menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần tới 10/5: Gía nhiều mặt hàng tăng, ngoại trừ dầu Brent

10:00 11/05/2024

Tuần gia, giá dầu Brent giảm trong khi dầu WTI tăng. Giá các nông sản nhìn chung cũng tăng.
 
Năng lượng: Giá dầu Brent giảm trong tuần, dầu WTI tăng
Phiên cuối tuần, giá dầu giảm gần 1 USD/thùng do bình luận từ các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ cho thấy lãi suất sẽ duy trì ở cao trong thời gian dài hơn dự kiến có thể cản trở nhu cầu từ những thị trường tiêu dùng dầu thô lớn nhất thế giới. Đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực lên giá.
Kết thúc phiên, dầu Brent kỳ hạn tương lai n giảm 1,09 USD, tương đương 1,3% xuống 82,79 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,09 USD, tương đương 1,3% xuống 78,26 USD/thùng,
Tính chung cả tuần, dầu Brent ghi nhận mức giảm 0,2%. Trái lại, dầu WTI ghi nhận mức tăng 0,2%.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Dallas Lorie Logan hôm thứ Sáu cho biết vẫn chưa rõ liệu chính sách tiền tệ có đủ chặt chẽ để giảm lạm phát xuống mục tiêu của ngân hàng trung ương Mỹ (2%) hay không. Lãi suất cao thường làm chậm hoạt động kinh tế và làm suy yếu nhu cầu dầu mỏ.
Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cũng nói với Reuters rằng ông nghĩ lạm phát có thể chậm lại theo chính sách tiền tệ hiện tại, cho phép ngân hàng trung ương bắt đầu giảm lãi suất chính sách vào năm 2024 - mặc dù có lẽ chỉ giảm 1/4 điểm phần trăm và phải đến những tháng cuối cùng của năm mới bắt đầu giảm.
Chuyên gia John Kilduff của Again Capital, cho biết: “Hai diễn giả của Fed dường như chắc chắn đã cản trở triển vọng cắt giảm lãi suất”.
Đồng đô la Mỹ mạnh lên sau bình luận của các quan chức Fed, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác. Lãi suất của Mỹ cao trong thời gian dài cũng có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Nhà phân tích Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates cho biết giá dầu cũng chịu áp lực từ lượng nhiên liệu tồn kho ngày càng tăng của Mỹ mặc dù mùa lái xe (mùa hè) nhu cầu thường sôi động đang đến gần.
Ông Ritterbusch cho biết: “Với việc giá giảm trong tháng qua và xu hướng nhu cầu xăng và dầu diesel của Mỹ yếu hơn dự kiến, có thể xuất hiện sự điều chỉnh giảm nhu cầu dầu”.
Tuần tới, dữ liệu lạm phát của Mỹ có thể ảnh hưởng đến quyết định của Fed về lãi suất.
Thị trường dầu ít được hỗ trợ từ số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, vốn là một chỉ số về nguồn cung tương lai, bất chấp dữ liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu giảm 3 giàn xuống 496 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 11.
Trong khi đó, các nhà quản lý tiền tệ đã cắt giảm vị thế mua ròng hợp đồng tương lai và quyền chọn dầu thô Mỹ trong tuần tính đến ngày 7 tháng 5 đồng xuống còn 82.697, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai của Mỹ cho biết.
Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều dầu hơn trong tháng 4 so với cùng tháng năm ngoái cũng giúp hạn chế đà giảm của giá dầu. Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm trong tháng trước.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu dường như ngày càng có nhiều khả năng bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Tại châu Âu, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã khiến một nhà máy lọc dầu ở vùng Kaluga của Nga bốc cháy, hãng thông tấn nhà nước RIA đưa tin hôm thứ Sáu. Trong khi đó, xung đột ở Trung Đông cũng tiếp diễn.
Kim loại quý: Giá vàng tuần này tăng mạnh nhất 5 tuần
Giá vàng vừa trải qua tuần tăng mạnh nhất trong vòng 5 tuần do dữ liệu việc làm mà Mỹ vừa công bố yếu hơn dự kiến, làm dấy lên kỳ vọng Fed sẽ xem xét sớm điều chỉnh lãi suất.
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay kết thúc tăng 1% lên 2.369,49 USD/ounce; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 tăng 1,5% lên 2.375,00 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay phiên này giảm 0,2% xuống 28,27 USD mỗi ounce, trong khi bạch kim tăng 1,9% lên 997,40 USD mỗi ounce và palladium tăng 1,1% lên 977,75 USD mỗi ounce.
