Năng lượng: Giá dầu tăng do tác động kéo dài của Bão Francine đối với sản lượng tại Vịnh Mexico của Mỹ, mặc dù vẫn còn đó lo ngại về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần này sẽ quyết định về lãi suất.
Kết thúc phiên, dầu thô Brent kỳ hạn cho tháng 11 tăng 1,14 USD, tương đương 1,59%, lên 72,75 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 10 tăng 1,44 USD, hay 2,1%, lên 70,09 USD/thùng.
"Vẫn còn những hoàn lưu của cơn bão", Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu tại Kpler cho biết. "Tác động này chủ yếu ở phía sản xuất hơn là lọc dầu. Do đó, giá có xu hướng tăng một chút".
Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ (BSEE) hôm thứ Hai cho biết hơn 12% sản lượng dầu thô và 16% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico của Mỹ vẫn ngừng hoạt động sau cơn bão Francine.
Tuy nhiên, nhìn chung, thị trường vẫn thận trọng trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư. Các nhà giao dịch ngày càng đặt cược vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (bps) thay vì 25 bps, theo công cụ CME FedWatch. Lãi suất giảm thường làm giảm chi phí vay, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế và nâng cao nhu cầu về dầu.
"Việc Fed cắt giảm lãi suất 0,25% có thể làm gia tăng mối lo ngại của các nhà giao dịch về tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu", Clay Seigle, một chiến lược gia thị trường dầu mỏ, cho biết. Theo ông, thị trường có thể chứng kiến những xu hướng xung đột nếu Fed cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn.
"Những người đầu cơ giá lên sẽ cảm thấy tự tin hơn về nhu cầu dầu phục hồi và nền kinh tế hạ cánh nhẹ nhàng, trong khi những người đầu cơ giá xuống đẩy chênh lệch giá vào ‘contango’sẽ hoan nghênh việc giảm chi phí vận chuyển vật chất", Seigle cho biết (Contango là khi các hợp đồng kỳ hạn gần rẻ hơn kỳ hạn xa).
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc không như kỳ vọng đã làm tâm lý thị trường kém đi, với triển vọng tăng trưởng thấp trong thời gian dài ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới làm gia tăng những nghi ngờ về nhu cầu dầu, chiến lược gia thị trường Yeap Jun Rong của IG cho biết.
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã chậm lại ở mức thấp nhất trong năm tháng vào tháng 8 trong khi doanh số bán lẻ và giá nhà mới tiếp tục giảm. Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc cũng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do nhu cầu nhiên liệu yếu.
Kim loại quý: Giá vàng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do USD yếu đi và triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ hạ mạnh lãi suất tại cuộc họp chính sách của mình trong tuần này.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,2% lên 2.581,37 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao kỷ lục, 2.589,59 USD. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 giảm 0,1% xuống còn 2.608,90 USD.
Chỉ số USD giảm 0,3%, khiến vàng thỏi hấp dẫn hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
"Thị trường đang ngày càng tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản. Đó là lý do tại sao giá vàng kỳ hạn tương lai lại cao như vậy và tôi nghĩ rằng giá vàng sẽ giảm nếu Fed chỉ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản", Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures cho biết.
Trọng tâm chú ý của thị trường trong tuần này là quyết định về lãi suất của Fed, sẽ được công bố vào thứ Tư. Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch kỳ vọng 61% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Peter A. Grant, phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals, cho biết nỗ lực mới nhất nhằm vào cựu tổng thống Trump đã tạo ra một số bất ổn chính trị - có xu hướng tích cực đối với vàng. FBI cho biết ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump là mục tiêu của một vụ ám sát thứ hai vào Chủ Nhật. Vàng thỏi được coi là một tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế. Vàng cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường lãi suất thấp vì lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ vàng.
"Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi các khoản đầu tư chiến lược vào vàng sẽ đẩy giá tăng lên. Việc cắt giảm 100 điểm cơ bản có thể chứng kiến dòng tiền ròng tương đương từ 200–250 (tấn vàng) cho quỹ giao dịch trao đổi (ETF) trong những tháng tới", các nhà phân tích của ANZ cho biết, và thêm rằng: "Chúng tôi kỳ vọng giá vàng sẽ tiến tới 2.700 USD trong ngắn hạn và đạt mức cao là 2.900 USD vào cuối năm 2025".
Giá bạc giao ngay kết thúc phiên tăng 0,3% lên 30,74 USD/ounce; bạch kim giảm 1,2% xuống 983,21 USD và palladium tăng 0,5% lên 1.073,95 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm tăng vượt các ngưỡng kháng cự quan trọng vào thứ Hai, được hỗ trợ bởi lượng hàng tồn kho thấp hơn, đồng USD yếu và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ hạ mạnh lãi suất trong kỳ họp tuần này.
Nhôm kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 2% lên 2.518 USD/tấn. Mức tăng đã thu hẹp sau khi có thời điểm tăng 3% lên 2.545 USD, mức cao nhất kể từ ngày 28 tháng 8. Tuần trước, giá nhôm đã tăng 5,2% và hiện vẫn duy trì đà tăng. Giá đã phá vỡ mức trung bình động 100 ngày là 2.480 USD vào đầu phiên để tạo thêm động lực tăng. Giá cũng đã vượt qua mức trung bình 21 ngày, 50 ngày và 200 ngày.
Giá đã được thúc đẩy bởi nguồn cung nhôm đang giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tuần. Hàng tồn kho trong các kho đã đăng ký của LME đã giảm xuống còn 820.850 tấn, giảm 18% trong ba tháng qua.
Trong số các yếu tố vĩ mô, giá được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu xuống mức thấp nhất trong một năm so với đồng yên Nhật vào thứ Hai với dự đoán rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ lựa chọn mức cắt giảm 50 điểm cơ bản lớn hơn. Lãi suất giảm có thể gây áp lực lên đồng tiền Mỹ và khiến kim loại có giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Thị trường tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ nhôm lớn nhất, đóng cửa cho đến thứ Tư do ngày lễ. Dữ liệu cuối tuần cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc đã chậm lại ở mức thấp nhất trong năm tháng vào tháng 8, trong khi doanh số bán lẻ và giá nhà mới tiếp tục suy yếu.
Đối với các kim loại khác, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 0,9% lên 9.388 USD/tấn; chì vững ở mức 2.044 USD, thiếc tăng 0,4% lên 31.920 USD và niken tăng 2% lên 16.260 USD, kẽm tăng 1,3% lên 2.941,5 USD.
Nông sản: Giá lúa mì Mỹ giảm từ mức cao nhất 3 thángdo hoạt động bán chốt lời sau đợt tăng giá vào tuần trước bởi lo ngại về mùa màng ở châu Âu và căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine. Giá ngô và đậu tương cũng giảm do áp lực nguồn cung trong vụ thu hoạch, trong đó giá ngô còn bị ảnh hưởng bởi giá lúa mì giảm.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), lúa mì giảm 16-1/4 cent xuống còn 5,78-1/2 USD/bushel; ngô giảm 2-1/2 cent xuống còn 4,10-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 1-3/4 cent xuống còn 10,04-1/2 USD/bushel.
Giá cà phê giảm do hoạt động chốt lời sau khi hợp đồng đạt mức cao nhất trong nhiều năm do dự báo thời tiết ở Brazil - nước sản xuất arabica hàng đầu thế giới - xấu đi, trong khi lo ngại về thiệt hại do bão vẫn tiếp diễn ở Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu.
Cà phê arabica giao tháng 12 giảm 0,3% xuống 2,5855 USD/lb, đảo ngược hướng đi sau khi chạm mức cao nhất kể từ năm 2011 là 2,7180 USD lúc đầu phiên giao dịch. Giá cà phê arabica tăng hơn 10% vào tuần trước, với các đại lý lưu ý rằng các mô hình thời tiết đang chỉ ra rằng mưa rải rác từ nay đến cuối tháng. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 0,4% xuống còn 5.246 USD/tấn, sau khi đạt 5.486 USD, mức cao nhất kể từ khi hình thức hợp đồng hiện tại bắt đầu giao dịch cách đây 16 năm.
Theo các nhà phân tích của LSEG, rủi ro hạn hán vẫn tiếp diễn đối với các loại cây trồng của Brazil vì tình trạng khô và nóng trên diện rộng có thể sẽ quay trở lại sau khi những cơn mưa rải rác qua đi trong khoảng mười ngày nữa. Trong khi đó, thị trường lo ngại rằng Bão Yagi có thể đã khiến quả cà phê rơi ở Việt Nam, làm giảm chất lượng và làm gián đoạn hoạt động sấy. Thời tiết ở Việt Nam có thể ẩm ướt hơn bình thường trong vài tháng tới khi mô hình thời tiết La Nina dự kiến sẽ phát triển.
Giá cao su trên sàn Singapore tăng vào thứ Hai nhờ triển vọng nhu cầu tăng trên toàn cầu và giá dầu tăng, mặc dù dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu.
Hợp đồng cao su tháng 10 trên sàn giao dịch SICOM của Sở giao dịch Singapore tăng 1,8% lên 188,6 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
70,16
|
+0,07
|
+0,10%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
72,69
|
-0,06
|
-0,08%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
197,49
|
+0,67
|
+0,34%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,39
|
+0,02
|
+0,67%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
209,05
|
-0,63
|
-0,30%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.609,70
|
+0,80
|
+0,03%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.582,86
|
+0,41
|
+0,02%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
31,08
|
-0,06
|
-0,19%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
984,57
|
-2,99
|
-0,30%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
430,30
|
+2,95
|
+0,69%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.390,00
|
+82,00
|
+0,88%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.528,50
|
+57,50
|
+2,33%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.946,00
|
+41,50
|
+1,43%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
31.929,00
|
+124,00
|
+0,39%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
411,50
|
+0,75
|
+0,18%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
582,00
|
+3,50
|
+0,61%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
360,25
|
-3,00
|
-0,83%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
15,21
|
-0,09
|
-0,62%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.005,50
|
+1,00
|
+0,10%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
323,60
|
-0,20
|
-0,06%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
39,35
|
+0,24
|
+0,61%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
566,30
|
+1,60
|
+0,28%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
7.767,00
|
+72,00
|
+0,94%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
258,55
|
-0,90
|
-0,35%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,62
|
+0,03
|
+0,15%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
481,65
|
-1,45
|
-0,30%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
72,71
|
-0,11
|
-0,15%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
194,80
|
+4,50
|
+2,36%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)