menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần tới 30/8: Giá dầu, vàng giảm, nông sản trái chiều

11:00 31/08/2024

Tuần qua, giá dầu, vàng và các kim loại công nghiệp giảm. Trái lại, giá đường, cà phê… tăng khá mạnh.
 
Năng lượng: Giá dầu giảm trong tuần
Giá dầu giảm vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng nguồn cung dầu của OPEC+ bắt đầu tăng từ tháng 10 nhưng lại giảm hy vọng về việc Mỹ sẽ hạ mạnh lãi suất vào tháng tới, sau khi dữ liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Kết thúc phiên này, dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 1,14 USD, tương đương 1,43%, xuống 78,80 USD/thùng; dầu WTI của Mỹ giảm 2,36 USD, tương đương 3,11%, xuống còn 73,55 USD
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 0,3% trong khi dầu WTI giảm 1,7%. Trong tháng 8, dầu Brent giảm 2,4% và dầu WTI giảm 3,6%.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC+, sẽ tiến hành tăng sản lượng dầu theo kế hoạch từ tháng 10, vì tình trạng mất điện ở Libya và cam kết cắt giảm của một số thành viên sẽ bù đắp cho tình trạng sản xuất quá mức ở một số nơi khác.
Trong khi đó, các nhà đầu tư phản ứng với dữ liệu mới cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh vào tháng 7, cho thấy nền kinh tế vẫn vững chắc vào đầu quý 3, cản trở việc Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất nửa điểm phần trăm vào tháng tới. Lãi suất giảm có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Ở nơi khác, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Libya cho biết việc đóng cửa các mỏ dầu gần đây do xung đột giữa các phe phái đối địch ở phía đông và phía tây vẫn tiếp diễn đã khiến sản lượng dầu của nước này giảm khoảng 63%. Theo công ty tư vấn Rapidan Energy Group, sản lượng có thể giảm từ 900.000 đến 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) và kéo dài trong vài tuần.
Chính quyền ởmiền đông Libya đã tuyên bố đóng cửa tất cả các mỏ dầuvào thứ Hai, dừng sản xuất và xuất khẩu và đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần hai tuần vào ngày 26 tháng 8. "Thật thú vị khi thấy việc đóng cửa sản xuất dầu thô của Libya có tác động như vậy đến giá thị trường trong một ngày và hoàn toàn bị bỏ qua vào ngày hôm sau", Tim Snyder, nhà kinh tế trưởng tại Matador Economics cho biết.
"Với tôi, hiện tại có rất nhiều yếu tố tiêu cực trên thị trường kéo giá xuống", ông Snyder nói thêm.
Nguồn cung của Iraq cũng dự kiến sẽ giảm sau khi sản lượng của nước này vượt quá hạn ngạch OPEC+, một nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này cho Reuters biết vào thứ Năm. Iraq có kế hoạch giảm sản lượng dầu xuống còn từ 3,85 triệu đến 3,9 triệu thùng/ngày vào tháng tới.
Tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động trong tuần này không đổi so với tuần trước, ở mức 483, nhưng tính chung cả tháng 8 thì tăng 1 giàn.
Kim  loại quý: Giá vàng giảm nhẹ trong tuần
Phiên thứ Sáu, giá vàng giảm 1% do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng sau khi dữ liệu lạm phát của nước nàykhớp với kỳ vọng, nhưng tính chung cả tháng 8 tăng do kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 9.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 2.497,53 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 1,3% xuống 2.527,6 USD. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm nhẹ, 0,65%. Tuy nhiên, tính chung trong tháng 8, giá vàng tăng 2%, thời điểm đạt mức cao nhất mọi thời đại, là 2.531,60 USD, đạt được vào ngày 20 tháng 8.
Giá bạc giao ngay phiên này giảm 2,2% xuống 28,78 USD/ounce, bạch kim giảm 1,2% xuống 926,65 USD. Tính chung tháng 8, cả 2 kim loại này đều giảm.
Giá palladium giảm 1,7% trong phiên thứ Sáu, xuống 963,34 USD, nhưng tính chung trong tháng 8 tăng 4,3%.

Dữ liệu trước đó trong cùng ngày từ Bộ Thương mại cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ tăng 0,2% trong tháng 7, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế.

Dữ liệu PCE xác nhận lạm phát không còn là mối quan tâm chính của Fed nữa, vì họ đã chuyển trọng tâm chú ý sang tình trạng thất nghiệp, điều này càng xác nhận khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9, Alex Ebkarian, giám đốc điều hành tại Allegiance Gold cho biết.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang hướng đến báo cáo vè bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào tuần tới."Tuần tới sẽ củng cố khả năng chúng ta có cắt giảm lãi suất 50 hay 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 9 hay không", Phillip Streible, chiến lược gia thị trường chính tại Blue Line Futures cho biết.
Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch đã tăng nhẹ mức cược rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng tới lên 69%, trong khi khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản giảm xuống còn 31% sau báo cáo lạm phát.
Nhu cầu vàng vật chất ở những nước tiêu thụ hàng đầu châu Á vẫn ảm đạm vì hạn ngạch nhập khẩu mới không thể thúc đẩy nhu cầu của Trung Quốc.
Kim loại công nghiệp: Giá hầu hết giảm trong tuần
Giá đồng ổn định vào thứ Sáu do lạc quan về triển vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế và một số nhà đầu tư đặt cược rằng giá đã chạm đáy vào đầu tháng 8.
Trên Sàn giao dịch kim loại London, đồng kỳ hạn 3 tháng kết thúc phiên hầu như không thay đổi, ở mức 9.245 USD/tấn, sau khi tăng lên 9.382 USD vào đầu phiên. Đầu phiên, giá tăng sau khi có báo cáo cho biết Trung Quốc đang cân nhắc cho phép tái cấp vốn thế chấp cho chủ nhà lên tới 5,4 nghìn tỷ USD để giảm chi phí vay.
Đồng và các kim loại cơ bản khác đã thu hẹp mức tăng sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ củng cố kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng tới.
Điều đó đã đẩy chỉ số USD tăng, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của mình, một nguồn nhu cầu chính đối với kim loại công nghiệp.
Nhu cầu đồng vật chất ở Trung Quốc vẫn ảm đạm, nhưng thị trường kim loại Thượng Hải ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu dây và cáp đồng của Trung Quốc.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME phiên thứ Sáu giảm 0,4% xuống 2.447,50 USD/tấn, niken giảm 1,5% xuống 16.760 USD trong khi kẽm tăng 0,6% lên 2.895 USD và chì tăng 1,5% lên 2.065 USD. Thiếc ít thay đổi ở mức 32.350 USD.
Tính chung cả tuần, ngoại trừ kẽm, các kim loại cơ bản khác đều giảm nhẹ.
Về nhóm kim loại đen, giá quặng sắt giảm vào thứ Sáu do nhu cầu ngắn hạn liên tục giảm và lượng hàng tồn kho tăng tại quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc, nhưng tính chung cả tuần giá tăng, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã kết thúc phiên giảm 0,53% xuống còn 754 nhân dân tệ (106,33 USD)/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 10 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 1,03% xuống còn 101,15 USD/tấn, duy trì cao hơn nhiều so với mức tâm lý quan trọng là 100 USD trong năm phiên giao dịch liên tiếp.
Tuy nhiên, giá quặng sát trên cả 2 sàn đều tăng, trong đó giá trên sàn Đại Liên tăng 4% và trên sàn Singapore tăng 5%.
"Rủi ro vẫn nghiêng về phía giảm trong ngắn hạn; Xuất khẩu thép của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng khi căng thẳng gia tăng với các đối tác thương mại", các nhà phân tích của ANZ cho biết, đồng thời dự báo giá sẽ ở mức 90-100 USD/tấn trong thời gian còn lại của năm 2024.
Nippon Steel và các nhà sản xuất thép Nhật Bản khác đang thúc giục Tokyo xem xét hạn chế nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
"Nhiều yếu tố cùng nhau góp phần vào đợt phục hồi giá gần đây, bao gồm gia tăng kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất, nhu cầu tăng ở Trung Quốc khi mùa xây dựng cao điểm đang đến gần và việc tạm dừng thay thế công suất thép", Cao Ying, một nhà phân tích tại SDIC Essence Futures cho biết.
Sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày của các nhà sản xuất thép Trung Quốc được khảo sát đã giảm trong tuần thứ sáu liên tiếp, giảm 1,6% xuống còn khoảng 2,21 triệu tấn tính đến ngày 30 tháng 8, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.
Nông sản: Giá ngô giảm trong khi lúa mì và đậu tương tăng trong tuần
Giá lúa mì Mỹ tăng vào thứ Sáu và tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong vòng hơn ba tháng do hoạt động mua mạnh trong bối cảnh lo ngại về sản lượng giảm ở châu Âu. Giá đậu tương cũng tăng lên mức cao nhất trong ba tuần và ngô tăng nhẹ do nhu cầu tăng.
Kết thúc phiên, trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá lúa mì tăng 2-1/2 cent lên 5,51-1/4 USD/bushel; ngô tăng 4-1/2 cent lên 4,00-1/2 USD/bushel và đậu tương tăng 5-1/2 cent lên 9,98 USD/bushel, mức cao nhất kể từ ngày 9 tháng 8.
Tính chung cả tuần, giá ngô giảm trong khi lúa mì và đậu tương tăng.
Giá đường thô giảm vào thứ Sáu, mặc dù tính chung cả tuần tăng 5%, giữ vững ở mức gần cao nhất 6 tuần.
Kết thúc phiên này, đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,51 cent, hay 2,6%, xuống 19,38 cent/lb, lùi một chút so với mức cao nhất trong sáu tuần đạt được trong phiên trước, là 19,98 cent. Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,9% xuống còn 546,80 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường đã có một số hoạt động chốt lời sau đợt giá tăng mạnh gần đây, trong khi các nhà giao dịch vẫn đang cố gắng đánh giá đầy đủ thiệt hại do các vụ cháy gần đây ở Trung Nam Brazil gây ra.
"Thị trường đường toàn cầu ngày càng nhạy cảm với các diễn biến ở Brazil do những thách thức về sản lượng và hạn chế xuất khẩu ở Ấn Độ, và trong tuần qua, đà tăng của thị trường đã được thúc đẩy bởi những lo ngại về sản lượng của Brazil do các vụ cháy ở Sao Paulo gây ra", nhà phân tích BMI cho biết trong một lưu ý.
Tổ chức Đường quốc tế (ISO) hôm thứ Sáu, trong đánh giá đầu tiên về mùa vụ 2024/25, đã dự báo thị trường đường toàn cầu sẽ thiếu hụt 3,58 triệu tấn.
Giá cà phê robusta lập đỉnh cao mới trong 16 năm. Theo đó, robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 47 USD, tương đương 1%, lên 4.948 USD/tấn vào lúc đóng cửa phiên thứ Sáu, sau khi đạt đỉnh ở mức 5.180 USD, cao nhất trong ít nhất 16 năm. Tính chung cả tuần giá tăng 5%. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 1,4% xuống còn 2,4405 USD/lb.
Thị trường robusta vẫn được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn hẹp và lo ngại rằng đợt nắng nóng khắc nghiệt vào đầu năm nay có thể làm giảm quy mô vụ thu hoạch tiếp theo tại Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới.
"Chúng tôi nghĩ rằng thị trường (arabica) cuối cùng sẽ phá vỡ mốc 260", thương nhân Thiago Cazarini có trụ sở tại Brazil cho biết. "Rõ ràng là sức mua đã cạn kiệt, hoạt động chốt lời đã xuất hiện và việc trình làng 50.000 bao để phân loại hôm qua đã làm đảo lộn quan điểm của chúng tôi", ông cho biết.
Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ chín liên tiếp và ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất trong gần bốn năm, được thúc đẩy bởi tình trạng gián đoạn nguồn cung liên tục trong bối cảnh thời tiết ẩm ướt tại quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới - Thái Lan.
Hợp đồng cao su giao tháng 2 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên tăng 1,7 yên, tương đương 0,45%, lên 375,6 yên (2,59 USD)/kg.
Đầu phiên, hợp đồng đã đạt 380,3 yên, mức cao nhất kể từ ngày 8 tháng 8 năm 2011. Hợp đồng này đã tăng 7,59% trong cả tuần, mức cao nhất kể từ tháng 3 và tăng 19,2% trong tháng, mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2020.
Tuy nhiên, hợp đồng cao su tháng 1 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đã giảm 80 nhân dân tệ, tương đương 0,48%, đóng cửa ở mức 16.640 nhân dân tệ (2.346,70 USD)/tấn. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch SICOM của Sở giao dịch chứng khoán Singapore giảm 0,8% xuống179,5 US cent/kg.
Mặc dù mức độ nghiêm trọng của mưa và lũ lụt ở Thái Lan đã giảm bớt, nhưng những cơn mưa theo mùa dự kiến tiếp diễn sẽ làm gián đoạn việc thu hoạch và do đó, lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong mùa cao điểm thông thường dự kiến sẽ tiếp tục giữ giá ở mức cao, Jom Jacob, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích Ấn Độ What Next Rubber cho biết.
Tuy nhiên, ông Jacob cho biết thêm, giá cao su butadien giảm và sự thận trọng từ các nhà giao dịch đầu cơ – những người đang chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ và dữ liệu PMI sản xuất của Trung Quốc - có thể ảnh hưởng đến hợp đồng cao su thiên nhiên kỳ hạn tương lai.
Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá 23/8

Giá 30/8

30/8 so với 29/8

30/8 so với 29/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

74,83

73,16

-0,39

-0,53%

Dầu Brent

USD/thùng

79,02

76,48

-0,45

-0,58%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

228,51

207,16

-2,16

-1,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,02

2,18

+0,05

+2,40%

Dầu đốt

US cent/gallon

229,97

227,07

-0,76

-0,33%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.546,30

2.535,40

+7,80

+0,31%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.512,59

2.501,84

-1,55

-0,06%

Bạc (Comex)

USD/ounce

30,26

29,19

+0,04

+0,14%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

965,62

929,55

-0,24

-0,03%

Đồng (Comex)

US cent/lb

424,50

421,10

-0,05

-0,01%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.288,50

9.235,00

-9,00

-0,10%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.542,00

2.447,00

-10,50

-0,43%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.912,00

2.897,00

+19,00

+0,66%

Thiếc (LME)

USD/tấn

32.912,00

32.346,00

+1,00

+0,00%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

391,00

401,00

+5,00

+1,26%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

528,00

551,50

+2,75

+0,50%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

310,00

338,00

+5,00

+1,50%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

15,04

14,79

-0,06

-0,44%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

973,00

1.000,00

+7,50

+0,76%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

304,50

313,00

+2,10

+0,68%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

40,38

42,01

-0,12

-0,28%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

584,80

614,70

-4,80

-0,77%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.811,00

7.671,00

+58,00

+0,76%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

247,30

244,05

-3,55

-1,43%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

18,39

19,38

-0,51

-2,56%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

481,75

460,30

+0,10

+0,02%

Bông (ICE)

US cent/lb

70,91

69,99

+0,07

+0,10%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

179,90

182,30

-1,40

-0,76%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn:VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)