,44
|
45,27
|
+0,75
|
+1,68%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
663,60
|
661,10
|
+9,60
|
+1,47%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
8.891,00
|
7.348,00
|
-45,00
|
-0,61%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
201,15
|
206,60
|
+8,70
|
+4,40%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,30
|
18,13
|
-0,20
|
-1,09%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
394,20
|
448,45
|
+9,95
|
+2,27%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
77,31
|
75,89
|
-0,35
|
-0,46%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
162,60
|
169,90
|
-0,70
|
-0,41%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC/Vinanet (Theo Reuters, Bloomberg)