menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG phiên 22/9: Giá hầu hết tăng

12:41 23/09/2022

Phiên giao dịch vừa qua, giá hầu hết các hàng hóa nguyên liệu tăng, ngoại trừ vàng.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng gần 1% trong bối cảnh thị trường tập trung lo ngại về nguồn cung dầu của Nga, giữa lúc nhu cầu của Trung Quốc phục hồi và Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất thấp hơn một số dự kiến.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent tăng 63 cent, tương đương 0,7% lên 90,46 USD vào cuối phiên, sau khi có lúc tăng hơn 2 USD; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 55 US cent, tương đương 0,7%, lên 83,49 USD, sau khi có thời điểm tăng hơn 3 USD.
Các chuyên gia nhận định rằng căng thẳng xung đột Nga - Ukraine có thể làm ảnh hưởng nặng nề thêm đối với nguồn cung dầu mỏ, đồng thời những hạn chế sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hỗ trợ cho giá dầu. Nhà phân tích hàng hóa Giovanni Staunovo tại ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết: “Xuất khẩu dầu thô của OPEC đã chững lại sau khi tăng mạnh vào đầu tháng này”.
Nhu cầu dầu thô ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đang phục hồi trở lại sau giai đoạn bị kìm hãm bởi các hạn chế nghiêm ngặt chống COVID-19.
Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản lên 2,25% và cho biết họ sẽ tiếp tục "phản ứng mạnh mẽ, khi cần thiết" đối với lạm phát.
Ngân hàng ING cho biết Anh đã tăng lãi suất thấp hơn mức thị trường dự đoán “bất chấp một số kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách của Anh có thể bị buộc phải thực hiện một động thái lớn hơn".
Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách 100 điểm cơ bản xuống 12%, khi hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đang đi theo hướng ngược lại.
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản hôm thứ Tư, các đợt tăng lãi suất cũng diễn ra dày đặc và nhanh chóng từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, ngân hàng Na Uy đến ngân hàng trung ương Indonesia, và Ngân hàng Dự trữ Nam Phi.
Việc tăng lãi suất để dập tắt lạm phát đã đè nặng lên cổ phiếu, vốn thường di chuyển song song với giá dầu. Lãi suất tăng cũng có thể hạn chế hoạt động kinh tế và nhu cầu về nhiên liệu.
Giá khí tự nhiên tai Mỹ giảm khoảng 9% xuống mức thấp nhất gần 10 tuần vào thứ Năm do lượng dự trữ lớn hơn dự kiến, sản lượng cao kỷ lục và dự báo thời tiết ôn hòa cho đến đầu tháng 10, sẽ cho phép các công ty tiếp tục tích trữ khí trong những tuần tới.
Khí đốt kỳ hạn tháng 10 trên thị trường Mỹ giảm 69,0 cent, tương đương 8,9% xuống 7,089 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh (mmBtu), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 15/7. Đây kllà mức giảm theo tỷ lệ phần trăm trong một ngày lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn 1 tháng kể từ tháng 6, khi giảm khoảng 17%.
Bất chấp sự sụt giảm gần đây, giá khí đốt kỳ hạn tương lai tại Mỹ vẫn tăng khoảng 92% từ đầu năm đến nay do giá ở châu Âu và châu Á tăng khiến nhu cầu xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh.
Tại Châu Âu, giá khí đốt được giao dịch quanh mức 54 USD/mmBtu, trong khi ở châu Á là 40 USD.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do USD và lợi suất trái phiếu Mỹ mạnh lên và lập trường chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm lu mờ triển vọng nhu cầu đối với vàng thỏi không sinh lợi.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.671,20 USD/ounce, sau khi có thời điểm giảm hơn 1%; trái lại, giá vàng giao sau tăng nhẹ 0,3% lên 1.681,10 USD.
Bob Haberkorn, chiến lược gia cấp cao về thị trường của RJO Futures cho biết: "Sự suy yếu của vàng đang đến bởi lợi suất trái phiếu Mỹ mạnh lên và đồng USD tăng nhẹ.
Chỉ số Dollar index tăng 0,5% làm cho vàng tính theo USD trở nên đắt hơn đối với người mua bằng các tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên mức cao nhất trong 11 năm.
"Nhìn chung, xu hướng chung đối với vàng sẽ là tiếp tục đi xuống khi Cục Dự trữ Liên bang rỏ rõ quyết tâm tăng lãi suất", Bart Melek, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của TD Securities cho biết.
