Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 1% từ mức thấp nhất 7 tháng ở phiên liền trước do hoạt động mua mang tính kỹ thuật và Nga cho biết sẽ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt cho một số khách hàng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,15 USD, tương đương 1,3%, lên 89,15 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,6 USD, tương đương 2%, lên 83,54 USD/thùng. Trong phiên trước đó, cả hai loại dầu đều giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất kể từ nửa cuối tháng 1/2022, đẩy dầu WTI vào vùng bán quá mức về mặt kỹ thuật lần đầu tiên trong một tháng.
Giá dầu tăng bất chấp tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng, thông tin Mỹ cân nhắc giải phóng thêm dầu thô từ nguồn dự trữ chiến lược, lo ngại các biện pháp hạn chế chống Covid-19 của Trung Quốc kéo dài và lãi suất toàn cầu tăng sẽ làm chậm hoạt động kinh tế và ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 9 triệu thùng trong tuần trước do sự kết hợp của việc nhập khẩu tăng và việc giải phóng liên tục từ các nguồn dự trữ khẩn cấp của chính phủ.
Mức tăng đó lớn hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích là 250.000 thùng như kết quả một cuộc thăm dò của Reuters và dữ liệu từ nhóm công nghiệp của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy – là tăng 3,6 triệu thùng.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Jennifer Granholm, cho biết chính quyền của Joe Biden đang cân nhắc nhu cầu giải phóng thêm dầu thô từ các kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia.
Các nhà phân tích của công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho biết: "Sự tiến bộ của ngày hôm nay ... được thúc đẩy chủ yếu bởi điều kiện kỹ thuật - bán quá mức cho phép – kết hợp với việc dự trữ dầu thô có vẻ giảm theo đánh giá của EIA".
Giá cũng được hỗ trợ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt nếu các khách hàng châu Âu áp đặt giới hạn giá.
Liên minh châu Âu đề xuất giới hạn giá khí đốt của Nga, làm tăng nguy cơ giảm thị phần trong mùa đông này nếu Moscow thực hiện lời đe dọa của mình. Công ty Gazprom của Nga đã ngăn dòng chảy từ đường ống dẫn khí Nord Stream 1. Bộ trưởng Năng lượng Bỉ đề xuất giới hạn giá khí đốt bán buôn thay vì ngừng nhập khẩu khí của Nga.
Anh cho biết họ sẽ giới hạn hóa đơn năng lượng tiêu dùng trong thời hạn hai năm. Lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu và dự báo nhu cầu nhiên liệu giảm đã khiến giá dầu giảm mạnh trong phiên trước đó.
Khu vực Thành Đô của Trung Quốc đã mở rộng diện tích phong tỏa đối với phần lớn trong số hơn 21 triệu cư dân của họ để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm cơ bản – mức tăng chưa từng có - và báo hiệu các đợt tăng tiếp theo, ưu tiên cuộc chiến chống lạm phát ngay cả khi nền kinh tế của khối đang có khả năng xảy ra suy thoái vào mùa đông.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương "cam kết mạnh mẽ" trong việc giảm lạm phát và cần phải tiếp tục cho đến khi hoàn thành mục tiêu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm sau bình luận từ chủ tịch Fed củng cố kỳ vọng tăng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách sắp tới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.711,05 USD/ounce, sau khi có lúc đạt mức cao nhất hơn 1 tuần vào lúc phiên giao dịch; vàng kỳ hạn tháng 12/2022 giảm 0,4% xuống 1.720,2 USD/ounce.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities cho biết: “Bình luận của ông Powell hoàn toàn phù hợp với những gì ông nói tại Hội nghị Jackson Hole, ông làm thay đổi dự đoán của thị trường là Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9”. Theo ông: "Có rất nhiều sự hỗ trợ mua mang tính kỹ thuật xung quanh mức 1.700 USD. Tuy nhiên, chúng tôi đang kỳ vọng mức này sẽ phá vỡ trong thời gian tới."
Các quỹ tương lai của Fed hiện đang định giá 85% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách từ ngày 20-21/9. Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không có lợi suất.
Dữ liệu cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường lao động.
Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày hôm qua đã tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức chưa từng có và báo hiệu các đợt tăng tiếp theo, ưu tiên cho cuộc chiến chống lạm phát.
Về các kim loại cơ bản khác, giá bạc giao ngay ổn định ở mức 18,51 USD/ounce, bạch kim tăng 1,5% lên 879,50 USD và palladium tăng 4,7% ở mức 2.139,41 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm và đồng tăng do lo ngại tình trạng nhiều nhà máy ngừng hoạt động bởi giá năng lượng tăng cao và những gián đoạn khác sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trên sàn London, giá nhôm tăng 1,6% lên 2.271 USD/tấn và giá đồng tăng 2,5% lên 7.811 USD/tấn. Giá đồng kỳ hạn trên sàn Comex của Mỹ tăng 2,6% lên 3,52 USD/lb.
Các nhà máy luyện kim ở châu Âu ước tính đã cắt giảm 800.000 đến 900.000 tấn nhôm sản xuất hàng năm kể từ khi giá năng lượng bắt đầu tăng vào năm ngoái.
Tồn trữ đồng tại LME đã giảm 22% trong 4 tuần qua xuống 102.725 tấn, mức thấp nhất trong 5 tháng.
Thị trường kim loại cũng được hỗ trợ sau khi nội các Trung Quốc công bố thêm các bước để thúc đẩy đầu tư.
Trong các kim loại khác giao dịch trên sàn LME, giá kẽm tăng 0,8% lên 3.149 USD/tấn, thiếc tăng 2,2% lên 21.315 USD và niken tăng 0,6% lên 21.705 USD, nhưng chì giảm 0,2% xuống 1.897,50 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore tăng sau khi thành phố Trịnh Châu Trung Quốc cho biết sẽ triển khai các dự án nhà ở bị đình trệ, làm giảm bớt lo ngại về nhu cầu thép suy yếu tại Trung Quốc.
Giá thép tại Thượng Hải cũng tăng, bất chấp lo ngại về việc tăng cường các hạn chế Covid-19 tại nước sản xuất thép và tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên tăng 3,1% lên 706 CNY (101,54 USD/tấn), sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 30/8/2022 (708,5 CNY/tấn).
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 4,1% lên 100,4 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,9%, thép cuộn cán nóng tăng 0,8% và thép không gỉ tăng 1,4%.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì tại Mỹ giảm khi các nhà đầu tư cân nhắc về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu chậm lại. Giá ngô cũng giảm mặc dù ngày càng lo ngại về triển vọng sản lượng của Mỹ sau khi thờ tiết khô hạn kéo dài ở các vùng trồng trọt.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 12/2022 giảm 15-1/4 US cent xuống 8,29 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2022 giảm 2-1/2 US cent xuống 6,68-1/2 USD/bushel, trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2022 tăng 2-1/2 US cent lên 13,86 USD/bushel.
Giá đường thô giảm trong phiên vừa qua do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu, song mức giảm được hạn chế bởi nguồn cung thắt chặt và giá đường trắng tăng mạnh.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE giảm 0,12 US cent tương đương 0,7% xuống 17,93 US cent/lb. Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London tăng 9 USD tương đương 1,6% lên 580,2 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 giảm 1,05 US cent tương đương 0,5% xuống 2,222 USD/lb, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 3 tuần (2,2065 USD/lb); cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 tăng 38 USD tương đương 1,7% lên 2.276 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê nhân xô trên thị trường Việt Nam được bán với giá 47.000-48.200 VND (2-2,05 USD)/kg, giảm so với 48.100-50.200 VND/kg 2 tuần trước đó. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,2 triệu tấn (20 triệu bao/60 kg).
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức trừ lùi 70-80 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 10/2022 và tăng so với mức trừ lùi 60-70 USD/tấn cách đây 2 tuần.
Trong tháng 7/2022, Indonesia xuất khẩu 16.863,58 tấn cà phê robusta, tăng 19,8% so với cùng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng theo xu hướng giá tại Thượng Hải và do tăng trưởng kinh tế nội địa thúc đẩy nhu cầu.
Theo đó, giá cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Osaka tăng 1,4 JPY tương đương 0,7% lên 216,2 JPY (1,5 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 90 CNY lên 12.340 CNY (1.775 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 0,9% lên 130,6 US cent/kg.
Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng hơn so với báo cáo ban đầu trong quý 2/2022, khi việc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19 địa phương thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Sản lượng cao su ở nước xuất khẩu hàng đầu thế giới - Thái Lan - có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo về mưa lớn và lũ lụt trên khắp cả nước, bao gồm cả ở các tỉnh trồng cao su truyền thống phía Nam.
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)