Vàng đã tăng hơn 1% vào thứ Năm sau khi dữ liệu cho thấy số lượng yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ tăng lớn hơn dự kiến.Phillip Streible, chiến lược gia trưởng về thị trường của Blue Line Futures cho biết, số liệu việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ công bố tuần trước và số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần này đang hỗ trợ giá vàng. Ông nói: “Những lo ngại về tình hình việc làm thường là vết nứt đầu tiên của nền kinh tế và có thể thúc đẩy đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed”.
Thị trường tài chính kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu nới lỏng lãi suất vào tháng 9. Lãi suất tiền tệ đi xuống thường có xu hướng làm tăng sức hấp dẫn của vàng thỏi, mặt hàng không mang lại lãi suất.
Các nhà đầu tư hiện đang mong chờ dữ liệu chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ vào tuần tới, cả hai đều có thể tác động đáng kể đến giá vàng và bạc.
Jim Wyckoff, nhà phân tích thị trường cấp cao của Kitco, cho biết: “Nếu chúng ta nhận được dữ liệu lạm phát nóng hoặc thậm chí lạm phát ấm vào tuần tới, điều đó sẽ dội một gáo nước lạnh vào mọi quan điểm cho rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 9”.
Trong khi đó, giá vàng trong nước gần kỷ lục đã cản trở nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, trong dịp lễ hội quan trọng.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm và quặng sắt giảm trong tuần, các kim loại khác đều tăng
Trong tuần qua, giá nhôm giảm trog khi các kim loại cơ bản khác tăng.
Giá đồng tăng vào thứ Sáu khi các thương nhân chạy đua để nắm bắt các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá khi khoảng cách giữa giá ở Chicago, London và Thượng Hải ngày càng tăng.
Giá đồng kỳ hạn ba tháng chuẩn trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) kết thúc phiên tăng 1% lên 10.003 USD/tấn. Tính từ đầu năm đến nay, giá tăng 16%.
Nhưng con số đó vẫn tụt hậu so với mức tăng ấn tượng 21% trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Comex), cho phép các nhà sản xuất và thương mại kiếm lợi nhuận bằng cách bán sang thị trường Mỹ.
Châu Mỹ Latinh, nơi có các nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, có lợi thế nằm gần Mỹ và được miễn thuế nhập khẩu đồng của Mỹ.
Một số nhà sản xuất trong khu vực đã có thể gia tăng xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ, tuy nhiên những hạn chế về hậu cần có thể hạn chế số lượng.
Một nhà sản xuất nói với Reuters: “Các thương nhân sẵn sàng trả mức chênh lệch lên tới 300 USD/tấn cho lô hàng kỳ hạn tháng 5 tới Vịnh Mỹ, nhưng không còn chỗ vận chuyển nữa”.
Sự phục hồi giá đồng ở Chicago cũng đã vượt qua ở Thượng Hải. Hợp đồng đồng kỳ hạn 1 tháng - được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) - đã tăng 15% trong năm nay.
Một thương nhân cho biết một số người đang tìm cách tái xuất khẩu đồng dự trữ ra khỏi Trung Quốc để thu được một số lợi nhuận chênh lệch giá. “Các thương nhân Trung Quốc đã bán đồng nhập khẩu kể từ tuần trước, đặc biệt là các nhãn hiệu có thể giao cho Comex.”
Đối với các kim loại khác, giá nhôm giảm vào thứ Sáu sau khi dữ liệu LME cho thấy tồn kho tăng 88%.
Hợp đồng nhôm kỳ hạn 3 tháng - được giao dịch nhiều nhất đã - giảm xuống còn 2.527,5 USD/tấn sau khi dữ liệu tồn kho được công bố vào buổi sáng thứ Sáu, kết thúc phiên vẫn giảm 1,3% và chốt ở 2.529,50 USD.
Tồn kho nhôm trong các kho được sàn LME phê duyệt đã tăng 424.000 tấn lên 903.850 tấn vào thứ Năm, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2022.
Trong khi hàng tồn kho tăng thường có nghĩa là nguồn cung thoải mái và có thể đẩy giá xuống đáng kể, nhôm có thể là một ngoại lệ khi các thương nhân và nhà kho đang tìm kiếm các phương tiện mới để kiếm lợi từ sự thay đổi quy tắc sau lệnh trừng phạt của LME đối với kim loại Nga vào tháng trước.
Giá kẽm phiên thứ Sáu tăng 0,8% lên 2.933 USD/tấn, chì giảm 0,2% xuống 2.229 USD, thiếc giảm 1,4% xuống 32.130 USD và niken tăng 0,3% lên 19.080 USD.
Đối vói nhóm sắt thép, giá quặng sắt kỳ hạn tương lai phiên cuối tuần giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần do lượng tồn kho lớn tại các cảng Trung Quốc và thận trọng về triển vọng nhu cầu, nhưng các biện pháp hỗ trợ tài sản ở Trung Quốc đã ngăn giá giảm mạnh.
Trong phiên cuối tuần, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc giảm 1,6% xuống 857 nhân dân tệ (118,62 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 24 tháng 4. Tuy nhiên, hợp đồng này đã phục hồi và đóng cửa tăng 0,3% ở mức 873,50 nhân dân tệ.
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,7%.
Trong quý I năm nay, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên đã giảm 20%, mức giảm lớn nhất kể từ quý 3 năm 2021. Nhưng giá đã phục hồi 16% từ đầu quý 2 đến nay.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore phiên thứ Sáu tăng 0,3% lên 116 USD/tấn.
Giá thép cây phiên này giảm 0,3% xuống 3.662 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,1% xuống 3.806 nhân dân tệ, thép thanh giảm 0,9% xuống 3.849 nhân dân tệ, trong khi thép không gỉ tăng 0,9% lên 14.290 nhân dân tệ.
Các nhà phân tích và người tham gia thị trường được Reuters phỏng vấn dự kiến nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc năm nay sẽ tăng lên mức cao nhất mọi thời đại nhờ nhu cầu trong nước phục hồi và xuất khẩu từ Ấn Độ và Ukraine.
Nông sản: Giá tăng nhẹ trong tuần
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng vào thứ Sáu sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến lượng dự trữ ngũ cốc của Mỹ thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
Giá đậu tương tăng theo sau giá ngô tăng do lo ngại về thiệt hại thời tiết đối với vụ mùa ở Brazil. Giá lúa mì kỳ hạn tăng lên mức cao nhất mới trong 9 tháng do các vùng trồng lúa mì ở Nga lại phải hứng chịu một đêm sương giá khác.
Trên Sàn Thương mại Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7 tăng 11-1/4 cent lên 4,67-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 9-1/4 cent lên 12,17-3/4 USD/bushel.
Và lúa mì giao tháng 7 tăng 20-3/4 cent 6,58-1/4 USD vào cuối phiên, sau khi trong phiên khi leo lên mức cao nhất trong 9 tháng là 6,60-3/4 USD, mứccao nhất đối với hợp đồng hoạt động tích cực nhất kể từ ngày 8 tháng 8.
Tính chung cả tuần, cả 3 nông sản này đều tăng giá nhẹ.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 phiên thứ Sáu giảm 0,28 cent, tương đương 1,4%, ở mức 19,30 cent/lb. Tính chung cả tuần, giá tăng nhẹ (0,1%). Đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn London giảm 0,7% xuống 571,80 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường bị mắc kẹt giữa mức hỗ trợ vững chắc - khoảng 19 US cent - và mức kháng cự ở - 20 US cent, nhưng họ nói thêm rằng tốc độ thu hoạch sớm sớm của Brazil đang gây thêm áp lực.
Một cuộc khảo sát của S&P Global Commodity Insights cho thấy sản lượng mía Trung-Nam của Brazil vào cuối tháng 4 đã tăng 54%, trong khi sản lượng đường dự kiến sẽ tăng 73%.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết thị trường đường toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro về nguồn cung, chẳng hạn như thiếu mưa và tắc nghẽn cảng ở nước xuất khẩu hàng đầu Brazil, có thể phá hủy trạng thái cân bằng hiện tại với lượng tồn kho thấp làm giảm khả năng phục hồi của nước này.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 7 vững ở mức 3.440 USD/tấn, tính chung cả tuần giảm 3%. Cà phê arabica tháng 7 gần như không thay đổi, ở mức 2,0115 USD/lb.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay đạt 737.797 tấn, tăng 2,8% so với một năm trước đó, dữ liệu hải quan của chính phủ cho thấy hôm thứ Sáu.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu Brazil Cecafe sẽ công bố dữ liệu xuất khẩu tháng 4 vào thứ Hai.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm 1% vào thứ Sáu do lo ngại về tình hình địa chính trị liên quan đến Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ cao su chủ chốt. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa giảm 3,1 yên, tương đương 1%, xuống 306,2 yên (1,97 USD)/kg.
Tính chung cả tuần, giá tăng 1,16% và kết thúc 5 tuần giảm liên tiếp.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 55 nhân dân tệ, kết thúc ở mức 14.130 nhân dân tệ (1.955,87 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su giao tháng 6 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 162,3 US cent/kg, giảm 0,61% so với phiên thứ Năm.
Những cơn mưa gần đây ở Thái Lan có thể "báo hiệu sự kết thúc của mùa đông" và giá cao su bình thường trở lại, Farah Miller, Giám đốc điều hành của Helixtap Technologies, một công ty dữ liệu độc lập tập trung vào cao su, cho biết.
Trong khi nguồn cung cuối cùng trở lại bình thường sau mùa đông, nhu cầu vẫn là yếu tố chính, trong đó Trung Quốc là chỉ báo hàng đầu.
Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá 3/5

Giá 10/5

10/5 so với 9/5

10/5 so với 9/5 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

78,11

78,26

-1,00

-1,26%

Dầu Brent

USD/thùng

82,96

82,79

-1,09

-1,30%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

255,51

249,97

-4,21

-1,66%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,14

2,25

-0,05

-2,13%

Dầu đốt

US cent/gallon

244,34

243,44

-4,32

-1,74%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.308,60

2.375,00

+34,70

+1,48%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.301,74

2.360,50

+14,17

+0,60%

Bạc (Comex)

USD/ounce

26,69

28,51

+0,14

+0,50%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

957,44

997,63

+13,16

+1,34%

Đồng (Comex)

US cent/lb

455,70

466,25

+7,75

+1,69%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.910,00

10.004,00

+99,50

+1,00%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.551,50

2.529,50

-32,00

-1,25%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.903,00

2.930,50

+21,00

+0,72%

Thiếc (LME)

USD/tấn

31.983,00

32.093,00

-491,00

-1,51%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

460,25

469,75

+13,25

+2,90%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

622,50

663,50

+26,00

+4,08%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

387,25

410,75

+9,00

+2,24%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,85

19,36

+0,57

+3,03%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.215,00

1.219,00

+10,50

+0,87%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

372,20

371,90

-1,00

-0,27%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

43,08

44,44

+1,80

+4,22%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

647,00

663,60

+12,30

+1,89%

Cacao (ICE)

USD/tấn

8.145,00

8.891,00

+196,00

+2,25%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

200,75

201,15

-0,30

-0,15%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

19,28

19,30

-0,28

-1,43%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

370,00

394,20

+11,20

+2,92%

Bông (ICE)

US cent/lb

78,06

77,31

-1,29

-1,64%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

161,90

162,60

-0,50

-0,31%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 
 

Nguồn:VITIC/Vinanet (Theo Reuters, Bloomberg)