Ông Melek cho rằng "động thái tăng nhẹ" của giá vàng trước đó trong phiên giao dịch tại Mỹ (giá vàng kỳ hạn) là do một số đợt giảm giá trước đó trong bối cảnh đồng USD hạ nhẹ". Với việc Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, ông Melek nói rằng "Điều đó cuối cùng sẽ khiến vàng ở mức dưới 1.600 đô la - có thể là trong tương lai không xa".
Về các kim loại khác, bạc giao ngay không đổi ở mức 19,58 USD/ounce, bạch kim giảm 0,8% xuống 900,68 USD, trong khi palladium tăng 0,6% lên 2.166,82 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm hồi phục do đồng USD yếu đi vào thời điểm sàn LME đóng vửa và kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc tăng nhờ các biện pháp kích thích kinh tế.
Kết thúc phiên, giá nhôm giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London đã tăng 1,2% lên 2,228 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong 18 tháng ở phiên trước đó.
Chỉ số Dollar index giảm sau khi Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1998, nhưng sau đó đã hồi phục chút ít.
Đồng USD yếu đi đã hỗ trợ hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh bằng cách làm cho chúng rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa thuộc WisdomTree ở London, cho biết: “Đồng USD yếu chắc chắn là hữu ích, câu hỏi đặt ra là có thể duy trì được bao lâu khi Fed quyết liệt tăng lãi suất”.
Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Tư tuyên bố sẽ giảm lạm phát, khi ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp và báo hiệu rằng chi phí đi vay sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
"Dữ liệu của Trung Quốc có thể mang lại một số hy vọng rằng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng của họ đang bắt đầu mang lại kết quả nào đó về nhu cầu cuối cùng đối với kim loại công nghiệp", Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa thuộc công ty WisdomTree ở London, cho biết
Thượng Hải hôm thứ Ba đã công bố khoản đầu tư trị giá 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng, quan tâm đến lời kêu gọi của các nhà hoạch định chính sách quốc gia nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngành xây dựng tiêu thụ một lượng lớn kim loại.
Shah cho biết thêm, tồn kho kim loại thấp trong lịch sử và việc ngừng hoạt động của các nhà máy luyện kim do giá điện cao cũng đang hỗ trợ thị trường, đặc biệt là nhôm sử dụng nhiều năng lượng.
Chi phí năng lượng cao đã buộc các nhà máy luyện nhôm ở châu Âu phải cắt giảm công suất sản xuất hàng năm 1,1 triệu tấn và một số nhà máy luyện của Trung Quốc phải đối mặt với việc phân bổ năng lượng.
Về các kim loại cơ bản khác, giá đồng trên sàn LME giảm 0,1% xuống 7.680 USD/tấn trong khi niken giảm 1,5% xuống 24.570 USD. Các loại còn lại tăng mạnh hơn, với kẽm tăng 0,6% lên 3,116,50 USD/tấn, chì tăng 1,2% lên 1,859,50 USD và thiếc tăng 1,6% lên 21,510 USD.
Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai trên thị trường Trung Quốc tăng trở lại từ mức thấp nhất trong hai tuần, được hỗ trợ bởi sản lượng thép tăng ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và kỳ vọng nhu cầu tăng đối với nguyên liệu sản xuất thép trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng của nước này.
Hy vọng về nhiều kích thích hơn để củng cố nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID của Trung Quốc cũng làm tăng thêm tâm trạng phấn khởi.
Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất, kỳ hạn tháng 1, trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch ở mức tăng 3,2% lên 718 nhân dân tệ (101,47 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 10 tăng 2,8% lên 98,35 USD/tấn.
Theo nhà cung cấp dữ liệu ngành Mysteel, sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc đã phục hồi hơn nữa trong 10 ngày giữa tháng 9, với khối lượng chạm mức cao nhất trong ba tháng là 2,89 triệu tấn. Sản lượng thép thô trung bình hàng ngày trong giai đoạn này tăng 25.900 tấn, tương đương 0,9% so với 10 ngày trước.
Mysteel cho rằng sản lượng tăng vào giữa tháng 9 chủ yếu là do một số nhà sản xuất thép lò cao nối lại hoạt động hoặc tăng đều đặn sản lượng sau khi cắt giảm sản lượng trước đó.
Các nhà phân tích cho biết các thương nhân và nhà máy thép dự kiến sẽ bổ sung lượng quặng sắt dự trữ của họ trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.
Giá thép cũng tăng trở lại sau những đợt giảm gần đây khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, ngân hàng cho vay chính sách lớn nhất của nước này, cho biết họ sẽ tăng số lượng các khoản vay cơ sở hạ tầng mà ngân hàng này cung cấp cho các chính quyền địa phương.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đều tăng 3%; thép không gỉ tăng 0,4%.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ đạt mức cao nhất trong hai tháng do nguy cơ xung đột sâu sắc ở Ukraine và thời tiết khô hạn ở các vùng trồng trọt của Argentina và Đồng bằng nước Mỹ Mỹ, các thương nhân cho biết. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 tăng 7 US cent lên 9,10-3/4 USD/bushel vào lúc kết thúc phiên giao dịch, sau khi có thời điểm đạt 9,22-1/2 USD, mức cao nhất kể từ ngày 11/7.
Giá ngô tăng theo lúa mì, trong khi đậu tương giảm. Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên tăng 2-3/4 cent lên 6,88-1/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giao tháng 11 giảm 4-1/4 cent xuống 14,57 USD/bushel.
Các nhà môi giới đang tập trung vào lo ngại về sự gián đoạn trở lại đối với hoạt động thương mại ngũ cốc ở Biển Đen.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 trên sàn ICE kết thúc phiên tăng 0,27%, tương đương 1,5%, lên18,49 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong bảy tuần là 17,50 cent vào thứ Hai. Giá đường trắng giao tháng 12 trên sàn London tăng 15,30 USD, tương đương 2,9% lên 536,90 USD/tấn.
Các đại lý cho biết mưa trên diện rộng khắp khu vực trung-nam của Brazil đã khiến hầu hết các nhà máy ngừng thu hoạch ngay từ bây giờ. Điều này sẽ làm chậm quá trình nghiền và ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong mía.
Giá cà phê arabica giao tháng 12 tăng 2,25 cent, tương đương 1,0%, lên 2,2355 USD/lb.
Ngân hàng Rabobank cho biết lượng mưa tại nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil - trong hai tuần tới dự kiến sẽ ở mức tốt, và kỳ vọng mùa mưa năm nay ở Brazil nói chung sẽ trở lại bình thường để hỗ trợ sự ra hoa của cây cà phê trong vụ mùa 2023/24.
Giá cà phê robusta giao tháng 11 tăng 12 USD, tương đương 0,5% lên 2.238 USD/tấn.
Giao dịch cà phê ở Việt Nam tiếp tục chững lại trong tuần này do thiếu hạt cà phê, các thương nhân đang chờ vụ mùa mới bắt đầu vào tháng sau, trong khi nguồn cung bắt đầu giảm ở Indonesia vào cuối vụ thu hoạch ở đó.
Giao dịch cà phê ở Việt Nam vẫn chững lại trong tuần này do thiếu hạt cà phê, các thương nhân đang chờ mùa vụ mới bắt đầu vào tháng sau, trong khi nguồn cung bắt đầu giảm ở Indonesia vào cuối vụ thu hoạch ở đó.
Nông dân ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, bán hạt cà phê ở mức 46.900-47.200 đồng (1,98-1,99 USD) một kg, giảm so với mức 47,000-48,200 đồng của tuần trước.
Các thương nhân tại Việt Nam chào giá cà phê robusta loại 2, 5% đen và vỡ, ở mức trừ lùi 200 đến 250 USD/tấn cho hợp đồng tháng 11.
Tại tỉnh Lampung của Indonesia, chiết khấu đối với hạt robusta Sumatra không thay đổi trong tuần này. Một nhà giao dịch đã giảm giá 140 cho hợp đồng tháng 11, trong khi một nhà giao dịch khác cung cấp mức chiết khấu 50- 60 USD cho hợp đồng tháng 10 và tháng 11.
Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản tăng vào thứ Năm, được hỗ trợ bởi giá cao su trên thị trường Thượng Hải mạnh và đồng yên giảm so với đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cam kết giữ thái độ “diều hâu” tới năm 2023 để kiềm chế lạm phát.
Hợp đồng cao su giao tháng 2 tại Sở giao dịch Osaka tăng 2,3 yên, tương đương 1,0%, lên 228,6 yên (1,57 USD)/kg. Trong tuần này, giá đã tăng 2%. Thị trường Nhật Bản sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Sáu.
Hợp đồng cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giao tháng 1, tăng 145 nhân dân tệ lên mức 13.205 nhân dân tệ (1.862 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 11 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,4% xuống 134,0 US cent/kg.
Đồng USD Mỹ được báo giá khoảng 145,72 yên, chạm mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 1998 và tăng hơn 1%. Đồng yên yếu hơn làm cho tài sản bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.
Sản lượng cao su của nước xuất khẩu hàng đầu Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo về mưa lớn tiếp tục và cảnh báo lũ lụt trên cả nước.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm thứ Năm đã quyết định giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi ngân hàng này đi ngược với làn sóng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu khi các ngân hàng trung ương đấu tranh để kiềm chế lạm phát tăng vọt.
Giá hàng hóa thế giới

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa