menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG phiên 9/5: Giá dầu, vàng, cà phê cùng tăng

13:03 10/05/2023

Phiên giao dịch vừa qua, giá nhiều mặt hàng kết thúc tăng mặc dù trong phiên có nhiều biến động.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trở lại vào cuối phiên, sau khi giảm hơn 2% lúc đầu phiên khi thị trường đánh giá kế hoạch bổ sung dầu vào kho dự trữ khẩn cấp của Chính phủ Mỹ nhu cầu được dự đoán sẽ tăng lên theo mùa.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 43 US cent hay 0,6% lên 77,44 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 24 US cent hay 0,3% lên 73,39 USD/thùng.
Ông Robert Yawger, người phụ trách các giao dịch năng lượng kỳ hạn thuộc Ngân hàng Mizuho, cho biết kế hoạch bắt đầu mua dầu cho Kho dự trữ chiến lược (SPR) của Chính phủ Mỹ đã giúp bù đắp hoạt động bán chốt lời trong phiên này.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể bắt đầu mua lại dầu cho kho SPR vào cuối năm nay sau khi Tổng thống Joe Biden vào năm ngoái chỉ đạo đợt bán lớn nhất từ kho dự trữ.
Một báo cáo từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (EIA) chỉ ra nhu cầu theo mùa tăng lên và sản lượng giảm đi dự kiến cũng hỗ trợ giá.
"Chúng tôi cho rằng mức tiêu thụ dầu tăng theo mùa và sản lượng dầu thô của OPEC giảm sẽ gây áp lực tăng giá dầu thô trong những tháng tới", Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn.
EIA cũng dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng 5,1% lên 12,53 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhưng giảm sản lượng ước tính của họ trong năm nay và năm tới so với dự báo trước đó, đồng thời cắt giảm ước tính giá dầu Brent và WTI hơn 7% mỗi loại xuống còn 78,65 USD và 73,62 USD/thùng, tương ứng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu trong phiên này bị hạn chế phần nào bởi số liệu cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng Tư, trong khi xuất khẩu tăng chậm lại, cho thấy nhu cầu trong nước yếu. Cả hai loại dầu này đã giảm khoảng 2,5% vào lúc đầu phiên giao dịch khi tăng trong hai ngày trước.
Thị trường cũng đang dõi theo những bình luận của Tổng thống Joe Biden và các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Mỹ về việc nâng trần nợ công, với lo ngại về khả năng xảy ra một đợt vỡ nợ chưa từng có tiền lệ nếu Quốc hội không hành động trong ba tuần nữa.
Chủ tịch Fed New York ông John Williams cho biết lạm phát vẫn quá cao và ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục nâng lãi suất nếu cần, mặc dù ngân hàng trung ương Mỹ đã bỏ gợi ý về sự cần thiết tăng lãi suất trong tương lai.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư của Mỹ dự kiến được công bố trong ngày 10/5 có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất.
Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết lạm phát vẫn còn quá cao và ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất một lần nữa nếu cần thiết, mặc dù ngân hàng trung ương Mỹ đã bỏ hướng dẫn về sự cần thiết của việc tăng lãi suất trong tương lai.
Trong khi những nghi ngại về nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến các thị trường, thì giá dầu vẫn đang được hỗ trợ khi hỏa hoạn đã khiến các nhà sản xuất dầu ở tỉnh Alberta của Canada giảm ít nhất 319.000 thùng dầu tương đương/ngày, tức hơn 3,7% sản lượng của nước này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình bởi tình trạng kinh tế bất ổn trong khi chờ đợi số liệu về lạm phát của Mỹ để có manh mối về lãi suất trong tương lai.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 2.036,56 USD/ounce, vàng giao sau tăng 0,5% lên 2.042,90 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này tăng 0,4% lên 25,66 USD/ounce, trong khi bạch kim tăng 3,1% lên 1.103,25 USD và palladium tăng gần 1% lên 1.569,02 USD.
Thị trường chứng khoán giảm do lo ngại về sự phục hồi nhu cầu nội địa Trung Quốc sau khi số liệu thương mại của nước này suy yếu và sự bế tắc về trần nợ của Mỹ.
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường của Blue Line Futures, Chicago, cho biết: “Đây sẽ là một ngày tránh rủi ro” khi các thị trường chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ vào thứ Tư.
Ông Streible cho biết thêm, CPI nóng hơn dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường đặt cược vào việc tăng lãi suất, nhưng dữ liệu yếu hơn nhiều có thể gây ra "cơn sốt lớn về hàng hóa và thanh lý hơn nữa bằng đồng đô la".
Trong khi vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát, lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng thỏi.
Thống đốc Fed Philip Jefferson cho biết nền kinh tế Mỹ đang chậm lại một cách "có trật tự" cho phép lạm phát giảm ngay cả khi tăng trưởng tiếp tục. Giám đốc Fed New York John Williams cho biết lạm phát vẫn còn quá cao, nhưng tín dụng thắt chặt hơn sẽ làm chậm nền kinh tế, làm giảm tốc độ mà Fed có thể cần phải làm.
Các thị trường đang định giá 82% khả năng Fed giữ nguyên lãi suất vào tháng 6 và 33% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 7.
Tuy nhiên, nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank đã viết trong một lưu ý rằng Fed không có khả năng thực hiện cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi diễn biến trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ sau khi một cuộc khảo sát của Fed được công bố vào thứ Hai cho thấy các ngân hàng đã thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng trong những tháng đầu năm.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng nhẹ nhưng bị áp lực giảm sau khi số liệu từ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại yếu, trong khi tồn kho đang tăng và USD mạnh lên tác động lên tâm lý.
Kết thúc phiên, đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,1% lên 8.593 USD/tấn. Giá kim loại này dùng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế đã giảm 6% kể từ ngày 14/4.
Nhà phân tích Edward Meir của Marex cho biết: “Xu hướng giá yếu đi trong nửa cuối tháng 4 chủ yếu là do lo ngại về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc”.
Nhập khẩu đồng của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 12,5% so với một năm trước vì nhu cầu toàn cầu giảm và thị trường bất động sản của Trung Quốc suy yếu kéo dài.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4, với nhu cầu trong nước yếu hơn cho thấy lĩnh vực này đang mất đà.
Các nhà phân tích của Citi cho biết trong một lưu ý gần đây: "Dữ liệu sản xuất của Trung Quốc không đạt kết quả tốt. Sự phục hồi kinh tế còn chắp vá. Có thể sẽ có nhiều hỗ trợ chính sách hơn nếu tình trạng yếu kém này vẫn tiếp diễn".
Số liệu tài chính xã hội và cho vay từ Trung Quốc trong vài ngày tới sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm manh mối cho triển vọng tăng trưởng và nhu cầu trong tương lai.
Trong khi đó dự trữ đồng của sàn LME tăng 40% lên 71.675 tấn kể từ ngày 18/4. Đồng USD tăng cũng khiến các kim loại định giá bằng đồng bạc xanh này đắt hơn cho người giữ các đồng tiền khác, có thể làm giảm nhu cầu.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm ít thay đổi ở mức 2.318 USD/tấn, kẽm giảm 0,5% xuống 2.674 USD, chì tăng 0,8% lên 2.135 USD, thiếc giảm 0,4% xuống 25.970 USD và niken giảm 4,1% xuống 23.520 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á diễn biến trái chiều. Quặng sắt trên sàn Đại Liên tiếp tục tăng do hy vọng chính sách hỗ trợ bổ sung cho nền kinh tế Trung Quốc nhưng giá trên sàn Singapore chịu áp lực bởi triển vọng đầy thách thức tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) tăng 1,3% lên 714 CNY (103,3 USD)/tấn, trong phiên có lúc giá chạm 727,5 CNY, mức cao nhất kể từ ngày 27/4. Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 6 giảm 3,4% xuống 101,9 USD/tấn, sau khi tăng 7% trong phiên trước đó.
Trong khi đó, giá hép thanh tại Thượng Hải tăng 0,6%, thép cuộn cán nóng tăng 1,1% trong khi thép không gỉ giảm 0,2%.
Giá quặng sắt diễn biến trái chiều giữa 2 sàn phản ánh tâm lý trái chiều của các nhà giao dịch, với một số người đặt cược vào các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc, trong khi những người khác tập trung vào sự phục hồi chắp vá bất chấp việc dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt do COVID.
Số liệu thương mại ảm đạm của Trung Quốc trong tháng 4 đã cho thấy sự phục hồi kinh tế một cách khó khăn, với xuất khẩu tăng ở tốc độ chậm hơn so với tháng 3.
Dữ liệu cũng cho thấy nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc giảm 9,8% trong tháng 4 so với tháng trước đó, nhưng tăng 5,1% so với tháng 4/2022 do khách hàng dự đoán nhu cầu mạnh trong mùa xây dựng cao điểm vào mùa xuân mặc dù thực tế lại khác.
Nhà phân tích Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: "Chúng tôi cho rằng thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục phản ứng với bất kỳ dấu hiệu hỗ trợ chính sách nào. Điều đó sẽ khiến giá quặng sắt biến động trong thời gian ngắn".
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ giảm 1,4%, ngô giảm 2% do tốc độ gieo trồng nhanh chóng trên khắp vùng Midwest đã củng cố một vụ mùa bội thu vào mùa thu này. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 4 giảm xuống 7,26 triệu tấn, thấp hơn 10% so với một năm trước sau khi kiểm tra hải quan chặt chẽ hơn gây chậm trễ. Giá lúa mì mềm đỏ vụ đông giảm 1,6%, với điều kiện tốt để phát triển cây trồng ở miền đông Midwest ảnh hưởng tới giá cả.
Kết thúc phiên, đậu tương kỳ hạn tháng 7 giảm 19-1/2 US cent xuống 14,14-1/4 USD/bushel sau khi giảm dưới mức trung bình trong 10 ngày; ngô giao cùng kỳ hạn giảm 11-3/4 US cent xuống 5,84-3/4 USD/bushel; lúa mì đỏ mềm vụ đông giao tháng 7 giảm 10-1/2 US cent xuống 6,43-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE tăng vào thứ Ba, phục hồi từ mức giảm của tuần trước nhưng vẫn còn cách xa mức đỉnh 11 năm vào cuối tháng 4 do thị trường đã định giá do nguồn cung khan hiếm.
Kết thúc phiên, đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,4% lên 26,19 US cent/lb, trong tuần trước giảm 2,5%; đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 6,6 USD hay 0,9% xuống 709,1 USD/tấn.
Các đại lý không kỳ vọng đường sẽ phá vỡ mức đỉnh 11 năm (27,41 cent) trong thời gian tới, với các tin tức sản lượng giảm tại Ấn Độ và Thái Lan và vụ thu hoạch bắt đầu chậm lại ở Brazil. Họ dự kiến giá giao dịch không cao hơn 26,5 US cent nhưng không giảm dưới 25 US cent vì có những hạn chế đối với lượng đường mà các cảng ở Brazil có thể xuất khẩu.
Dự báo trong 10 ngày tới, thời tiết tại các vùng mía đường của cả nước hầu như khô ráo, thuận lợi cho vụ thu hoạch.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 2,55 US cent hay 1,4% lên 1,865 USD/lb, trong tuần trước giá đã xuống thấp nhất 3,5 tuần do lo ngại nhu cầu; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 6 USD hay 0,2% xuống 2.465 USD/tấn.
Trên thị trường hàng thực, giá arabica các nguồn gốc đều đang giảm và có khả năng sẽ tiếp tục giảm xuống khoảng 1,75 USD trong tuần này nếu ngưỡng kỹ thuật 1,80 tới 1,85 USD bị phá vỡ. Vụ thu hoạch cà phê arabica tại Brazil đã hoàn thành được 20% được hỗ trợ bởi điều kiện thời tiết khô hạn.
Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 716.580 tấn trong 4 tháng đầu năm nay, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản kết thúc chuỗi 4 ngày tăng liên tiếp do số liệu kinh tế của Châu Á gây thất vọng mặc dù giá trên thị trường Thượng Hải vẫn tăng hạn chế đà giảm. Giá cao su tại Thượng Hải tăng lên do tin đồn Trung Quốc tiến hành dự trữ mặt hàng này, nhưng chưa có thông báo chính thức nào xác nhận điều đó.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 1,6 JPY hay 0,8% xuống 212 JPY (1,57 USD)/kg. Trên sàn Thượng Hải, cao su giao tháng 9 tăng 105 CNY lên 12.010 CNY (1.737,53 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange được giao dịch lần cuối ở mức 139,0 US cent/kg, giảm 0,1%.
Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, củng cố các dấu hiệu về nhu cầu nội địa yếu bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID và gây áp lực lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn trước tình trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản bất ngờ giảm trong tháng 3 với tốc độ nhanh nhất trong một năm, trong khi tiền lương thực tế giảm tháng thứ 12 liên tiếp do lạm phát dai dẳng.

Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,29

-0,42

-0,57%

Dầu Brent

USD/thùng

76,99

-0,45

-0,58%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

64.020,00

+660,00

+1,04%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,24

-0,03

-1,28%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

247,95

-0,04

-0,02%

Dầu đốt

US cent/gallon

238,60

-0,42

-0,18%

Dầu khí

USD/tấn

691,75

+16,50

+2,44%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

2.039,30

-3,60

-0,18%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.818,00

+46,00

+0,52%

Bạc New York

USD/ounce

25,84

-0,06

-0,24%

Bạc TOCOM

JPY/g

110,00

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

1.111,49

+2,70

+0,24%

Palađi

USD/ounce

1.567,66

-7,72

-0,49%

Đồng New York

US cent/lb

390,30

+0,15

+0,04%

Đồng LME

USD/tấn

8.591,50

+10,00

+0,12%

Nhôm LME

USD/tấn

2.320,00

+1,50

+0,06%

Kẽm LME

USD/tấn

2.674,00

-12,50

-0,47%

Thiếc LME

USD/tấn

25.995,00

-69,00

-0,26%

Ngô

US cent/bushel

585,75

+1,00

+0,17%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

645,00

+1,50

+0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

338,00

+0,75

+0,22%

Gạo thô

USD/cwt

15,37

-0,01

-0,06%

Đậu tương

US cent/bushel

1.414,50

+0,25

+0,02%

Khô đậu tương

USD/tấn

419,80

+0,80

+0,19%

Dầu đậu tương

US cent/lb

53,06

+0,02

+0,04%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

734,50

-3,60

-0,49%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.999,00

+45,00

+1,52%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

186,50

+2,55

+1,39%

Đường thô

US cent/lb

26,19

+0,10

+0,38%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

247,45

-12,50

-4,81%

Bông

US cent/lb

81,32

+0,33

+0,41%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

344,00

-14,00

-3,91%

Cao su TOCOM

JPY/kg

138,00

-0,20

-0,14%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa